Vườn giống tràm (Melaleuca)

Nguyễn Thị Hải Hồng

Phân Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Nam bộ

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có diện tích đất ngập phèn lớn nhất ở n­ớc ta (1,6 triệu ha). Các loài cây truyền thống lâu nay của vùng này là Tràm (Melaleuca cajuputi) và Đ­ớc (Rhizophora apiculataRh. mucronata). Trong đó, cây Tràm là cây phổ biến hơn trồng cho cả vùng. Loài Tràm M. cajuputi của ta th­ờng sinh tr­ởng chậm, trong điều kiện tự nhiên những cây to nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long chỉ cao 15m với đ­ờng kính không quá 30cm (U Minh) và chủ yếu là để lấy gỗ làm cọc cừ và làm củi.

Từ năm 1993, một số các dự án đã đ­ợc tiến hành nh­ khảo nghiệm cho một loài Tràm M. leucadendra (nhờ sự giúp đỡ về nguồn hạt của CSIRO, úc), dự án Tứ giác Long Xuyên đã khảo nghiệm thêm một số loài mới, và dự án ACIAR 9115 (phần thực hiện ở Việt Nam là “Xây dựng các khảo nghiệm loài/xuất xứ của MelaleucaAsterommyrtus để sản xuất gỗ và/hoặc tinh dầu ở đồng bằng sông Cửu Long”), một bộ giống khá hoàn chỉnh của các loài Tràm đã đ­ợc khảo nghiệm tại Cà Mau và Long An do Phân viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ phối hợp với các nhà khoa học của CSIRO tiến hành. Đến nay, kết quả khảo nghiệm cho thấy một số giống Tràm mới thực sự có năng suất rất cao trong các điều kiện đất phèn khác nhau và có thể đ­a vào gây trồng trên diện tích rộng.

Do vậy, việc xây dựng v­ờn giống Tràm là hết sức cần thiết nhằm sản xuất hạt giống chất l­ợng tốt, đảm bảo những đặc tính di truyền từ những dòng đã đ­ợc tuyển chọn, đáp ứng kịp thời nhu cầu về giống phục vụ trồng rừng, đồng thời là cơ sở để tiếp tục các nghiên cứu về lai tạo và cải thiện giống sau này.

1. Đặc tính ra hoa kết quả

Cây Tràm trồng từ cây ghép thì vào năm thứ hai đã ra hoa đồng loạt và đến năm thứ 3 là có thể thu hái hạt giống. Trong khi đó, cây Tràm trồng từ hạt thì vào khoảng 4 năm tuổi mới ra hoa kết quả đồng loạt.

Cây Tràm ra hoa ở phía ngoài của tán cây và ở các cành mới phát triển. Quá trình ra hoa kết quả diễn ra quanh năm nh­ng thời điểm ra hoa rộ trong năm thì khác nhau tùy theo từng loài. Quả có thể tồn tại trên cành một vài năm và hạt không bị rơi ra ngoài trừ khi cây bị khô, gãy hoặc bị cháy.

Hoa Tràm l­ỡng tính, thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng và lúc hoa đọng mật là thời điểm thụ phấn tốt nhất.

Biểu đồ 1&2 : Quá trình ra hoa kết quả của 3 loài Tràm tại Thạnh Hoá, Long An.

2. Chọn vị trí v­ờn giống

V­ờn giống đ­ợc chọn ở những nơi có điều kiện t­ơng đối điển hình cho cả vùng, thiết lập trên những khu đất có dạng hình vuông hay chữ nhật, bằng phẳng, thuận lợi cho việc quản lý, có thể hạn chế đ­ợc những rủi ro về thời tiết hay sâu bệnh hại và nên cách xa những khu rừng xung quanh có cùng loài cây với v­ờn giống để hạn chế nguồn phấn hoa ngoài mong muốn. Trong tr­ờng hợp các khu rừng xung quanh v­ờn giống có loài cây cùng loài thì phải trồng những hàng cây bảo vệ bằng một loài cây khác nh­ Bạch đàn.

Diện tích v­ờn giống đ­ợc quyết định dựa vào kế hoạch trồng rừng, nhu cầu về số l­ợng hạt giống và năng suất của v­ờn giống trên một đơn vị diện tích.

3. Thiết kế

Khoảng cách giữa các cây trong v­ờn giống đ­ợc bố trí xa nhau với mục đích tạo điều kiện cho cành và tán phát triển rộng ra để cây có thể sản xuất l­ợng hạt tối đa. Tuy nhiên, tùy theo sự tăng tr­ởng của cành và tán cây mà phải có sự điều chỉnh khoảng cách giữa các cây cho phù hợp và đó cũng là công việc tỉa th­a.

Bảng 1 : Số l­ợng và khoảng cách cây giống tại v­ờn giống ở trạm Thạnh Hóa, Long An.

Trồng Sau khi tỉa th­a lần 1 Sau khi tỉa th­a lần 2
Số cây/ha Khoảng cách

(m)

Số cây/ha Khoảng cách

(m)

Số cây/ha Khoảng cách

(m)

2.668 1,73 x 1,73 1.008 2,73 x 2,73 544 3,9 x 3,9

Số l­ợng dòng lý t­ởng cho mỗi loài ít nhất là 25 dòng.

Cách bố trí cây giống của mỗi dòng sao cho làm tăng khả năng giao phấn giữa các dòng khác biệt và hạn chế tối đa sự thụ phấn cùng dòng và điều kiện này cũng phải đ­ợc duy trì nh­ vậy ngay cả sau khi tỉa th­a.

4. Tạo vật liệu trồng

Để có cây giống tốt, cần phải chọn cây mẹ tốt để có chồi cây có chất l­ợng cao. Cây mẹ đ­ợc chọn tùy theo mục tiêu nhân giống.

Ví dụ trong tr­ờng hợp muốn chọn cây sinh tr­ởng nhanh, thân thẳng phù hợp với mục tiêu làm cừ thì tiêu chuẩn chọn cây mẹ nh­ sau :

– Thân thẳng

– Chiều cao d­ới tán cao

– Đ­ờng kính lớn

– Chiều cao cây cao

– Cây sai quả.

Ph­ơng pháp nhân giống : áp dụng ph­ơng pháp ghép nêm để tạo cây ghép làm cây giống.

5. Thiết lập

– Chuẩn bị tr­ớc khi trồng : phát dọn đất trồng, đào m­ơng lên líp vừa có tác dụng làm tơi đất vừa rửa phèn, treo bảng ghi loài và mã số dòng trên từng cây giống và cắm các bảng ghi nh­ vậy tại vị trí trồng theo sơ đồ.

– Trồng: cây đ­ợc trồng vào thời điểm sau lũ khi mực n­ớc xấp xỉ bề mặt líp, và đ­ợc trồng vào hố (kích th­ớc 50 x 50 x 50 cm) có bón lót phân.

– Chăm sóc sau khi trồng :

+ Trong thời gian đầu cây giống đ­ợc tạo bằng ph­ơng pháp ghép rất dễ bị gió mạnh làm gãy đặc biệt là tại mối ghép. Vì vậy, cây con phải đ­ợc chống đỡ bằng cọc.

+ Cắt bỏ các chồi non phát triển từ gốc ghép.

+ Mã số từng cây giống phải đ­ợc kiểm tra đối chiếu với sơ đồ.

+ Trồng dặm lại những cây bị chết.

– Lập hồ sơ ghi chép cây giống để theo dõi quá trình tăng tr­ởng của cây, số l­ợng hạt giống thu hái đ­ợc và các công việc chăm sóc.

6. Quản lý

Để chủ động trong công tác chăm sóc và quản lý v­ờn giống, lịch làm việc tại v­ờn giống phải đ­ợc thiết lập dựa trên điều kiện thực tế tại v­ờn giống và môi tr­ờng xung quanh nh­ đất đai, l­ợng m­a, gió, thời điểm xuất hiện các loài sâu bệnh hại, …. Lịch mô tả cụ thể nội dung các công việc làm đất, trồng, làm cỏ, bón phân, phòng trừ sâu bệnh hại, tỉa th­a, thu hái, … và thời gian thích hợp để thực hiện các công việc đó.

Bảng 2 : Lịch làm việc tại v­ờn giống Tràm tại Thạnh Hoá, Long An.

7. Thu hái hạt giống

ởvùng đồng bằng sông Cửu Long, cây Tràm ra hoa kết quả quanh năm nh­ng tập trung thu hái vào tháng 3—4 là tốt nhất khi vỏ quả chuyển sang màu mốc xám. Cách kiểm tra độ chín của hạt là cắt trái ra, nhìn lớp màng đã chuyển sang màu xậm, hơi cứng và hạt đã chuyển hẳn sang màu cánh dán tức là hạt đã chín và có thể thu hái đ­ợc.

Cách thu hái tốt nhất là dùng tay vuốt quả hay có thể dùng dao hoặc kéo cắt cành chuyên dùng cắt những cành mang quả đã chín. Sau đó, tách hạt bằng cách đem phơi d­ới ánh nắng khoảng 2 ngày, quả khô tự nứt và hạt sẽ rơi ra ngoài. Chú ý không phơi hạt ở những nơi có gió mạnh vì hạt Tràm rất nhỏ và rất dễ bay.

Sau khi hạt Tràm đ­ợc tách ra, dùng rây có kích th­ớc lỗ phù hợp (khoảng 0.4mm) để loại một số tạp chất ra ngoài.

Hạt sau khi thu hái phải đ­ợc phơi khô, cho vào túi nhựa bịt kín và để nơi khô ráo, thoáng mát, cách này chỉ áp dụng dụng trong tr­ờng hợp cất trữ hạt trong thời gian ngắn (trong vòng vài tháng). Tuy nhiên, để cất trữ hạt trong thời gian dài hơn thì hạt nên đ­ợc làm khô bằng silical gel (ẩm độ của hạt còn 3—5%) và trữ lạnh ở nhiệt độ 3—50C. Với điều kiện này thời gian có thể trữ hạt là trên 3 năm.

8. Thử nghiệm khả năng nảy mầm của hạt

Theo định kỳ, chúng ta nên kiểm tra khả năng nảy mầm của lô hạt, nhất là tr­ớc khi gieo để biết đ­ợc khả năng cung cấp cây con của lô hạt hiện có.

Cách thử nghiệm nảy mầm đối với hạt Tràm là cân 0,01gram hạt, rải đều trên đĩa petri có lót giấy thấm ­ớt và đếm số l­ợng hạt nảy mầm trong vòng 20 ngày. Từ số l­ợng hạt có khả năng nảy mầm/0,01gram hạt trong phòng thí nghiệm có thể cho biết khả năng sản xuất cây con của lô hạt và giúp xác định số l­ợng hạt giống cần thiết. Thông th­ờng số l­ợng hạt giống cần cho v­ờn ­ơm phải gấp đôi so với số l­ợng đ­ợc xác định trong phòng thí nghiệm.

Biểu đồ 3&4 : Một số yếu tố ảnh h­ởng đến sự nảy mầm của hạt.

Chú thích :

Biểu đồ 3: – 7V05, 7A05 : M. cajuputi (xuất xứ An Giang-Việt Nam và Kuru–Papua New Guinea).

– 1208, 1201: M. leucadendra (xuất xứ Kuru–Papua New Guinea và Weipa Qlld– Australia).

– 1704 : M. viridiflora (xuất xứ Cambridge – Western Australia)

Biểu đồ 4 : 20/30 và 15/35oC với thời gian t­ơng ứng 8/16giờ trong ngày.

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Nguyên Bản

Nghề lâm sinh, năm 2000, NXB Giáo dục.

2. Nguyễn Văn Hiển, Chủ biên

Chọn giống cây trồng, năm 2000, NXB Giáo dục.

3. Lê Đình Khả, Chủ biên

Kết quả nghiên cứu khoa học về chọn giống cây rừng (tập 2), NXB Nông nghiệp, năm 1997.

4. Nguyễn Hoàng Nghĩa

Nhân giống vô tính và trồng rừng dòng vô tính, NXB Nông nghiệp, năm 2001.

5. ROY FAULKNER

Seed Orchards (A joint production by specialist members of the International Union of Forest Research Organization’s Working Party on Seed Orchards (S2.03.3)), in 1975, London: Her Majesty’s Stationery Office.

6. IAN NAPIER and MARCUS ROBBINS

Forest Seed and Nursery Practice in Nepal, in 1989, Nepal-UK Forestry Research Project.

7. D. B. MACKAY, F. ADER, A. G. GORDON and C. HUTIN

Seed Science and Technology (Volume 7 Number 1 1979), International Seed Testing Association.

8. KIRSTEN THOMSEN

Handling of Desiccation and temperature sensitive tree seeds, Technical note No. 56, DFSC Technical Note 57 – Septemper 2000, Danida Forest Seed Centre.

9. T. D. HONG and R. H. ELLIS

A protocol to determine seed storage behaviour, in 1996, International Plant Genetic Resources Institute Technical Bulletin No. 1.

10. T.D. HONG, S. LININGTON and R.H. ELLIS

Compendium of Information on Seed Storage Behaviour, in 1996, International

Plant Genetic Resources Institute.

SUMMARY

The establishment of Melaleuca seed orchard is utterly necessary aimed at production of good quality seed ensuring the genetic characteristics inherited from selected clones, timely serving the seed demand for forest planting and at the same time providing a base for continued research on breeding and tree improvement later on.

In this part there presented techniques for Melaleuca seed orchard establishment and management on acid sulphate solid from establishment step to seed collection based on experiences from seed orchard establishment in Thanh Hoa, Long An province together with some experimental results of flowering and fruiting observation, Melaleuca seed storage, serving effective management of seed orchard management.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]