Kỹ thuật trồng tràm (Melaleuca leucadendron L.)

Thông tin Tư liệu

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Đặc điểm hình thái:

Cây gỗ nhỏ cao khoảng 12-15m, có khi cao đến 20m, đường kính ngang ngực 20-25cm, thân hơi vặn, vỏ trắng dày, xốp bong mảng gồm nhiều lớp xếp lên nhau và chiếm khoảng 22% so với thể tích cây. Từ Đà Nẵng trở ra tràm có ít hoa, cây nhỏ và mọc thưa thớt, thân không tròn thẳng, thường bị vặn và không cao quá 4m. Tràm có lá thưa, cành nhiều, nhỏ và hơi rủ xuống như Bạch đàn liễu.

Lá cứng, thường xanh, mọc so le, dày, đầu và đuôi nhọn dần, có 3-7 gân song song, khi non có phủ lớp lông. Lá tràm cất cho một loại dầu thơm rất quý, có mùi dầu sả, dùng trong kỹ nghệ nước hoa, dược phẩm, xà phòng,…. Tán lá hẹp.

Hoa trắng vàng mọc thành chùm ở đầu cành, nhị hoa có nhiều mật, hoa tự dài 5-15cm, nở rộ vào tháng 5, quả chín tháng 11. Quả hình cầu có đường kính 3mm. Hạt rất nhỏ, nhẹ, dễ phát tán. Một kg có khoảng 23 triệu hạt.

Đặc điểm sinh thái, lâm sinh:

Cây ưa sáng hoàn toàn, tán lá hẹp và thưa nên tràm có thể mọc thành quần thụ thuần loại rất dày, khoảng 20,000 cây/ha.

Tràm ưa đất phèn ngập nước 6 tháng trong mùa mưa. Mức ngập sâu 0,5-1,0m, thích hợp trên đất phèn ít và trung bình với thành phần cơ giới và sét nặng, nhưng cũng có thể chịu được đất đồi khô nóng, tầng đất nông, xói mòn mạnh.

Tràm chịu được đất có độ độc của hàm lượng muối phèn cao và các chất độc khác H2S, Fe++…… và đất rất chua có pH 2,5 – 3,0…..

Phân bố:

Tràm phân bố chủ yếu ở châu úc. Mọc tập trung thành rừng trên đất phèn ở Nam Bộ, nhiều nhất ở các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Minh Hải. Ngoài ra còn mọc rải rác ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, thành phần thụ dưới dạng cây bụi. Là cây chỉ thị cho đất phèn chua bị ngập hoặc không bị ngập nước theo mùa.

ởNam bộ cây mọc thành rừng, chiều cao bình quân của cây tới 20-25m, mật độ cây dày. Còn ở Trung bộ chỉ là những trảng cây bụi cao 0,5-5m. Đây là một loài cây ưa sáng hoàn toàn, tán lá thưa, trong 10 năm đầu sinh trưởng nhanh, cây được 5-7 tuổi bắt đầu ra hoa, kết quả. Cây có khả năng tái sinh bằng hạt tốt, khả năng đâm chồi mạnh.

Giá trị kinh tế:

Tràm là cây gỗ đa mục đích. Gỗ nặng có tỷ trọng 0,75, dễ cưa xẻ, có sức chịu lực cao nên được dùng trong xây dựng, đóng thuyền, dụng cụ gia đình, cọc cừ, củi …..

Lá tràm chứa 0,7% tinh dầu được sử dụng làm dược liệu ( thuốc xoa bóp, chế dầu khuynh diệp….). Hoa tràm cũng được dùng trong y dược, chế biến gia vị và nuôi ong lấy mật.

Rừng tràm có tác dụng cải tạo đất trống quá trình phèn hoá. Rừng tràm cũng có nhiều cá và các loại động vật có giá trị khác.

Kỹ thuật gieo trồng:

Hạt giống:Thu hái quả vào tháng 11-12 trên những cây hoặc quần thụ trưởng thành từ 8-10 đến 20-25 tuổi. Quả thu về được phơi ngoài trời cho hạt tách, tránh nơi gió mạnh vì hạt rất nhỏ và nhẹ dễ bị bay. Cho hạt vào bình để bảo quản ở nơi khô ráo.

Tạo cây con:Cày bừa làm sạch cỏ đất gieo, lên luống và san phẳng mặt luống có nước lắp xắp như luống gieo mạ, hàm lượng muối trong nước không quá 8%.

Gieo khoảng 2 lít hạt trên 1000m2. Nên trộn hạt với tro bếp hoặc cát để gieo cho đều; gieo xong cần phủ lớp cỏ mỏng để giữ ẩm. Sau 7-10 ngày hạt nảy mầm thì bỏ lớp cỏ phủ ra. Tiêu chuẩn cây con đem trồng là 12 tháng tuổi có chiều cao 0,5 – 0,7m.

Trồng rừng:phát dọn sạch thực bì trước khi trồng, có thể trồng bằng cây con rễ trần. Nếu gieo hạt thẳng phải cày bừa đất cẩn thận rồi xạ hạt. Trồng bằng rễ trần phải bứng cây con tránh đứt rễ, dâm cây ở ven nước nơi có bóng che để rễ mọc thêm lông hút (rễ trắng) rồi trồng đạt tỷ lệ sống cao hơn. Vận chuyển cây con cần bọc rễ bằng bùn hoặc cỏ để cây ít héo và tránh tổn thương bộ rễ.

Dùng cọc vót nhọn để chọc lỗ sâu 20-30cm, đường kính 5-10cm cho cây con vào lỗ sao cho kín nhưng không cong rễ và nén chặt quanh gốc.

Mật độ trồng 10.000 cây/ha, cự ly 1x1m; có thể trồng dày 15.000 đến 20.000 cây/ha nếu thuận lợi trong việc tiêu thụ sản phẩm tỉa thưa.

Thời vụ trồng thích hợp là đầu mùa mưa vào tháng 5-6 chậm nhất là vào tháng 7.

Có thể trồng rừng tràm bằng cách gieo thẳng:Đến mùa quả chín, hái về phơi khô tách lấy hạt. Đất sau khi cày bừa nhỏ, rạch thành rãnh luống rồi rắc hạt lên luống thành hàng, phủ một lớp đất mỏng, ủ rơm rạ, dẫn nước vào cho ngập mặt luống một đêm rồi tháo nước đi, hoặc tưới thật đẫm sau 3 ngày lại tưới đẫm một lần nữa.

Sau khi gieo 10 ngày hạt nảy mầm-Sau 1 năm cây cao 30-40cm, tiến hành chăm sóc, xới vun gốc và tỉa bớt cây, để lại đúng khoảng cách 1-1,5m. ởvùng Đồng Tháp Mười nhân dân thường bẻ những cành nhiều quả cắm trên đồng cỏ rồi đốt cỏ, quả tràm bị cháy nổ tung hạt gieo xuống đất.

Chăm sóc bảo vệ:

Chú ý phòng chống cho rừng tràm trong 6 tháng mùa khô. Biện pháp chủ yếu là đào mương ngăn cách để cản lửa kết hợp làm đường vận xuất và nuôi cá.
Phải thiết lập hệ thống chòi canh lửa và tổ chức lực lượng phòng chống cháy kịp thời khi phát hiện cháy.

Tỉa thưa 4 lần như sau:

Lần tỉa thưa Tuổi tỉa thưa Số cây chừa lại /ha
1

2

3

4

5

10

15

20

3500

1700

1000

800

Thu hoạch:

Hàng năm có thể thu hoạch 30-40 lít tinh dầu/ha do chưng cất từng lá.

Sau 25 năm có thể chặt chính đạt sản lượng 120-170m3/ha.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]