Tiềm năng phát triển giống bạch đàn lai nhân tạo cho trồng rừng kinh tế

Nguyễn Việt Cường

Trung tâm Nghiên cứu Sinh học Lâm nghiệp

Mở đầu

Bạch đàn là nhóm loài cây có nhiều ưu điểm, sinh trưởng nhanh, luân kỳ khai thác ngắn (7-10 năm) có khả năng thích nghi với nhiều điều kiện khí hậu, đất đai, lại cho năng suất tương đối cao (18-20m3/ha/năm). Cho đến nay bạch đàn vẫn là một trong nhữngnhóm cây trồng chủ yếu trong các chương trình trồng rừng ở nước ta.

Lai giống cho 3 loài bạch đàn ở nước ta, Bạch đàn urô (Eucalyptus urophylla), Bạch đàn trắng caman (E.camaldulensis) và Bạch đàn liễu (E. exserta) được thực hiện từ năm 1994 đến năm 2000 đã thu được hơn 60 tổ hợp lai nhân tạo đầu tiên (thuộc đề tài “Bước đầu nghiên cứu lai giống cho một số loài bạch đàn” do GS.TS Lê Đình Khả làm chủ nhiệm đề tài, KS Nguyễn Việt Cường là cộng tác viên chính trực tiếp thực hiện đề tài). Qua khảo nghiệm cũng đã chọn lọc được 31 cây trội thuộc 8 tổ hợp lai (U29E1, U29E2, U29C3, U29C4, U29U24, U29U26, U15C4, U30E5).

Từ năm 2001-2010, đề tài ” Nghiên cứu lai giống một số loài bạch đàn, tràm, keo, thông” do TS.Nguyễn Việt Cường làm chủ nhiệm đề tài, đã tiếp tục lai tạo hàng chục dòng lai mới cho năng suất cao (25-40m3/ha/năm) giữa Bạch đàn urô với Bạch đàn pellita, Bạch đàn tere, Bạch đàn grandis, Bạch đàn saligna, Bạch đàn microcorys, và nhân giống 27 cây trội thuộc 8 tổ hợp lai (U29E1, U29E2, U29C3, U29C4, U29U24, U29U26, U15C4, U30E5) để phục vụ khảo nghiệm trên các vùng sinh thái trong cả nước.

Bài báo này giới thiệu kết quả khảo nghiệm các dòng bạch đàn lai nhân tạo ở một số vùng sinh thái chính ở nước ta.

(Kỷ yếu Hội nghị Khoa học công nghệ lâm nghiệp khu vực phía Bắc trang 54-64)

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]