Phát triển kỹ thuật tỉa thưa rừng đước (Rhizophora apiculata) có sự tham gia, tại xã Tam Giang Đông, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau

Phát triển kỹ thuật tỉa thưa rừng đước (Rhizophora apiculata) có sự tham gia, tại xã Tam Giang Đông, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau

Hoàng Văn Thơi

Trung tâm Nghiên cứu & ứng dụng Kỹ thuật rừng ngập Minh HảI

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Việc sản xuất kết hợp giữa rừng ngập mặn và nuôi tôm trong các nông trại, đòi hỏi phải có các biện pháp kỹ thuật hợp lý. Rừng Đước sau khi khép tán thường có tốc độ tăng trưởng về sinh khối rất cao, dẫn đến lượng vật dụng rơi xuống các kênh nuôi tôm là rất lớn. Điều này gây ra sự ô nhiễm nguồn nước ở các vuông tôm và gây nhiều khó khăn cho việc thu hoạch tôm nuôi trong đầm. Mặt khác, cây Đước có đặc tính tạo ra nhiều thân làm cho mật độ rừng tăng lên dẫn đến hiện tượng cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng rất quyết liệt, một số cây sẽ bị chết do quá trình cạnh tranh. Những người nông dân cảm thấy phải có những giải pháp để hạn chế sự ô nhiễm nguồn nước trong đầm nuôi tôm, hạn chế sự cạnh tranh của cây rừng và cần có sản phẩm gỗ củi để làm chất đốt và gỗ phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và đời sống của bản thân họ cũng như cộng đồng dân địa phương.

Chỉ tính riêng ở Cà Mau,trong tổng số 137.730ha đất rừng ngập mặn thì có tới 66.873 ha đất rừng ở các nông trại của người dân, chiếm tỉ lệ 48,6% diện tích đất rừng ngập mặn của toàn tỉnh. Tổng số nông hộ sản xuất lâm ngư kết hợp là 14.251 hộ, với diện tích trung bình 4,7ha/hộ (Nguyễn Văn Bé, 2000). Những trang trại này vừa kinh doanh rừng (60% – 70%) vừa kết hợp nuôi tôm dưới tán rừng (30% -40%). Rất cần thiết có những biện pháp kỹ thuật tỉa thưa rừng phù hợp với các nông trại nhỏ mà người dân đang mong đợi. Việc xác định những biện pháp kỹ thuật tỉa thưa rừng thích hợp trên các nông trại của người dân, đòi hỏi phải đáp ứng 3 yêu cầu cơ bản:

1. Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của rừng,

2. Cải thiện thu nhập từ nuôi tôm kết hợp dưới tán rừng.

3. Có thu nhập từ bán sản phẩm tỉa thưa

Trước đây, đã có các công trình nguyên cứu về RNM của các tác giả như: Phan Nguyên Hồng (1997),Nguyễn Ngọc Bình (1999), Nguyễn Hoàng Trí (1998) …đã mô tả về đặc điểm hình thái, sinh thái của một số loài cây RNM nói chung, cách gây trồng và chăm sóc chúng. Tuy nhiên, các phương pháp nghiên cứu có sự tham gia chỉ mới được thực hiện rất ít, chưa đề cập đến sự tham gia của người dân trong việc cùng tham gia xây dựng, thực hiện, thảo luận

Địa bàn nghiên cứu được tiến hành tại ấp Mai Vinh, xã Tam Giang Đông, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau. Số hộ dân sống trên địa bàn khu vực nghiên cứu là 36 hộ với số nhân khẩu 180

Loài cây trồng chủ yếu ở khu vực nghiên cứu là loài đước (Rhizophora apiculata) có nguồn gốc là rừng trồng vào các năm 1990, 1991, 1992.

Hệ thống canh tác hiện đang áp dụng là trồng rừng kết hợp nuôi thuỷ sản dưới tán rừng theo hình thức lâm ngư kết hợp trên toàn diện tích.

1. Nội dung và phương pháp

Nghiên cứu có sự tham gia tập trung vào tính hiệu quả, tính thực tế và tính khả thi để giải quyết vấn đề tỉa thưa trong từng nông trại, giúp nông dân bày tỏ khả năng và kiến thức của mình trong việc tìm ra giải pháp tỉa thưa phù hợp với sản xuất, thay vì phải thụ động theo các hoạt động của Lâm ngư trường. Nghiên cứu có sự tham gia tập trung vào việc tạo ra sự thành thạo của nông dân không có chuyên môn, tạo sự cộng tác và chia sẻ quyết định.. để tự họ có thể thực hiện kết quả nghiên cứu ngay trên chính nông trại của họ (Bùi Việt Hải, 2003)

Nội dung và phương pháp nghiên cứu được trình bày ở Bảng 1.

Bảng 1. Nội dung, phương pháp nghiên cứu có sự tham gia

Nội dung Phương pháp
1. Điều tra tình hình sử dụng đất và các đặc điểm dân sinh kinh tế

· Hiện trạng sử dụng đất

· Mô hình hiện có

– Phỏng vấn

– Vẽ bản đồ phác thảo

– Phân tích nhóm liên quan

2.Tìm hiểu ý tưởng về kỹ thuật tỉa thưa và lợi ích của tỉa thưa – Phỏng vấn bán cấu trúc

– Thảo luận nhóm

– Nhóm điểm

3. Lựa chọn sàng lọc các ý tưởng. Thảo luận theo nhóm điểm, nhóm liên quan
4.Thiết kế thí nghiệm

-Phương thức tỉa

-Xác định tuổi tỉa thưa rừng

-Mật độ chừa lại

Thảo luận nhóm
5. Bố trí thí nghiệm

– Tuổi tỉa thưa rừng:các loại tuổi rừng đưa vào thí nghiệm

– Mật độ chừa lại

– Theo dõi năng suất nuôi tôm

– Sản phẩm trung gian

– Theo dõi tăng trưởng của rừng

– Theo dõi lượng vật dụng

Bố trí thí nghiệm ngoài đồng

– Ô thí nghiệm diện tích 100 m2, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần để theo dõi tăng trưởng D &H

– Thu nhập thủy sản hàng tháng tính theo kg/ha mặt nước.

– Sản lượng lâm sản lấy ra trong quá trình tỉa thưa theo m3/ha.

– Dùng khay(1x1m) để hứng vật dụng của rừng.

6.Thu thập số liệu

– Năng suất của rừng

– Năng suất thủy sản

– Lượng vật dụng

– Đo đường kính, chiều cao cây rừng theo định kỳ 3 tháng/lần.

– Sản lượng thủy sản thu được hàng tháng trong 1 năm.

– Thu vật dụng trên các khay đặt tại ô thí nghiệp theo định kỳ 3 tháng/lần, cân trọng lượng sau khi sấy khô.

7. Đánh giá kết quả – Sử dụng phương pháp cho điểm từng chỉ tiêu theo thang điểm từ 0- 5 điểm.

· Tăng trưởng về đường kính và chiều cao

· Lượng lâm sản thu được sau khi tỉa thưa

· Lượng vật dụng giảm thiểu trên một đơn vị diện tích

· Giá trị sản phẩm tôm

– Tổng số điểm các chỉ tiêu của nghiệm thức nào cao hơn sẽ được chọn là mô hình thích hợp cho tỉa thưa rừng

2. Kết quả và thảo luận

2.1. Kết quả tìm hiểu ý tưởng về kỹ thuật và lợi ích của tỉa thưa

Kết quả phỏng vấn cho thấy đa số người dân trong khu vực nghiên cứu được hỏi đều đồng ý với ý tưởng phải tỉa thưa rừng, chiếm 92,9%. Điều đó nói lên rằng người dân thật sự có nguyện vọng tác nghiệp vào rừng bằng giải pháp kỹ thuật tỉa thưa.

Về mục đích của tỉa thưa các ý tưởng tập trung vào các mục đích chính như: giảm lượng vật dụng chiếm 100%, tăng thu nhập từ lây lâm sản 64,3%, làm tăng trưởng rừng chiếm 57,1%.

Về phương thức tỉa có 21,42% nông dân cho rằng nên tỉa tầng trên, tức là chặt những cây có đường kính và chiều cao vượt trội, 2857% nông dân quan tâm đến chất lượng rừng, họ thích lựa chọn phương thức tỉa tầng dưới và chặt bỏ những cây xấu, chừa lại cây tốt, 50% nông dân còn lại cho rằng nên áp dụng phương thức tỉa hỗn hợp hay còn gọi là tỉa theo khoảng cách cách đều, phương pháp này dung hoà được 2 phương pháp trên.

Đối với tuổi rừng đưa vào tỉa thưa cũng có nhiều tranh cãi khác nhau. Tuy nhiên, các ý kiến tập trung vẫn là đồng ý tỉa ở tuổi 10 với tỉ lệ tán thành là 42,85%, tuổi tỉa thưa khi cây rừng 11 tuổi được sự nhất trí với tỷ lệ là 28,57%, tuổi rừng 12 đề nghị tỉa thưa có 21,42%, trong khi tuổi đề nghị tỉa ở tuổi 8 chỉ có 7,14%.

Về mật độ cây chừa lại sau khi tỉa có 28,57% ý kiến cho rằng nên để lại mật độ cây rừng 5.000 cây/ha là hợp lý, cũng với tỷ lệ trên với ý kiến cho rằng nên chỉ cần chừa lại 3.500 cây/ha là thích hợp, trong khi có đến 42,85% ý kiến đồng ý mật độ cây rừng chừa lại là 4.250 cây/ha.

2.2. Kết quả lựa chọn sàng lọc các ý tưởng

Sau khi thảo luận nhóm các hộ nông dân nhất trí áp dụng phương thức tỉa thưa cách đều, không cần phải làm thử nghiệm. Tuy nhiên, về mật độ cây chừa lại càn đưa vào thử nghiệm xem mật độ 3.500 cây/ha hay 4.250 cây/ha hoặc là 5.000 cây/ha là thích hợp với mục đích của việc tỉa thưa. Tương tự, tuổi rừng cũng cần được đưa vào thử nghiệm là tuổi 10, tuổi 11 và tuổi 12 để tìm hiểu xem tuổi nào mang lại lợi ích hơn.

2.3. Lựa chọn hộ và quy mô diện tích thử nghiệm

Hộ được lựa chọn thử nghiệm là những hộ có diện tích rừng tương đương nhau, không có sự khác biệt về các yếu tố như địa hình, đất đai, mật độ cây rừng ban đầu, tỷ lệ kênh bờ hiện có. Kết quả lựa chọn được 6 hộ tham gia, với tổng diện tích 59.02ha, trong đó diện tích rừng đưa vào tỉa thưa thử nghiệm 27.26ha, diện tích đôi chứng 8.1ha, và diện tích kênh bờ nuôi tôm là 17.4ha, còn lại dạng đất khác 6.26ha.

2.4. Bố trí thí nghiệm

2.4.1.Tuổi tỉa thưa rừng: Các loại tuổi rừng đưa vào thí nghiệm: bao gồm tuổi rừng10, tuổi 11 và tuổi 12, được bố trí tại 3 hộ. Các nghiệm thức đều có cùng mật độ chừa lại như nhau là 4.250 cây/ha (Hình 1-a)

2.4.2. Mật độ chừa lại: Các dạng mật độ cây rừng chừa lại là 4.250 cây/ha, 3.500cây/ha và 5.000m cây/ha (Hình 1-b)

Hình 1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm về tuổi rừng về mật độ cây chừa lại

2.5. Thu thập số liệu

– Tăng trưởng của rừng

Số liệu đo đếm tăng trưởng rừng trong thời gian nghiên cứu được mô tả trong Bảng 2 và Bảng 3

Bảng 3.1. Kết quả thu thập số liệu về tăng trưởng rừng theo đường kính

Tên nghiệm thức Đường kính – D1.3(cm)
Sau 3 tháng
Sau 6 tháng Sau 12 tháng
Nghiệm thức 1:(ôtc 1,2,3) 0.147 0.399 0.545
Nghiệm thức 2:(ôtc 4,5,6) 0.162 0.467 0.735
Nghiệm thức 3:(ôtc 7,8,9) 0.161 0.541 0.762
Nghiệm thức đối chứng :(ôtc 10,11,12) 0.109 0.337 0.452
Nghiệm thức 4:(ôtc 13,14,15) 0.158 0.589 0.843
Nghiệm thức 5:(ôtc 16,17,18) 0.151 0.490 0.716

Bảng 3. Kết quả thu thập số liệu về tăng trưởng rừng theo chiều cao

Tên nghiệm thức
Tăng trưởng chiều cao BQ (m)
Sau 3 tháng Sau 6 tháng Sau 12 tháng
Nghiệm thức 1:(ôtc 1,2,3) 0.33 0.49 0.81
Nghiệm thức 2:(ôtc 4,5,6) 0.45 0.62 0.95
Nghiệm thức 3:(ôtc 7,8,9) 0.37 0.67 0.99
Nghiệm thức đối chứng :(ôtc 10,11,12) 0.40 0.58 1.07
Nghiệm thức 4:(ôtc 13,14,15) 0.42 0.57 0.83
Nghiệm thức 5:(ôtc 16,17,18) 0.53 0.65 0.85

– Giá trị thủy sản hàng tháng tính theo các hộ dân tham giathử nghiệm trong vòng 12 tháng sau khi tỉa thưa (tương ứng với 2 vụ nuôi tôm), được thể hiện trong Bảng 4

Bảng 4. Kết quả thu thập số liệu về giá trị sản phẩm thu hoạch thuỷ sản

Tên nghiệm thức Giá trị sản phẩm thuỷ sản (Triệu đồng)
Sau 3

tháng

Sau 6 tháng Sau 9

tháng

Sau 12

tháng

Tổng

cộng

Nghiệm thức 1 1.364 0.602 1.170 2.110 5.246
Nghiệm thức 2 3.192 2.192 1.512 2.832 9.728
Nghiệm thức 3 1.466 3.690 3.779 1.429 10.364
Nghiệm thức đối chứng 0.901 0.748 0.592 0.574 2.815
Nghiệm thức 4 2.682 3.407 1.766 2.079 9.934
Nghiệm thức 5 2.769 1.783 1.848 1.164 7.563

– Sản lượng lâm sản lấy ra trong quá trình tỉa thưa theo m3/ha:Lâm sản sau khi tỉa thưa được hộ dân và cán bộ Lâm ngư trường đo đếm số lượng và chất lượng sản phẩm, ghi chép vào biểu theo dõi, sau đó phân thành hai loại thương phẩm là gỗ và củi để bán cho khách hàng

Bảng 5. Kết quả thu thập số liệu về lượng lâm sản tỉa thưa

Họ tên hộ
Nghiệm thức

Diện tích

tỉa thưa (ha)

Sản lượng/ha

Xếp

hạng

Gỗ ( m3) Củi ( ster)
Lưu Quốc Toản Nghiệm thức 5 6,7 9,06 12,08 5
Nguyễn Thị Thơi Nghiệm thức 4 2,8 15,67 11,07 1
Lê Văn Liếm Nghiệm thức 3 6 9,72 10,62 3
Lê A Đối chứng 0
Lê Văn Ngọc Nghiệm thức 1 4,38 9,42 8,37 4
Lê văn Mót Nghiệm thức 2 7,38 10,06 7,45 2

Theo Bảng 5 thì lượng lâm sản lấy ra thay đổi theo các nghiệm thức, trong đó nghiệm thức 4 có số lượng lâm sản lấy ra trên một đơn vị diện tích là cao nhất 15.67 m3 gỗ và 11.07 ster củi, cuối cùng thấp nhất là nghiệm thức 5.

– Theo dõi lượng vật dụng

Bảng 6. Kết quả thu thập số liệu về lượng lượng vật dụng xuống nền rừng

(Tổng lượng vật dụng thu được sau một năm từ 18/10/02 –17/10/03)

Tên nghiệm thức Trọng lượng vật dụng khô (g)
3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng Tổng chung
Nghiệm thức 1:(ôtc 1,2,3) 396,7 238,3 231,0 138,0 1004,0
Nghiệm thức 2:(ôtc 4,5,6) 320,7 243,3 204,0 150,7 918,7
Nghiệm thức 3:(ôtc 7,8,9) 318,7 81,0 176,7 148,0 724.3
Nghiệm thức đối chứng (10,11,12) 558,3 335,0 347,0 306,7 1547,0
Nghiệm thức 4:(ôtc 13,14,15) 366,7 324,3 240,0 134,3 1065,3
Nghiệm thức 5:(ôtc 16,17,18) 286,7 208,7 236,7 123,3 855,3

Bảng 6 cho thấy trọng lượng vật dụng thu được sau thời gian ba tháng ở các nghiệm thức tỉa thưa có sự khác nhau. Lượng vật dụng thu được 286,7g/100m2 là ít nhất ở nghiệm thức 5 với mật độ chừa lại là 4250 cây/ha, cao nhất ở nghiệm thức đối chứng 558,3g và tiếp đến nghiệm thức 1 là 396,7g.

Trọng lượng vật dụng thu được sau thời gian từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 sau khi tỉa thưa, lượng vật dụng thu được 81g/100m2 là ít nhất ở nghiệm thức 3, cao nhất ở nghiệm thức đối chứng 335g và tiếp đến nghiệm thức 4 là 324,3g

Từ tháng thứ 7 đến tháng thứ 9 lượng vật dụng thu được cao nhất vẫn là nghiệm thức đối chứng với 347g/100m2, thấp nhất là nghiệm thức 3 với 176,7g. Trọng lượng vật dụng sau thời gian từ tháng thứ 10 đến hết tháng thứ 12 sau tỉa thưa, lượng vật dụng thu được 123,3g/100m2 là ít nhất ở nghiệm thức 5 nhiều nhất ở nghiệm thức đối chứng (306.7g).

Bảng 6 cũng cho thấy rằng dù lượng vật dụng ở các lần thu mẫu theo định kỳ 3 tháng/lần có sự khác biệt theo từng lần thu thập nhưng tính chung cho cả năm thì nghiệm thức thu được lượng vật dụng ít nhất là nghiệm thức 3, với mật độ chừa lại là 3500 cây/ha, cao nhất vẫn ở nghiệm thức đối chứng 1547g.

2.6. Đánh giá kết quả thử nghiệm

2.6.1. Đánh giá kết quả tăng trưởng về đường kính và chiều cao

Thể hiện bằng điểm trên cơ sở tỉ lệ phần trăm của các nghiệm thức so với nghiệm thức đối chứng, được chỉ ra trong Bảng 7 và Bảng 8.

Bảng 7. Điểm đánh giá tăng trưởng đường kính cây rừng ở các nghiệm thức thí nghiệm

Tên nghiệm thức Đường kính – D1.3(cm)
Sau 3 tháng Sau 6 tháng Sau 12 tháng
%đối chứng Cho điểm %đối chứng Cho điểm %đối chứng Cho điểm
Nghiệm thức 1:(ôtc 1,2,3) 134.5 1 118.3 1 110.0 1
Nghiệm thức 2:(ôtc 4,5,6) 148.2 5 138.6 2 122.6 2
Nghiệm thức 3:(ôtc 7,8,9) 147.6 4 160.6 4 153.5 4
Nghiệm thức đối chứng :(ôtc 10,11,12) 100.0 0 100.0 0 100.0 0
Nghiệm thức 4:(ôtc 13,14,15) 144.6 3 174.7 5 165.8 5
Nghiệm thức 5:(ôtc 16,17,18) 137.8 2 145.4 3 144.7 3

Bảng 8. Điểm đánh giá tăng trưởng chiều cao cây rừng ở các nghiệm thức thí nghiệm

Tên nghiệm thức Đường kính – D1.3(cm)
Sau 3 tháng Sau 6 tháng Sau 12 tháng
%đối chứng Cho điểm %đối chứng Cho điểm %đối chứng Cho điểm
Nghiệm thức 1:(ôtc 1,2,3) 82.7 0 84.0 0 75.8 0
Nghiệm thức 2:(ôtc 4,5,6) 112.4 4 105.7 3 88.5 3
Nghiệm thức 3:(ôtc 7,8,9) 91.7 1 114.9 5 92.2 4
Nghiệm thức đối chứng :(ôtc 10,11,12) 100.0 2 100.0 2 100.0 5
Nghiệm thức 4:(ôtc 13,14,15) 104.1 3 98.3 1 77.3 1
Nghiệm thức 5:(ôtc 16,17,18) 130.6 5 112.0 4 79.2 2

Bảng 9. Điểm đánh giá lượng vật dụng giảm thiểu ở các nghiệm thức thí nghiÖm

Tên nghiệm thức
Trọng lượng vật dụng (g/100 m2)
Sau 3 tháng Sau 6 tháng Sau 12 tháng
%đối chứng Cho điểm %đối chứng Cho điểm %đối chứng Cho điểm
Nghiệm thức 1:(ôtc 1,2,3) 71.0 1 71.1 2 64.9 2
Nghiệm thức 2:(ôtc 4,5,6) 57.4 3 63.1 3 59.4 3
Nghiệm thức 3:(ôtc 7,8,9) 57.1 4 44.7 5 46.8 5
Đối chứng :(ôtc 10,11,12) 100.0 0 100.0 0 100.0 0
Nghiệm thức 4:(ôtc 13,14,15) 65.7 2 77.4 1 68.9 1
Nghiệm thức 5:(ôtc 16,17,18) 51.3 5 55.4 4 55.3 4

Bảng 10. Điểm đánh giá lượng lâm sản và giá trị sản phẩm thủ sản thu được từ các nghiệm thức thí nghiệm

Tên nghiệm thức Sản lượng lâm sản/ ha Giá trị thủy sản/ 1ha mặt nước
Gỗ ( m3) Củi ( ster) C. đIểm Giá trị (đ) %đ.chứng Cho điểm
Nghiệm thức 1 9.42 8.37 2 1,873,429 186.3 1
Nghiệm thức 2 10.06 7.45 4 2,779,429 276.5 4
Nghiệm thức 3 9.72 10.62 3 3,048,235 303.2 5
Nghiệm thức đối chứng 0 0 0 1,005,357 100 0
Nghiệm thức 4 15.67 11.07 5 3,547,857 252.9 3
Nghiệm thức 5 9.06 12.08 1 2,160,886 214.9 2

Bảng 11. Đánh giá kết quả thí nghiệm thông qua các chỉ tiêu theo dõi tăng trưởng rừng, giảm thiểu lượng vật dụng, sản phẩm lâm sản và giá trị sản lượng thuỷ sản thu được

  1. Sau 3 tháng
Chỉ tiêu đánh giá Thang điểm đánh giá chung (0 – 5 điểm)

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]