Trồng thử nghiệm thâm canh các loài tre nhập nội lấy măng

Trồng tre để lấy măng ở nhiều nơi trên thế giới đã có từ lâu. Những nước có diện tích trồng tre lớn là Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan, một số nước khác như Nhật Bản, Úc, Việt Nam,… có diện tích và quy mô nhỏ hơn.

Trung Quốc có trên 50 loài tre trúc cho măng ăn được, nhưng thông dụng nhất khoảng chục loài chính như Phyllostachys edulis, P. praecox, P. vivax, P. iridescens, Dendrocalamus latiflorus, D. oldhamii, D. giganteus, D. beecheynus var. pubescens,… Diện tích tre chuyên măng khoảng 100.000 ha với năng suất trung bình khoảng 10-20 tấn/ha.năm, tối đa có thể tới 30-35 tấn/ha và khoảng 3 triệu ha rừng tre để khai thác cả măng và thân. Họ có khoảng 700 nhà máy chế biến măng hộp, hàng năm sản xuất được trên 250.000 tấn sản phẩm với tổng giá trị trên 875 triệu ND Tệ (Fu Maoyi, 2000).

Thái Lan chủ yếu trồng D. asper. Năm 1994 có đến 67 trên 76 tỉnh của nước này trồng được hơn 55.000ha. Sản phẩm chính là măng hộp xuất khẩu (Victor Cusack, 1997; Rungnapar Pattanavibool, 2000).Đài Loan có 4459 ha Lục trúc và44.906 haQuế trúc (Anh Tùng, 1999).

Việt Nam có khoảng 10 loài tre bản địa cho măng ngon như Luồng (Dendrocalamus membranaceus), Lồ ô (Bambusa procera), Mai ống (Dendrocalamus giganteus), Là ngà (Bambusa blumeana),Vầu đắng (Indosasa amabilis),Tre gầy(Dendrocalamus sp.),… nhưng chưa có một diện tích trồng tập trung lớn để chuyên sản xuất măng (Đỗ Văn Bản, 2004).

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]