Tăng cường quyền sử dụng rừng để phát triển bền vững sinh kế và tạo nguồn thu nhập

Quyền sử dụng rừng bền vững và an toàn cho các cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng ở Việt Nam là một trong số những điều kiện cần thiết giúp cải thiện thu nhập và phát triển bền vững sinh kế. Do quyền sử dụng yếu và có tranh chấp thường dẫn đến xung đột, vì vậy cần thiết phải tăng cường các hệ thống quyền sử dụng rừng ở nông thôn nếu muốn các cộng đồng phụ thuộc vào rừng được hưởng lợi từ rừng và các hoạt động lâm nghiệp.

Để giải quyết vấn đề này, FAO đã xây dựng bộ hướng dẫn tự nguyện, ‘Hướng dẫn tự nguyện về Quản trị nhà nước đối với sở hữu đất đai, ngư nghiệp và rừng’, nhằm tăng cường quản trị quyền sử dụng đất, tài nguyên thủy sản và rừng. Mục tiêu chính của Bộ hướng dẫn là xác định và công nhận chủ sở hữu hợp pháp của các nguồn tài nguyên đó và bảo vệ quyền lợi cho họ.

Tham khảo nguyên tắc của bộ hướng dẫn tự nguyện, tháng 9/2014, Chương trình Hợp tác Kỹ thuật (TCP) của FAO triển khai Dự án “Tăng cường Quyền sử dụng rừng để phát triển bền vững sinh kế và tạo nguồn thu nhập” tại Việt Nam. Dự án cũng đang được thực hiện thí điểm tại Campuchia và Nepal.

Tiếp theo buổi tọa đàm chính sách lần thứ nhất tổ chức năm 2015 giữa Chính phủ và các bên liên quan để thảo luận về quyền sử dụng đất rừng và mối liên hệ với sinh kế và thu nhập tại các nước thực hiện thí điểm dự án TCP, buổi tọa đàm lần thứ hai đã được tổ chức ngày 11/4/2016 tại Hà Nội nhằm xây dựng một kế hoạch hành động cụ thể hơn, hoạch định các chiến lược thực hiện, và làm rõ vai trò cũng như trách nhiệm của từng bên liên quan.

DSC07052

Bản kế hoạch hành động cuối cùng đề ra cả các mục tiêu ngắn hạn lẫn các mục tiêu trung hạn nhằm giải quyết các lỗ hổng chính sách và các lỗ hổng năng lực. Để giải quyết các lỗ hổng chính sách, các đại biểu tham dự tọa đàm nhất trí giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trách nhiệm bổ sung và hoàn thiện những chính sách hiện còn chưa đầy đủ hoặc chưa phù hợp ở tầm ngắn hạn. Về tầm trung hạn, sẽ thành lập một tổ chức chuyên môn có chức năng quản lý quyền sử dụng rừng. Kế hoạch hành động sẽ đảm bảo cam kết của tổ chức chuyên môn này về việc tìm ra những lỗ hổng chính sách và năng lực có liên quan đến quyền sử dụng đất rừng và sinh kế ở nông thôn.

“Buổi tọa đàm lần này tạo cơ hội cho việc thảo luận chi tiết về những phát hiện và kết quả của một đánh giá được thực hiện năm ngoái về chính sách và luật pháp liên quan đến quyền sử dụng rừng cũng như năng lực thể chế tại Việt Nam. Điều quan trọng hơn là việc nghiên cứu kỹ các phát hiện của các đánh giá tại tọa đàm lần này đã giúp chúng ta hoàn thiện các chiến lược và khuyến nghị liên quan nhằm giải quyết những lỗ lổng chính sách và năng lực đã biết, đồng thời xây dựng các kế hoạch hành động cụ thể cho cả tầm ngắn hạn và trung hạn,” phát biểu của Ông JongHa Bae, Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam.

Tham dự đối thoại chính sách lần hai có đại diện các cơ quan thuộc Chính phủ, các đối tác phát triển, chuyên gia tư vấn, các tổ chức phi chính phủ và xã hội dân sự, và các cơ quan nghiên cứu.

Một khóa Tập huấn  về “Giải quyết xung đột quyền sử dụng rừng: hợp tác phát triển và hành động tập thể” cũng được tổ chức ngày 12-14/4 tại tỉnh Hòa Bình nhằm giúp các bên liên quan chủ yếu, bao gồm các cán bộ hỗ trợ, các nhà hoạch định chính sách và ra quyết định, các giảng viên, nhằm giúp các bên chỉ đạo và hỗ trợ các quá trình dễ xảy ra xung đột với mục đích là tăng cường quyền sử dụng rừng, góp phần cải thiện sinh kế và thu nhập cho người dân sống phụ thuộc vào rừng.

ĐTHT

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]