Nghiên cứu lai giống và khảo nghiệm giống tràm lai tại Long An

Nguyễn Việt Cường, Đỗ Thị Minh Hiển

Trung tâm Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Nghiên cứu thời kỳ nở hoa của các loài Tràm leucadendra (Melaleuca leucadendra) Tràm cajuputi (Melaleuca cajuputi), Tràm viridiflora (Melaleuca viridiflora), Tràmquinquenervia (Melaleuca quinquenervia)cho thấy các loài này có thời gian nở hoa và quả chín khác nhau khá rõ rệt.Hạt phấn của các loài tràm cất trữ thích hợp ở nhiệt độ ẩm 300C. Các nghiên cứu về thời điểm tiếp nhận hạt phấn của nhụy cho thấy thụ phấn vào ngày thứ 3 sau khử đực có tỉ lệ đậu quả cao nhất, còn khi tiến hành thụ phấn quá sớm hoặc quá muộn đều không đậu quả. Nghiên cứu về lai giống tràm đã thu được hơn 300 trăm tổ hợp lai cho 4 loài là M. cajuputi (Ca), M. leucadendra (L), M. viridiflora (V), M. quinquenervia (Q). Tuỳ thuộc vào bố mẹ mà cho tỉ lệ đậu quả khác nhau giữa các tổ hợp lai. Nghiên cứu khảo nghiệm giống lai tại Long An cho thấy sinh trưởng của các tổ hợp tràm lai nhanh hơn các giống đối chứng và các giống sản xuất. Trong số các tổ hợp lai tham gia khảo nghiệm có tổ hợp lai thể hiện ưu thế lai về sinh trưởng một số tổ hợp lai khác lai không thể hiện. Loài M. leucadendra làm mẹ trong các tổ hợp lai khác loài thường có sinh trưởng nhanh hơn loài M.cajuputi, M;viridiflora,M. quinquenervia được sử dụng làm mẹ.

Từ khóa: Lai giống, thụ phấn, tổ hợp lai, ưu thế lai, hạt phấn, cất trữ

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích 39.000km2, chiếm 12% diện tích cả nước. Trong đó đất phèn chiếm 13.000km2 và tràm là nhóm loài cây trồng chủ yếu trên diện tích này, đất bị nhiễm phèn với độ chua pH từ 3,0 đến 4,0 (tầng đất 0 – 40cm) có thời gian ngập nước 3-4 tháng và mức ngập trung bình từ 0,8 đến 1,3m (Hoàng chương và Nguyễn Trần Nguyên, 1995; Hội thảo kỹ thuật trồng rừng trên đất phèn, 1999). Đây là những loài cây chủ yếu để cung cấp gỗ nguyên liệu trong công nghiệp, gỗ trụ mỏ, tràm cừ, tinh dầu dùng trong y học và các nhu cầu khác.

Nghiên cứu trồng thử nghiệm các loài tràm (Melaleuca sp.) trong những năm gần đây ở một số tỉnh miền Bắc cho thấy tràm là loài cây gần như duy nhất có tính chịu đựng mềm dẻo rất lớn với nhiều loại đất và các dạng lập địa, đặc biệt có độ thích ứng cao đối với các loại đất có vấn đề đất ngập phèn, đất cát, đất đồi trọcthoái hoá, đồng thời cho sinh trưởng nhanh không thua kém bạch đàn. Khả năng thích nghi của chúng vừa thể hiện khi trồng ở lập địa có pH axít (2,5 – 4,0) (đồng bằng sông Cửu Long), vừa ở lập địa có pH kiềm (6,5) (núi đá vôi Ninh Bình), cũng như từ đất ngập phèn theo mùa vùng Tứ Giác Long Xuyên đến vùng đất đồi trọc Ba Vì (Hà Tây) hay vùng bán ngập lòng hồ Thuỷ điện Hoà Bình (Lê Sĩ Việt, 2004). Và hiện nay cây tràm đang là đối tượng trồng rừng cho vùng ngập nước cỏ lăn cỏ lác hoặc đất bán ngập ở các lòng hồ thuộcmột số tỉnh miền Bắc.

Trong những thập kỷ gần đây, nghiên cứu lai giống và sử dụng giống lai đang được nhiều nhà chọn giống nông lâm nghiệp quan tâm. Ưu điểm nổi bật của giống lai trong lâm nghiệp là có ưu thế lai về sinh trưởng làm cho cây lai vượt trội hơn bố mẹ (Shull, 1911; Gyorfey, 1960; Snyder, 1972). Nhờ sử dụng giống bạch đàn lai kết hợp trồng rừng thâm canh mà một số nước như Brazil, Congo đã tạo ra được năng suất 40 – 80m3/ha/năm (Davidson, 1998). Ở nước ta cũng đã lai tạo và chọn lọc được hàng chục dòng lai bạch đàn có sinh trưởng nhanh hơn các giống nhập nội U6, GU8… ( Lê Đình Khả và Nguyễn Việt Cường, 2001)

Do đó, việc lai tạo một số loài tràm hiện có ở Việt Nam, nhằm chọn được các giống lai mới có ưu thế lai về sinh trưởng, có khả năng chống chịu và thích nghi với một số điều kiện bất lợi của môi trường đang được các nhà chọn giống quan tâm nghiên cứu.

(Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Công nghệ Lâm nghiệp với phát triển rừng bền vững và biến đổi khí hậu, trang 68-79)

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]