Võ Đại Hải
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Tóm tắt
Vối thuốc là loài cây bản địa, gỗ lớn, đa tác dụng có khả năng tái sinh tự nhiên, hạt và chồi rất tốt. Nghiên cứu được thực hiện tại vùng Tây Bắc ở các tỉnh Sơn La, Lai Châu và Điện Biên cho hai đối tượng là rừng tự nhiên có Vối thuốc ở tầng cây cao và rừng tái sinh sau nương rẫy. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Vối thuốc là loài tái sinh rất mạnh với giá trị tổ thành có nơi lên tới 5,1 với trường hợp tái sinh dưới tán rừng và 2,4 – 9,7 với trường hợp tái sinh sau nương rẫy. Đa số cây tái sinh Vối thuốc đều có chất lượng trung bình và tốt (27 – 100%), tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng sau nương rẫy bỏ hóa là khá cao 73-100%. Phần lớn cây tái sinh Vối thuốc dưới tán rừng có chiều cao thấp hơn 1m (chiếm 33-100%). Nghiên cứu cũng đã đưa ra một số đề xuất nhằm xúc tiến quá trình tái sinh Vối thuốc cho các đối tượng này.
Từ khóa: Vối thuốc, tái sinh tự nhiên, sau nương rẫy, Tây Bắc Việt Nam
Đặt vấn đề
Vối thuốc (Schima wallichii Choisy) là loài cây gỗ lớn có phân bố rộng và đa tác dụng. Gỗ thuộc nhóm V, nặng và bền chắc, không cong vênh, mối mọt, lõi giác màu nâu rất đẹp, thường dùng làm cột nhà, đồ gia dụng; vỏ, lá và rễ cây được dùng để chữa bệnh và sản xuất các chế phẩm công nghiệp,… Ngoài ra Vối thuốc còn có khả năng chịu nhiệt tốt nên được dùng làm băng xanh cản lửa rất có hiệu quả. Với những ưu điểm đó, hiện nay Vối thuốc là loài cây đã và đang được Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng nhiều địa phương quan tâm nghiên cứu phát triển, trong đó tái sinh tự nhiên là rất quan trọng. Bài viết, nêu kết quả nghiên cứu về đặc điểm tái sinh tự nhiên loài Vối thuốc tại Tây Bắc, Việt Nam nhằm đề xuất giải pháp kỹ thuật lâm sinh trong khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên rừng Vối thuốc tại Tây Bắc.
Nguồn: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn số 4 năm 2008, trang 72-76
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở các nhiệm vụ xây dựng Tiêu chuẩn Quốc gia thực hiện bởi Viện nghiên cứu Lâm sinh và Viện nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở nhiệm vụ Khoa học công nghệ cấp Quốc gia: Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen cây Tre ngọt (Dendrocalamus brandisii (Munro) Kurz) tại một số tỉnh miền núi phía Bắc để lấy măng.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: “Sản xuất thử nghiệm các giống TBKT Keo lai (AH1, AH7), Keo Lá tràm (AA1, AA9), Bạch đàn lai (UE24, UE27) có năng suất cao đã được công nhận trên líp và bờ bao tại vùng Tứ Giác Long Xuyên, nhằm cung cấp nguyên liệu cho chế biến ván nhân tạo”.
- Hội đồng sơ kết đề tài: “Nghiên cứu chọn giống Quế có năng suất vỏ, hàm lượng và chất lượng tinh dầu cao phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu cho vùng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ”.
- Hội đồng sơ kết đề tài: “Nghiên cứu phát triển rừng trồng Bời lời vàng (Litsea pierrei Lecomte) và Dẻ đỏ (Lithocarpus ducampii A.Camus) cung cấp gỗ lớn ở một số vùng sinh thái trọng điểm”.
Các tin khác
- Ảnh hưởng của xử lý thực bì, làm đất và bón phân tới sinh trưởng một số loài Keo trồng tại Việt Nam
- Xén tóc Trirachys bilobulartus grssitt & Rondon đục thân hại cây Đước Rhizophora apiculata Blume rừng phòng hộ Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh
- Sử dụng các chỉ thị RAPD và ADN lục lạp trong nghiên cứu quan hệ di truyền của một số xuất xứ cây Lim xanh Erythrophleum fordii Oliv
- Phytogeographic review of Vietnam and adjacent areas of Eastern Indochina
- Conservation prospects for threatened Vietnam tree species: results from a demographic study