Phương pháp khai hoang bảo tồn độ màu mỡ của đất ( Kinh nghiệm Braxin )

ở vùng Sinop (phía Bắc Mato Grosso,Braxin) một phương pháp khai hoang độc đáo, dựa vào kinh nghiệm của nông dân được các nhà nông học phân tích là có lợi cho việc quản lý đất bền vững. Phương pháp này được đưa ra so sánh với phương pháp khai hoang thông thường, theo định kỳ về giá thành, độ màu mỡ của đất và sản phẩmcanh tác trong vòng 4 năm sau khai hoang.

Phía Bắc Mato Grosso là rừng thuợng lưu Amazon, có độ cao khoảng 25 – 30m. Năm 1994, C. Buorguignon – nhà sinh vật học về đất đã tiến hành điều tra sinh học đất các hệ sinh thái tiêu biểu vùng Nam Amazon.

– Đất feralit (oxy hoá và hydrát hoá )

– Đất xavan trước khai hoang và sau 2, 4, 12 và 18 năm canh tác liên tục.

Kết luận quan trọng đầu tiên đã khẳng định sự hoạt động sinh học mạnh dưới rừng tự nhiên với sự xuất hiện đột ngột của các hoạt động sinh học sau khai hoang do khai thác và nương rẫy.

Phương pháp khai hoang thông thường

Sau chặt hạ bằng máy ủi trong mùa khô, công việc khai hoang bao gồm việc thu gom cành cây và đốt cháy.0 Việc đốt cháy này không hoàn thành được trong một lần (diện tích này chiếm khoảng 15 – 20% ). Khi đó việc canh tác ban đầu thường là giống lúa chịu khô hạn, sống nhờ trời mưa, mọc khá và thích hợp với vùng đất có độ chua. Công việc làm đất gieo hạt được làm bằng máy cày đĩa. Sản lượng của giống lúa này phụ thuộc vào việc bón phân khoáng ( 40N – 40 P2O5 – 40 K2O/ ha ) đạt khoảng 1800 – 2.200kg/ ha.

Phương pháp khai hoang theo kinh nghiệm

Mục đích chủ yếu là bảo vệ tối đa chất hữu cơ trong đất khi khai hoang. Công việc được tiến hành theo 3 giai đoạn:

– Tiến hành chặt hạ vào giai đoạn cuối mùa mưa (tháng 3, 4), không chặt hạ và làm nương rẫy vào mùa khô.

– Tất cả cây gỗ đã chặt hạ để nguyên hiện trạng trong vòng một năm, điều này làm cho chất hữu cơ xanh ít hoá gỗ tự phân huỷ trong đất.

– Công việc nương rẫy được tiến hành trong mùa khô (tháng 6, 7) sau chặt hạ hơn một năm.

Công việc thu gọn thân cây gỗ được tiến hành từ 4 phía của lâm phần chặt hạ, từ ngoài vào trong bằng máy ủi và các loại máy chuyên dụng. Sau khi mặt bằng được dọn sạch, việc canh tác được tiến hành ngay. Trong khi đó, phương pháp khai hoang thông thường còn lại 20% diện tích mặt bằng là thân và cành cây.

So sánh giá thành 2 phương pháp khai hoang.

Giá thành chặt hạ, gom đống, dọn nương rẫy:

– Khai hoang thông thường, cần từ 7 giờ – 7giờ 30’/ha. Giá thành 350 – 375 USD/ha.

– Khai hoang theo kinh nghiệm, bảo tồn chất hữu cơ trong đất, cần 8 giờ 30’/ha, giá thành 425USD/ha.

Khai hoang bảo tồn chất hữu cơ trong đất giá thành đắt hơn từ 13 – 20% so với khai hoang thông thường, nhưng phương pháp này cho phép canh tác 100% diện tích ngay từ năm đầu, trong khi đó phương pháp khai hoang thông thường chỉ đạt 80% diện tích đất canh tác.

Quá trình canh tác

ở vùng Sinop, mùa mưa từ giữa tháng 9 đến đầu tháng 5 (lượng mưa khoảng 2.300mm) và mùa khô bắt đầu từ tháng 5 đến giữa tháng 9. Lúa và đậu tương được trồng từ tháng 10 đến cuối tháng 12 và việc gặt hái theo từng đợt từ cuối tháng 1 đến tháng 4. Tuy nhiên việc canh tác gối vụ như: kê, ngô, cao lương . . . . .được thực hiện trong tháng 2 hoặc tháng 3 và vụ gặt vào tháng 6.

Kết luận

Việc khai hoang theo kinh nghiệm ít phá huỷ đất hơn việc khai hoang thông thường, bảo vệ được chất hữu cơ trong đất. Nếu chăm sóc tốt và quản lý đất hợp lý, gieo trực tiếp và có quá trình canh tác liên tục thì sẽ trả lại cho đất một khối lượng quan trọng chất hữu cơ ở trên mặt đất. Trong trường hợp này, không cần sử dụng một lượng phân bón cải tạo đất cao đối với loại đất feralit ở vùng rừng nam Amazon.

Phương pháp khai hoang bảo tồn độ màu mỡ của đất đã được các hộ gia đình nông dân khai hoang qui mô nhỏ thực hiện ở Maranhao (Braxin) năm 1978-1983 và 1989-1993. Trong trường hợp này, bằng phương pháp khai hoang thủ công, việc bảo tồn các chất hữu cơ được bảo tồn trọn vẹn: các bụi cây nhỏ được chặt hạ bằng rìu vào cuối mùa mưa, các cây to được để lại tại gốc và xử lý hoá chất Trichlopyr . . .

Công việc canh tác được tiến hành bằng cách gieo trực tiếp xuống thảm mục, các hệ thống canh tác khác nhau đều có thể sử dụng được, nhưng bền vững nhất là các cây lương thực bằng cách gieo trực tiếp (lúa+sắn+ngô sau đó là nho) với những loài cây lâu dài chống sói mòn ( cây ăn quả, cacao, cao su, cọ đầu, hạt tiêu . . . ).

Tuy nhiên, dù canh tác bằng cơ giới hay thủ công thì quá trình từ hệ sinh thái rừng đến hệ thống canh tác, đất cũng bị phá huỷ. Hệ thống canh tác bằng phương pháp gieo trực tiếp có thể duy trì một cách liên tục ngũ cốc, bãi chăn thả, canh tác cây lương thực và cây lâu năm có ích. Hệ thống này là hình ảnh của hệ sinh thái rừng có các hệ thống canh tác bền vững, cho phép khai thác lâu dài một cách có hiệu quả tài nguyên rừng.

Mai Thành

(Lược dịch từ “Bois et Forets des Tropiques”, 2000, N0 263)**************************************

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]