Giới thiệu
Chương trình 661 thực hiện trồng mới 5 triệu héc ta rừng, trong đó trồng mới 2 triệu ha rừng đặc dụng và rừng phòng hộ thông qua trồng rừng mới và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh.
Dự án RENFODA được thiết kế nhằm thúc đẩy nỗ lực nâng cao độ che phủ rừng toàn quốc thông qua Chương trình 661 bằng việc xây dựng các kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng tự nhiên.
Mục đích Dự án
Nhằm phục hồi rừng tự nhiên, tập hợp các biện pháp phù hợp về kỹ thuật và chi phí sẽ được xây dựng để các lâm trường, ban quản lý rừng phòng hộ và các khuyến nông khuyến lâm viên có thể áp dụng.
Địa điểm thực hiện Dự án
Vùng phòng hộ đầu nguồn thuộc lưu vực hồ thủy điện Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình.
Thời gian thực hiện Dự án
Từ 1 tháng 10 năm 2003 tới 30 tháng 9 năm 2008
Mục tiêu tổng thể của Dự án
Các tập hợp công nghệ kỹ thuật phục hồi rừng tự nhiên do Dự án phát triển sẽ được các nhà hoạch định chính sách và những người sử dụng cuối cùng áp dụng.
Các kết quả mong đợi
1. Biên soạn và hệ thống hóa các thông tin về công nghệ, kết quả từ các dự án khác, các cẩm nang hướng dẫn kỹ thuật và các kinh nghiệm có giá trị liên quan đến tái sinh tự nhiên, các biện pháp bảo vệ đất, canh tác nương rẫy, các chính sách lâm nghiệp, và sự tham gia của người dân ở vùng phòng hộ đầu nguồn.
2.Phát triển các kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng tự nhiên, sản xuất cây con các loài cây bản địa và quản lý đất trồng có thể áp dụng trên thực địa thông qua nghiên cứu và các thử nghiệm tại nông lâm trại.
3. Xây dựng và thực hiện hệ thống theo dõi và đánh giá việc thực hiện toàn bộ dự án cũng như các hoạt động nghiên cứu và thử nghiệm cụ thể.
Tin mới nhất
- Hội thảo khởi động phi dự án “Tăng cường năng lực giám định gỗ hướng tới xây dựng và vận hành hiệu quả Trung tâm giám định gỗ ở Việt Nam (V-WISC)”
- Hội thảo tổng kết dự án “Mở rộng hệ thống truy xuất thông minh nguồn gốc gỗ hợp pháp (iTwood) cho gỗ rừng trồng hộ gia đình để hỗ trợ triển khai Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp VNTLAS”
- Hội thảo khởi động dự án “Cải thiện giống Thông caribê (Pinus caribaea Morelet) để phục vụ trồng rừng trên đất thoái hóa vùng núi phía Bắc Việt Nam”
- Lễ ký Biên bản ghi nhớ giữa AFoCO và Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ
- Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và đánh giá nhu cầu xây dựng năng lực thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng ở Việt Nam