Thị trường thế giới về gỗ dăm

Vũ Long

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Gỗ dăm (gỗ mảnh) là nguyên liệu của ngành công nghiệp bột giấy và ván nhân tạo. Gỗ dăm được sản xuất từ gỗ rừng tự nhiên và gỗ rừng trồng. Tiêu thụ gỗ dăm từ rừng trồng trên thế giới ngày càng tăng. Thông tin về thị trường gỗ dăm sẽ giúp chúng ta xác định đúng đắn phương hướng phát triển trồng rừng thương mại, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu của nước ta.

1. Thị trường thế giới

1.2.Nhu cầu gỗ công nghiệp

Nhu cầu gỗ công nghiệp là gỗ chế biến sơ cấp được tiêu thụ cho công nghiệp, như bột giấy và giấy, gỗ xẻ, gỗ dán, ván nhân tạo, cũng như gỗ tròn dùng trong xây dựng và nông nghiệp, không bao gồm gỗ củi. Tổng tiêu thụ gỗ công nghiệp của thế giới là1,8 tỉ m3 năm 2000, bao gồm: ván nhân tạo: 19%, gỗ xẻ: 28%, gỗ giấy: 53%.

Hình 1.

1: Gỗ giấy

2:Gỗ xẻ

3: Ván nhân tạo

Công nghiệp bột và giấy là ngành công nghiệp sử dụng nhiều gỗ nhất. Sự phát triển của ngành công nghiệp này có ảnh hưởng quan trọng đến nhu cầu về gỗ của toàn thế giới. Ngày nay người ta đã tăng cường sử dụng giấy phế thải, mặc dầu vậy, nhìn chung nhu cầu gỗ giấy vẫn sẽ tăng nhanh. Việc phát triển các loại giấy đòi hỏi loại sợi gỗ có chất lượng cao. Gỗ rừng trồng, đặc biệt là gỗ cứng, là nguồn cung cấp chính loại sợi gỗ này. Công nghiệp gỗ xẻ tăng ở mức vừa phải, nhu cầu gỗ nguyên liệu tăng khoảng 0,5 đến 1% một năm, trong vòng 20 năm tới. Tuy nhiên có thay đổi quan trọng về nguồn nguyên liệu của ngành công nghiệp này: theo truyền thống, thì sử dụng gỗ rừng tự nhiên, nay sẽ chuyển sang sử dụng gỗ rừng trồng nhiều hơn.

Công nghịệp ván nhân tạo tăng nhanh, chủ yếu là công nghiệp MDF, ván dăm. Công nghiệp này đòi hỏi gỗ dăm có giá thành thấp và gỗ phế liệu của ngành cưa xẻ gỗ là nguồn nguyên liệu chính, có như vậy mới cạnh tranh quốc tế được. Tuy nhiên, ngành công nghiệp ván nhân tạo vẫn tiếp tục được mở rộng, do đó nhu cầu gỗ nguyên liệu sẽ trở nên rất quan trọng.

1.2 Nhu cầu thế giới về gỗ dăm từ rừng trồng

Nhu cầu thế giới về gỗ dăm tiếp tục tăng. Mặc dù đã đạt được những thành tựu về công nghệ tin học và truyền thông hiện đại, nhưng tiêu thụ giấy của thế giới vẫn tăng mạnh, ít nhất trong vòng 50 năm nữa. Nhu cầu tăng, nhưng khả năng đáp ứng gỗ dăm từ rừng tự nhiên bị giảm, phải thay thế bằng rừng trồng. Tình hình này tạo ra cơ hội cho các nước có thị trường gỗ và sản phẩm gỗ rừng trồng. Ví dụ, hiện nay úccó 400.000 ha rừng trồng bạch đàn để sản xuất gỗ dăm xuất khẩu cho công nghiệp bột và giấy của Nhật Bản. Những nhà sản xuất có chi phí cạnh tranh sẽ có khả năng thâm nhập thị trường Nhật Bản để thay thế nguồn gỗ dăm từ rừng tự nhiên.

Ngày nay, gỗ rừng trồng chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng nguồn nguyên liệu gỗ sợi của toàn thế giới, nhưng sẽ ngày càng trở nên quan trọng. Tổng nhu cầu gỗ rừng trồng có khả năng tăng từ 150 triệu m3 hiện nay, lên khoảng 200 triệu m3 vào năm 2005, và 275 triệu m3 năm 2015. Gỗ rừng trồng sẽ được ưa chuộng hơn gỗ rừng tự nhiên trong tương lai gần và sau này cũng vậy.

Gỗ công nghiệp sản xuất từ rừng trồng toàn cầu, 1992- 2015

Hình 2.

250

200

150

100

50

0 1992 2005 2015

Hardwood pulpwood

Softwood pulpwood

Hardwood logs

Softwood logs

Công nghiệp bột giấy sẽ là ngành sử dụng chính gỗ rừng trồng, nhưng các ngành công nghiệp gỗ xẻ, ván nhân tạo cũng sẽ sử dụng nguồn nguyên liệu này rất nhiều.

2. Thị trường gỗ của châu á

Châu ásẽ là vùng thiếu gỗ và sản phẩm công nghiệp rừng nhất trên thế giới, ngay cả khi phát triển được rừng trồng và nới lỏng trở ngại về cung cấp gỗ. Sự tăng trưởng nhanh của các thị trường Châu á, sự mở rộng công nghiệp chế biến gỗ tại chỗ sẽ tiếp diễn trong mười năm tới, bất chấp khó khăn hiện nay. Tuy nhiên, khoảng cách giữa cung và cầu có tăng lên cũng chỉ là khiêm tốn, vì tăng trưởng nhập khẩu sản phẩm công nghiệp rừng thấp hơn gỗ nguyên liệu. Đến năm 2010, dự đoán cầu về gỗ vượt cung đến 55 triệu m3 một năm.

Nước thiếu gỗ nhất ở châu álà Nhật Bản, sẽ phải tiếp tục nhập khẩu gỗ, đặc biệt là bột giấy và gỗ dăm. Khối lượng gỗ khai thác ở Nhật tiếp tục suy giảm như vài thập kỷ qua. Vào cuối những năm 1960, sản lượng khai thác đã vượt 50 triệu m3/năm và đã giảm dần cho đến ngày nay chỉ còn 22 triệu m3 một năm, do giá nhân công trong nước cao khiến giá thành gỗ cao, không cạnh tranh được với gỗ nhập khẩu.

2.1 Thị trường bột và giấy

Ngoại trừ Trung Quốc và Nhật Bản sẽ phải tiếp tục nhập khẩu bột giấy, các nước châu ácòn lại đều tự cân đối được. Nhật Bản cần nhập khẩu một khối lượng lớn gỗ dăm cho ngành sản xuất bột giấy trong nước.

Bảng cân đối buôn bán bột giấy Châu á- Thái bình dương

Hình.3

Imports Exoprts

-6000 -5000 -4000 -3000 -2000 -1000 0 1000

-1000 tonnes-

2015

2005

Oceania

Other Asia

China

Japan

Thị trường bột giấy của vùng hiện nay là 3,2 triệu tấn/năm, và gần đây tăng thêm 450.000 tấn do nhà máy Tanjung ở phía Nam Sumatra thuộc Inđonexia. Có rất nhiều dự án được xây dựng ở châu á, có khả năng tăng lên đến 11 triệu tấn. Song điều quan trọng là phần lớn những dự án này là không chắc chắn do thiếu hụt tài chính và một vài trường hợp do thiếu nguồn nguyên liệu. Một vài dự án bột giấy lớn được hoạch định là các dự án bột và giấy Borneo ở Sarawark- Indonexia, Malaixia, mở rộng giây chuyền bột giấy của Thái Lan, dự án Zhanjiang ở nam Trung Quốc. Gỗ là bộ phận chi phí lớn nhất của giá thành bột giấy trong tương lai. ởchâu ácó một số nhà máy có tầm cỡ thế giới. Các nhà sản xuất Indonexia là những người sản xuất bột giấy lớn nhất trong vùng, nhờ bảo đảm về nguyên liệu và có chi phí sản xuất thấp nhất trong vùng.

Cung và cầu về thị trường bột giấy (BHKP) vùng châu á- TBD, 1980-2010

Hình 5.

1000t/a

18000

16000

14000

12000

10000

8000

6000

4000

2000

0 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2010

Planned

Decided projects

Capacity

Production

Consumption

Chi phí gỗ nguyên liệu ở Indonexia sẽ tăng lên do nguồn gỗ tự nhiên cạn kiệt, phải chuyển sang gỗ rừng trồng đắt hơn hoặc phải nhập khẩu gỗ dăm, đó là cơ hội cho các nhà máy bột giấy của Việt Nam (có quy mô thế giới) cạnh tranh.

2.2 Thị trường gỗ dăm (gỗ cứng)

Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan chiếm 98% thị phần buôn bán gỗ dăm (gỗ cứng) ở vùng châu á- Thái bình dương.

* Nhật Bản đã nhanh chóng chuyển hướng sang chính sách đa dạng các nhà cung cấp gỗ dăm trong giai đoạn 1985-2000. Tỷ trọng thị phần của úctrong thị trường dăm gỗ Nhật Bản đã sụt giảm thảm hại. Hình 6 cho thấy sự tăng trưởng nhu cầu gỗ dăm của Nhật và thị phần của các nước nhập khẩu từ 1982-2000.

Buôn bán gỗ dăm(gỗ cứng) cho Nhật Bản (m3)

Hình trên chỉ ra rằng trong 2 năm gần đây úcđã bắt đầu tăng được thị phần, trong khi đó Mỹ đã bị giảm thị phần do có giá bán cao. Điều này cũng chứng tỏ rằng các công ty Nhật Bản muốn mua dăm gỗ nhiều hơn từ các nguồn khác nhau ( 16 nước xuất khẩu gỗ dăm vào Nhật năm 2000). Dự báo tổng mức tiêu thụ giấy của Nhật Bản tăng lên từ 30,3 triệu tấn năm 1999 lên 38,3 triệu tấn vào năm 2010. Gỗ dăm nhập khẩu là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất bột giấy và nhu cầu nhập khẩu bột giấy cũng sẽ tăng. Sự thiếu hụt bột gỗ cứng được chỉ ra trong bảng sau đây:

Các nhà sản xuất bột và giấy Nhật Bản đã ưu tiên cho dăm gỗ cứng từ rừng trồng vì có chất lượng cao và không nhạy cảm với vấn đề môi trường như dăm gỗ rừng tự nhiên.

Bảng so sánh giá nhập khẩu gỗ dăm (cứng) vào thị trường Nhật, tính theo giá

*Trung Quốc. Cầu về bột gỗ sẽ tăng mạnh vì sự tăng trưởng nhu cầu nói chung và xu hướng thay thế gỗ bằng ván sợi.Tuy nhiên, một phần lớn sự tăng trưởng này phải dựa vào nhập khẩu trực tiếp bột giấy và phần còn lại dựa vào rừng trồng trong nước. Trung Quốc vẫn kỳ vọng trở thành nhà xuất khẩu dăm gỗ.

*Hàn Quốc. Tương tự như Nhật Bản, sản xuất bột giấy ở Hàn Quốc không có chi phí cạnh tranh với quốc tế vì giá gỗ cũng như các chi phí khác đều cao. Chính vì lý do này hiện nay không khí đầu tư vào sản xuất bột giấy và mở rộng trong tương lai là không thuận lợi. Nhập khẩu gỗ dăm của Hàn Quốc sẽ không tăng nữa. Mặc dầu phụ thuộc vào nguồn sợi gỗ nhập khẩu, nhưng sản lượng sản xuất ván MDF vẫn tăng. Nhu cầu bột gỗ mềm tăng do mở rộng công nghiệp ván dăm, do đó sự thiếu hụt bột gỗ mền cũng tăng, và làm bùng lên việc nhập khẩu.

*Đài Loan. Trong tương lai việc gia tăng sản lượng bột giấy của Đài Loan là không thuận lợi do sự hạn chế về môi trường, bất kỳ sự mở rộng nào cũng kém hấp dẫn. Trong thập kỷ sau nhu cầu bột gỗ cứng không có hy vọng tăng nhiều, do đó việc nhập khẩu gỗ dăm vẫn tiếp tục để cung cấp cho nhu cầu khổng lồ về gỗ bột giấy của Đài Loan.

*Indonexia. Sản lượng sản xuất bột giấy tiếp tục tăng, mặc dầu đã chậm lại trong những năm 1990 và giá trị của việc sử dụng hỗn hợp bột gỗ cứng rừng nhiệt đới sẽ giảm dần. Sự cần thiết nhập khẩu của In-đô-nê-xia sẽ phụ thuộc vào tính hiệu quả của chương trình trồng rừng keo, nếu đáp ứng nhu cầu. Sự thiếu hụt cũng xảy ra như trong vùng và sẽ phải nhập khẩu bột gỗ. Đó là nguyên nhân làm cho chi phí sản xuất bột của họ tăng, làm giảm tính cạnh tranh về chi phí hiện nay trong xuất khẩu./.

Tài liệu tham khảo

Nghiên cứu về tiềm năng phát triển trồng rừng ở Việt Nam, 11/2001. Công ty tư vấn Jaakko Poyry- Phần Lan

Summary: Woodchips is main raw material of paper and composite board industries. Paper and composite board consumption in the world is ever increasing therefore demand for wood-chips increases quickly. Wood-chips from forest plantation wood (hardwood) will gradually replace wood-chips from natural forest. In Asia, Japan is the greatest importer of wood-chips with a tendency of diversified import sources. Those countries that are capable of forest plantation development and have competitive production cost will be granted an opportunity to enter this market. China also constitutes a large market. Vietnam finds it an opportunity for competition in this field.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]