TS.Đặng Văn Thuyết, ThS. Bùi Trọng Thủy
TÓM TẮT
Thông caribê (Pinus caribaea) có phân bố tự nhiên ở vùng Trung Mỹ, là cây sinh trưởng nhanh, cung cấp gỗ và lấy nhựa. Diện tích đất tự nhiên toàn quốc thích hợp để trồng Thông caribê chiếm 24,4%, có thể mở rộng 30,1%, ít thích hợp 45,5%. Mật độ trồng rừng Thông caribê 1100 cây/ha là phù hợp. Bón cho mỗi gốc 200g phân lân khi trồng và bón lặp lại vào lần chăm sóc thứ nhất của năm thứ 2 có ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng của rừng trồng Thông caribê ở tuổi 4, đạt 17,5 m3/ha.Rừng trồng Thông caribê với mục đích ban đầu để cung cấp gỗ nhỏ, mật độ trồng dày 1600 cây/ha, nếu tỉa thưa ở tuổi 13-14 thì giữ lại nuôi dưỡng 750-800 cây/ha để lấy gỗ lớn là phù hợp; tiếp tục bón 300g phân lân cho mỗi cây nuôi dưỡng rừng 2-3 năm đạt tăng trưởng 27,6-39,2 m3/ha/năm.
Từ khóa: Trồng thâm canh, Thông caribê, Gỗ lớn.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đối với Thông caribê đã có một số công trình nghiên cứu khảo nghiệm giống, kỹ thuật trồng rừng thâm canh cung cấp gỗ cho nguyên liệu giấy, ván dăm,….
Hiện nay, nhu cầu nội tiêu và đặc biệt là xuất khẩu đồ mộc có sự tăng trưởng đột biến nhưng tới 70-80% nguyên liệu phải nhập ngoại. Nguyên liệu gỗ lớn để sản xuất đồ mộc dang có nhu cầu tăng cao, vì vậy, cần nghiên cứu gây trồng rừng để cung cấp gỗ lớn.
Bài viết này nêu những kết quả nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng thâm canh Thông caribê cung cấp gỗ lớn.
(Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ giai đoạn 2006-2010, trang 113-120)
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu giải pháp phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại chính cây Sơn tra (Docynia indica Willich) tại miền núi phía Bắc
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu giải pháp quản lý tổng hợp bệnh tua mực hại cây quế tại tỉnh Quảng Nam và vùng phụ cận
- Hội đồng nghiệm thu kết thúc Dự án Khuyến nông Trung ương: “Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn bằng giống Keo lai mô được công nhận“.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: “Nghiên cứu biện pháp phòng trừ tổng hợp một số loài sâu ăn lá chính và mọt đục thân các loài Keo tai tượng, keo lai và Keo lá tràm tại Việt Nam”.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: “Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện kỹ thuật trồng rừng một số giống tiến bộ kỹ thuật Keo lá tràm (AA42, AA53, AA56, AA92, AA95) cung cấp gỗ lớn tại vùng Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ”.
Các tin khác
- Nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng Vối thuốc (Schima wallichii Choisy và Schima superba Gardn. Et Champ)
- Nghiên cứu kỹ thuật trồng một số loài cây bản địa có giá trị kinh tế vùng khô hạn tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận
- Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng Trai lý, Vù hương, và Sưa nhằm phục hồi các trạng thái rừng nghèo kiệt tại Tây Bắc
- Kết quả nghiên cứu kỹ thuật nhân giống, trồng cây Thanh thất (Ailanthus triphysa (Dennst) alston tại Bình Phước
- Một số kết quả nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng cây Mây nếp (Calamus tetradactylus Hance) ở phía Tây Hà Nội