Nhân giống Tai chua bằng phương pháp ghép

Đặng Quang Hưng, Nguyễn Bá Triệu, Nguyễn Xuân Nam

Trung tâm Ứng dụng KHKT Lâm nghiệp

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

I.ĐẶT VẤN ĐỀ

Cây Tai chua (Garcinia cowa Roxb), ngoài giá trị về gỗ còn được biết đến là loài cây cung cấp quả có vị chua, làm gia vị cho nhiều món ăn truyền thống trong bữa ăn hàng ngày của người dân. Vì vậy việc tạo ra giống cây Tai chua ghép mang toàn bộ đặc điểm di truyền của cây mẹ (sai quả) lại rút ngắn được thời gian cho quả là một giải pháp cần thiết để cung cấp cây giống phục vụ nhu cầu trồng và phát triển cây tai chua, từ đó góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Nghiên cứu cho thấy, ngoài phương pháp nhân giống truyền thống bằng hạt, cây Tai chua còn có thể nhân giống bằng phương pháp giâm hom, chiết cành và ghép. Tuy nhiên phương pháp giâm hom cho tỷ lệ ra rễ thấp, phương pháp chiết cành cũng có tỷ lệ ra rễ thấp lại khó thực hiện vì các cây mẹ thường cao, to. Phương pháp ghép cành là phương pháp dễ tiến hành, cho tỷ lệ sống tương đối cao, lại vừa tận dụng được sức sống trẻ của cây gốc ghép, vừa giữ được đặc điểm di truyền tốt của cành ghép.

Trong quá trình triển khai đề tài “Nghiên cứukỹ thuật trồng cây Tai chua (Garcinia cowa Roxb) để lấy quả”, nhóm nghiên cứu của đề tài đã chọn được một số cây trội Tai chua có năng suất cao và ổn định để làm cây mẹ cung cấp vật liệu giống.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Vật liệu ghép:

Gốc ghép là cây Tai chua gieo từ hạt10-12 tháng tuổi D00: 0.7-1,5cm.Cành ghép: được lấy từ các cây Tai chua mẹ (trội về sản lượng quả) đã được tuyển chọn.

Phương pháp nghiên cứu:

Sử dụng 3 phương pháp ghép là: ghép nêm, ghép nối tiếp và ghép áp. Số lượng cây ghép cho mỗi phương pháp là 30 cây, lặp 3 lần. Thời gian ghép là 4 mùa trong năm. Số liệu thu thập được sử lý bằng phần mềm SPSS và Excel.

(Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Công nghệ Lâm nghiệp khu vực phía Bắc trang 82-85)

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]