Nghiên cứu chính sách và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông – lâm sản trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc t

Trần Thị Thu Thủy

TÓM TẮT

Nghiên cứu chính sách và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông, lâm sản ở nước ta được tiến hành từ năm 2008-2009. Kết quả nghiên cứu cho thấy: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngành hàng Chè, đồ Gỗ gia dụng, đồ gỗ thủ công mỹ nghệ nước ta còn rất yếu; năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành hàng rau, quả rất yếu kém; năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất kinh doanh sản phẩm Quế chưa cao; năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành hàng Cà phê tương đối và năng lực cạnh tranh của các các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành hàng Lúa gạo ở mức trung bình khá.Hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư trong nước thời gian qua đã có những đóng góp đáng kể, quan trọng cho sự phát triển của đất nước, thúc đẩy sự phát triển của các DNNVV (hỗ trợ đầu tư hệ thống hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ xúc tiến thương mại…, thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi). Tuy nhiên, hệ thống chính sách của Nhà nước ban hành vẫn còn nhiều điểm bất cập: quy mô vốn cho vay tín dụng còn ít, lãi suất còn cao, thời gian ngắn chưa phù hợp với sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp; hỗ trợ về khoa học, công nghệ còn ít và chưa thường xuyên; chính sách đào tạo nguồn nhân lực chưa phù hợp. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của các các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông, lâm sản trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, chúng tôi cho rằng phải thực hiện đồng bộ các giải pháp: Quy hoạch ngành sản phẩm; thực hiện giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn ngành nông, lâm sản; và thực hiện giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ ở các ngành hàng (Chè, Cà phê, Lúa gạo, Rau quả, đồ Gỗ thủ công mỹ nghệ, gỗ gia dụng và Quế).

Từ khóa: Doanh nghiệp, Nông lâm sản, Năng lực cạnh tranh, Chính sách

i) Đt vn đ

Trong lịch sử phát triển của các nước, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) luôn giữ vai trò quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, nước ta tuy có nhiều cơ hội để trao đổi hàng hoá, dịch vụ, thông tin… tạo động lực và cơ sở cho tăng trưởng kinh tế nhưng ngành nông, lâm nghiệp (NLN) Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức lớn về sự cạnh tranh trong sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm NLN với các nước khác trong môi trường tự do thương mại mà trên thực tế Việt Nam chưa có mấy lợi thế về chất lượng, chủng loại, thương hiệu, uy tín trên thị trường. Nhưng một thực tế là các DNVVN đang hoạt động trong lĩnh vực này hiện đang đứng trước khó khăn: thiếu vốn, cở sở vật chất công nghệ kỹ thuật còn lạc hậu, trình độ năng lực tổ chức quản lý các doanh nghiệp (DN) còn hạn chế, chưa thích ứng với cơ chế thị trường, cơ chế quản lý mới trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt một số cơ chế chính sách chưa thực sự tạo hành lang pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động, trong đó có Luật doanh nghiệp, Luật thương mại, chính sách vốn…. Đây là những yếu tố cấp thiết cần nghiên cứu giải quyết và tìm ra giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh (NLCT) của các DNVVN trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông, lâm sản (NLS) ở nước ta trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Việc nghiên cứu chính sách và giải pháp để nâng cao NLCT của các DNVVN trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và tiêu thụ NLS là vấn đề có tính cơ bản để Việt Nam hội nhập một cách có hiệu quả vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Vì thế, Nghiên cứu chính sách và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông – lâm sản trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề có tính cấp bách, thời sự hiện nay cả về lý luận và thực tiễn.

ii) Nội dung và phương pháp nghiên cứu

  • § Nội dung nghiên cứu:

– Cơ sở khoa học của chính sách và giải pháp nâng cao NLCT của các DNVVN trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông, lâm sản trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

– Thực trạng chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNVVN trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông, lâm sản trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

– Hoàn thiện chính sách và giải pháp nâng cao NLCT của các DNVVN trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông, lâm sản trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

§ Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, nhóm nghiên cứu sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, bao gồm: Phương pháp kế thừa; phương pháp phân tích, thống kê kinh tế; phương pháp thống kê so sánh; phương pháp điều tra chọn mẫu (điều tra phỏng vấn); phương pháp chuyên gia, trong đó kết hợp cả nghiên cứu định tính và định lượng.

iii) Kết quả nghiên cứu và thảo luận

v Cơ sở khoa học của chính sách và giải pháp nâng cao NLCT của các DNVVN trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông, lâm sản là tổng thể các chính sách, biện pháp nâng cao NLCT của các ngành hàng nông lâm sản và các chính sách, biện pháp hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp đối với DNVVN tromg sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông lâm sản nâng cao NLCT

        Các chính sách, giải pháp nâng cao NLCT của các DNVVN là khác nhau đối với từng nhóm DN và đối với từng ngành hàng nông lâm sản

v Thực trạng năng lực cạnh tranh của các DNVVN trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông, lâm sản ở Viêt Nam là khác nhau, cụ thể

NLCT của doanh nghiệp ngành hàng chè nước ta còn yếu, sản phẩm chè chưa có chỗ đứng trên thị trường thế giới; các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành hàng cà phê có năng lực cạnh tranh tương đối cao, sản phẩm cà phê Việt Nam đã có vị trí trên thị trường trong nước và quốc tế; năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành hàng rau quả còn yếu; còn ngành hàng lúa gạo nước ta tuy đã có năng lực cạnh tranh nhưng mức độ cạnh tranh chỉ ở mức trung bình khá (vẫn còn 15,38% số doanh nghiệp điều tra tại Cần Thơ bị làm ăn thua lỗ); ngành hàng đồ gỗ gia dụng nước ta có năng lực cạnh tranh kém (21,42% số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đồ gỗ điều tra tại Bình Dương làm ăn thua lỗ); năng lực cạnh tranh của các doanh nghệp sản xuất kinh doanh đồ gỗ thủ công mỹ nghệ còn hạn chế (ở mức yếu), chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống (các làng nghề); năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm quế Việt Nam chưa cao, công nghệ sản xuất lạc hậu (chủ yếu là sản xuất thủ công).

v Thực trạng hệ thống chính sách, giải pháp nâng cao NLCT của DNVVN trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông lâm sản là

– Hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư trong nước thời gian qua đã có những đóng góp đáng kể, quan trọng cho sự phát triển của đất nước, thúc đẩy sự phát triển của các DNNVV: Hỗ trợ đầu tư hệ thống hạ tầng thiết yếu,  hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ xúc tiến thương mại…, thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi (được vay bảo lãnh tín dụng và được hỗ trợ lãi suất vay), được hỗ trợ về khoa học, công nghệ.

– Chính sách của nhà nước ban hành còn nhiều điểm bất cập: Quy mô vốn cho vay tín dụng còn ít, lãi suất còn cao, thời gian ngắn chưa phù hợp với sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp; hỗ trợ về khoa học, công nghệ còn ít và chưa thường xuyên; chính sách đào tạo nguồn nhân lực chưa phù hợp (những hoạt động đào tạo ở đa số các Bộ, ngành mới tập trung chủ yếu vào đối tượng là cán bộ quản lý nhà nước và doanh nghiệp thuộc ngành); chính sách thuế tuy không ngừng được điều chỉnh cho phù hợp nhưng mức nộp thuế của doanh nghiệp còn cao.

v Quan điểm về chính sách và giải pháp nâng cao NLCT của các DNVVN trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông, lâm sản trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế là:

– Xây dựng và hoàn thiện nhóm chính sách cho DNVVN phù hợp với quy định WTO;

– xây dựng và hoàn thiện chính sách liên quan ngành hàng nông, lâm sản phù hợp với quy định WTO;

–  Quy hoạch  phát triển các ngành hàng nông, lâm sản một cách hợp lý;

–   Đầu tư cơ sở hạ tầng, thủy lợi đối với từng ngành hàng nông, lâm sản.

v Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNVVN trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông, lâm sản trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế bao gồm:

       –  Các giải pháp ở cấp độ quốc gia: Thực hiện triệt để việc cải cách hành chính; điều chỉnh cơ cấu đầu tư; nghiên cứu, xây dựng và ban hành kịp thời các cơ chế, chính sách phù hợp với các quy định của WTO, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp có được các thông tin về thị trường và xúc tiến thương mại ở nước ngoài; xây dựng các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh trong tiến trình hội nhập; hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào thông qua việc tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, cung cấp điện, nước, hỗ trợ sau đầu tư, phát triển khoa học công nghệ, giống, cây con, hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý, đào tạo nghề cho người lao động trong các doanh nghiệp; xây dựng và hoàn thiện thể chế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tập trung quan tâm giải quyết các vấn đề kết cấu hạ tầng      

         –  Các giải pháp ở cấp độ ngành. nông, lâm nghiệp và các nhóm sản phẩm nông lâm nghiệp gồm: Tổ chức rà soát, điều chỉnh các chính sách hỗ trợ nông nghiệp theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế; khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp, nhất là trong bảo quản và chế biến nông, lâm sản; tiếp tục ưu tiên đầu tư về thủy lợi, về khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ bảo quản lưu thông hàng hóa nông sản (đặc biệt là xuất khẩu ).

         –  Các giải pháp, chính sách nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp gồm: Nâng cao năng lực quản lý điều hành, trình độ tổ chức quản trị kinh doanh của các doanh nghiệp; xây dựng chiến lược nghiên cứu khoa học công nghệ; đầu tư nhiều hơn cho việc xây dựng chiến lược sản phẩm; đẩy mạnh hoạt động quảng bá và xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường; có chiến lược liên kết, liên doanh giữa các doanh nghiệp Việt Nam để tạo nên sức mạnh cộng đồng, khắc phục tình trạng tranh mua tranh bán trên thị trường và sự yếu kém về quy mô nhỏ bé của mình.

iv) Kiến nghị đổi mới quản lý nhà nước và hoàn thiện chính sách đối với DNVVN trong NLS

– Đổi mới quản lý của Nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong các ngành hàng nông, lâm sản

– Đổi mới, hoàn thiện các chính sách sau:

Hoàn thiện chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với các ngành sản xuất, chế biến, tiêu thụ NLS, như: chính sách về đầu tư, tín dụng; chính sách tạo điều kiện về mặt bằng cho sản xuất kinh doanh; chính sách thuế.

Hoạch định và triển khai thực hiện chiến lược phát triển ngành hàng nông, lâm sản sát thực với trình độ phát triển của nền kinh tế và điều kiện kinh tế quốc tế.

Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại, hệ thống thông tin nhằm hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông, lâm sản xây dựng thương hiệu.

Huy động và phân bổ các nguồn lực vốn đầu tư trong và ngoài nước một cách tập trung và có hiệu quả vào các ngành, các khu vực sản xuất có khả năng tạo ra các mặt hàng nông, lâm sản phục vụ cho nhu cầu nội địa và thị trường xuất khẩu.

Xây dựng các kênh huy động và cung cấp vốn một cách hữu hiệu đối với sản xuất, xuất khẩu mặt hàng NLS.

Đổi mới một số quy định trong chính sách tín dụng đối với các doanh nghiệp nói chung và DNVVN trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ NLS nói riêng.

Thúc đẩy quá trình phát triển khoa học công nghệ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với các ngành hàng nông, lâm sản.

Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ NLS  đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển thị trường xuất khẩu NLS trong quá trình thực hiện CNH, HĐH.

Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng vật chất cho tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông, lâm sản phát triển.

v) Tài liệu tham khảo

1) Bộ Kế hoạch & Đầu tư (2008), Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam, Hội nghị Giữa kỳ Nhóm tư vấn các nhà tài trợ 2008.

2) Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (2005), Kế hoạch Phát triển Doanh nghiệp nhỏ vàvừa 2006 – 2010 và Kế hoạch hành động triển khai, Bộ Kế hoạch & Đầu tư.

3) Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (2008), Hội thảo Doanh nghiệp nhỏ và vừa, vai trò, thách thức và triển vọng, Chương trình chào mừng ngày danh nhân Việt Nam.

4) Phòng Thương mại và  công nghiệp Việt Nam (2006), Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp doanh nghiệp, Hà Nội.

5) Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2009), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2008, Đánh giá chất lượng điều hành kinh tế để thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, Báo cáo Nghiên cứu chính sách  VNCI.

 

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]