Hội đồng nghiệm thu tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện kỹ thuật trồng một số giống Keo lai mới được công nhận (BV586, BV376, BB055, BV584, BV523, BV434, BV350).

Thực hiện Quyết định số: 560/QĐ /KHLN-KH ngày 18/12/2024 của của Giám đốc Viện về việc Thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ:

Tên dự án: Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện kỹ thuật trồng một số giống Keo lai mới được công nhận (BV586, BV376, BB055, BV584, BV523, BV434, BV350).

Chủ nhiệm: ThS. Ngô Văn Chính

Đơn vị: Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp.

Mục tiêu:

Mục tiêu chung

Phát triển vào sản xuất các giống Keo lai mới được công nhận (BV586, BV376, BB055, BV584, BV523, BV434, BV350) vào sản xuất.

Mục tiêu cụ thể

– Công nhận mở rộng được  Ít nhất 02 giống được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận, có năng suất tương đương hoặc vượt 10% so với các giống đã được công nhận (01 giống/vùng cho vùng Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ).

– Hoàn thiện được 01 hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng cho các giống Keo lai  mới (BV584, BV523, BV434, BV350 cho vùng Bắc Trung Bộ), (BV376, BV586BB055 cho vùng Nam Trung Bộ) đảm bảo năng suất tối thiểu đạt 20m3/ha/năm.

– Sản xuất được 58.000 cây giống để trồng khảo nghiệm giống, thí nghiệm hoàn thiện kỹ thuật trồng rừng và xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm.

Xây dựng được 32ha khảo nghiệm và mô hình, gồm 6ha khảo nghiệm giống, 02 ha thí nghiệm hoàn kỹ thuật trồng rừng và 24 ha mô hình trồng rừng sản xuất thử nghiệm.

– Xây dựng được 02 vườn vật liệu cho 2 vùng  Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ (500 m2/vườn/vùng)

– Tổ chức được 04 lớp tập huấn và chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng tại 4 vùng (1 lớp/vùng, 30 người/lớp); 02 lớp tập huấn kỹ thuật lưu giữ và sử dụng giống gốc, nhân giống bằng nuôi cấy mô cho các đơn vị ở 2 vùng (01 lớp/vùng, cho vùng Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ; 10 người/lớp).

Nội dung của dự án

Nội dung 1: Khảo nghiệm mở rộng các giống Keo lai mới để công nhận giống tại 04 vùng Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.

Nội dung 2: Hoàn thiện kỹ thuật trồng rừng cho các giống Keo lai mới

Nội dung 3: Xây dựng mô hình trồng rừng sản xuất thử nghiệm

Nội dung 4: Tập huấn và chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng; kỹ thuật lưu trữ và sử dụng giống gốc, nhân giống bằng nuôi cấy mô.

Thí nghiệm áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tại Đại Lộc, Quảng Nam (vùng Nam Trung Bộ)

Về hiệu quả của nhiệm vụ:

Đối với lĩnh vực KH&CN có liên quan

Hoàn thiện 01 Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng các giống Keo lai mới (BV584, BV523, BV434, BV 350) cho vùng Bắc Trung Bộ, (BV376, BV586, BV055) tại vùng Nam Trung Bộ đảm bảo năng suất rừng tối thiểu đạt 20m3/ha/năm được hoàn thiện làm cơ sở để áp dụng và sản xuất lâm nghiêp ở các đơn vị, tổ chức, cá nhân.

Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu

Nâng cao năng lực nghiên cứu về xây dựng chiến lược và triển khai các hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực chọn tạo giống cây rừng cho các đơn vị và cán bộ nghiên cứu có tham gia.

Nâng cao năng lực nghiên cứu về xây dựng chiến lược và triển khai các hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực chọn tạo giống cây rừng cho các đơn vị và cán bộ nghiên cứu có tham gia.

Các nhà chọn giống, nhà nghiên cứu có thể sử dụng kết quả này làm cơ sở khoa học trong việc xác định nguồn vật liệu trong chọn giống.

Đối với kinh tế – xã hội và môi trường

Ở Việt nam, diện tích rừng trồng các loài Keo chiếm tới 70% tổng diện tích rừng trồng sản xuất. Hơn nữa, việc xuất khẩu gỗ (gỗ dăm và gỗ tấm) đến từ rừng trồng các loài Keo. Vì thế, việc sản xuất thử nghiệm các giống Keo lai mới phục vụ cho trồng rừng sản xuất có vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả trồng rừng, bảo vệ môi trường sinh thái

Các dòng Keo lai mới được công nhận mở rộng vùng trồng sẽ được bổ sung thêm và làm đa dạng cơ cấu cây trồng rừng sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của nghề rừng cũng tạo thêm công việc làm, cải thiện đời sống cho hộ gia đình, cũng như góp phần tăng diện tích rừng trồng và đảm bảo an toàn sinh học.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]