Quy trình công nghệ nhân sinh khối in vitro và sản xuất chế phẩm AM

THÔNG TIN CHUNG

  • Công nhận tại QĐ số 3502/QĐ-BNN-KHCN ngày 11 tháng 9 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  • Tác giả: Lê Quốc Huy, Vũ Quý Đông, Lê Thị Thu Hằng, Đặng Quang Huy.
NỘI DUNG CHÍNH

Nội dung của tiến bộ kỹ thuật bao gồm 2 Quy trình chính là (i) Quy trình công nghệ nhân sinh khối AM in vitro và (ii) Quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm AM từ sinh khối AM in vitro. Sơ đồ tổng thể như sau:

1. Quy trình công nghệ nhân sinh khối AM in vitro

  • Bước 1. Tạo và phục tráng vật liệu giá thể rễ in vitro mang gen Ri-tDNA, gồm tạo giá thể rễ in vitro, đồng nuôi cấy rihizogenses với rễ cà rốt in vitro, chọn rễ cà rốt in vitro có Ri – tDNA trên môi trường chọn lọc có kháng sinh và duy trì cấy chuyển và phục tráng sự già hóa của rễ Cà rốt Ri- tDNA in vitro.

–         Bước 2. Tạo vật liệu gốc AM in vitro

  • Bước 3. Tạo cộng sinh Rễ Ri-tDNA – AM một lần cho nhân sinh khối AM in vitro nhiều lần
  • Trên đĩa thạch nuôi cấy vật liệu AM vô trùng đã nảy mầm, cắt lấy AM sao cho mảnh nguyên liệu nằm trọn bên trong phần thạch có kích thước tương ứng với mảnh thạch đã cắt bỏ ở đĩa môi trường. Dùng dao cấy chuyển mảnh agar có chứa vật liệu AM và đặt khít vào phần khoảng trống đã loại bỏ môi trường MSR trên petri.
  • Cấy chuyển 3-4 đoạn giá thể rễ Cà rốt in vitro mang gen Ri-tDNA (dài 3-4 cm) lên đĩa thạch và tiếp xúc với mảnh agar có vật liệu AM.
  • Nuôi cấy cộng sinh AM- giá thể rễ Cà rốt Ri-tDNA trong điều kiện tối, ở 26-270C trong tủ nuôi cấy (Incubator); theo dõi thường xuyên tiến triển của giá thể rễ, sợi nấm, sự hình thành phát triển cộng sinh và sinh khối bào tử, sợi nấm mới trên đĩa nuôi cấy.
  • Duy trì sử dụng vật liệu giá thể rễ Cà rốt Ri-tDNA cộng sinh AM trong các đĩa petri (sau 1-2 tháng nuôi cấy) làm nguyên liệu gốc cho cấy chuyển, nhân nuôi và nhân sinh khối cộng sinh AM in vitro nhiều lần liên tiếp mà không cần phải lặp lại quy trình tạo cộng sinh AM như trên cho mỗi lần nhân sinh khối; thu hồi sinh khối cộng sinh AM in vitro trong các đĩa petri và bình nhân nuôi sau 4-5 tháng nuôi cấy cho sản xuất chế phẩm AM.

–         Bước 4. Nhân sinh khối cộng sinh AM in vitro cho sản xuất chế phẩm AM

  • Thực hiện cấy chuyển vật liệu gốc giá thể rễ Cà rốt Ri-tDNA cộng sinh AM từ các các đĩa petri nguyên liệu sang môi trường mới (MSR cải tiến, 0,5 % agar, 0,7 % sucrose) trên các đĩa petri ᴓ 9 cm cho nhân sinh khối cộng sinh AM in vitro: 3-5 đoạn giá thể rễ Cà rốt Ri-tDNA cộng sinh AM (đoạn đầu rễ to, mập, màu trắng, dài 3-4 cm).
  • Nuôi cấy nhân sinh khối cộng sinh AM in trong điều kiện tối, ở 26-270C trong tủ nuôi cấy (Incubator) hoặc trong phòng nuôi với điều kiện ánh sáng, nhiệt độ tương tự.
  • Kết quả sau 3-4 tháng nuôi cấy mỗi đĩa petri đạt 15.000 – 18.000 bào tử/đĩa petri.

2. Quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm AM

–         Bước 5. Thu hồi sinh khối AM in vitro

–         Bước 6. Kỹ thuật trộn phụ gia và sản xuất chế phẩm AM từ sinh khối AM in vitro

  • Trộn đều trên máy trộn với chất phụ gia apatit, than bùn và sinh khối khô AM in vitro theo tỷ lệ hỗn hợp đã đánh giá và tính toán.
  • Sản xuất chế phẩm gốc AM in vitro dạng bột từ sinh khối AM in vitro đã làm khô – thu hồi sau 3-4 tháng nhân cấy và chất mang với thành phần cải tiến như trên, đảm bảo ≥1000 IP/g chế phẩm.
  • Áp dụng nhân sinh khối AM in vivo từ chế phẩm gốc áp dụng cho sản xuất chế phẩm AM 100IP/g chế phẩm, nhằm hạ giá thành sản phẩm, hiệu quả và thuận tiện sử dụng theo yêu cầu của thực tiễn sản xuất.
ĐỊA CHỈ ỨNG DỤNG

Cho cây keo, cây bạch đàn ở Phú Thọ, Quảng Trị và các vùng khác có điều kiện tương tự.

ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG

  Áp dụng cây keo, cây bạch đàn tại các vườn ươm và rừng trồng.

[logo-slider]