Kỹ thuật tạo giống và gây trồng Luồng

Lê Quang Liên
Trung tâm Nghiên cứu Lâm sinh Cầu Hai

 

 

Luồng có tên khoa học: Dendrocalamus membranaceus Munro thuộc họ phụ tre trúc Bambusoideac. Bộ hoà thảo Graminales.

Luồng có thân thẳng, tròn đều, độ thon nhỏ, nhiều cành, cành không có gai nên tiện việc sản xuất giống bằng hom cành. Đường kính của cây từ 10 —12cm, chiều dài của cây từ 18-20m. Trọng lượng tươi của cây Luồng nặng từ 40-50kg, cá biệt có cây nặng trên 70 kg. Thân Luồng cứng rắn, tỷ lệ Cellulose khá cao, 46,5 % ở đoạn gốc và 57,7 % ở đoạn giữa và đoạn ngọn.

Luồng là loài tre sinh sản theo kiểu hợp trục (búi, khóm …). Hàng năm Luồng ra măng vào mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10. Năng suất của rừng Luồng phụ thuộc vào lượng măng phát triển thành tre hàng năm.

Lá Luồng nhỏ thường xanh quanh năm, cây ít rụng lá vào mùa đông. Đây cũng là nguồn thức ăn rất quí cho gia súc như trâu, bò, cá chắm cỏ trong mùa hanh khô ít cỏ.

Cây Luồng sử dụng làm vật liệu xây dựng, đan lát đồ dùng dân dụng, làm nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất giấy, tơ nhân tạo và làm nguyên liệu để sản xuất một số mặt hàng xuất khẩu như, đũa, ván trang trí nội thất, chiếu v.v

Luồng sinh trưởng và phát triển nhanh. Sau khi trồng từ 4 — 5 năm là bắt đầu thu hoạch. Thời gian thu hoạch kéo dài từ 40 —50 năm liền, chu kỳ khai thác ngắn (1-2 năm/lần). Lượng khai thác mỗi lần từ 1.200-1.400 cây/ha, khoảng 30 % trữ lượng rừng. Đối tượng cây khai thác là cây từ 3 năm tuổi trở lên. là loài cây trồng một lần nhưng cho thu hoạch nhiều lần.

I.Điều kiện tự nhiên để trồng Luồng.

1. Điều kiện khí hậu.

Luồng phân bố chủ yếu ở Thanh Hoá. Từ năm 1984 cây Luồng Thanh Hoá đã được di thực ra vùng Sơn Dương (Tuyên Quang) ; Cầu Hai (Phú Thọ) Ninh Bình, Hoà Bình, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang … và sinh trưởng, phát triển tốt. Luồng sinh trưởng phát triển tốt ở những vùng có mưa mùa nhiệt đới, khí hậu trong năm có 2 mùa khô và mùa mưa rõ rệt. Những nơi có lượng mưa hàng năm từ 1.600-2000mm, nhiệt độ trung bình không khí mùa khô từ 11-240c, mùa mưa từ 26-280c, độ ẩm không khí > 80 % đều thích hợp cho Luồng phát triển. Luồng là cây ưa sáng không thể sống cớm bóng dưới tán cây khác.

2- Điều kiện đất đai.

Luồng sinh trưởng phát triển tốt ở những nơi còn tính chất đất rừng, tầng đất còn dày >60 cm, đất xốp, ẩm thoát nước. Đối với đất bạc màu Luồng sinh trưởng phát triển kém. Đất trồng Luồng không được ngập úng, không phèn, không mặn. Độ PH Kcl từ 3,5 đến 7,0 thích hợp cho Luồng sinh trưởng và phát triển.

II. Một số phương pháp tạo giống Luồng.

1. Tạo giống bằng gốc.

Tạo giống bằng gốc là kinh nghiệm lâu đời của nhân dân. Cách tạo giống Luồng bằng gốc như sau :

a.Chọn cây làm giống.

Cây Luồng chọn để lấy gốc làm giống phải đạt tiêu chuẩn :

– Cây trong búi sinh trưởng phát triển tốt, không có hiện tượng ra hoa.

– Cây bánh tẻ có tuổi dưới 1 năm, của vụ măng trước, đã đầy đủ lá.

– Cây không bị sâu bệnh hại.

b. Thao tác đánh giống:

– Đánh đúng chỗ tiếp giáp giữa thân ngầm và gốc cây mẹ.

– Xỉa đứt hệ rễ xung quanh cây giống định đánh.

– Dùng dao sắc chặt bớt thân cây làm giống, chừa lại dài 2 —4m.

– Dùng lực đẩy cây đã đánh về phía cây mẹ.

– Gốc nào có nhiều rễ bờm thì phải dùng dao xén bớt chỉ để lại dài 1-2cm.

– Khi đánh giống và vận chuyển không được làm dập chồi ngủ gốc giống.

2. Tạo giống bằng cành.

a-Tạo giống cành bằng phương pháp sử dụng chất kích thích sinh trưởng 22,4 D và 2,45 T.

(Xem qui trình QTN-15-79)

b- Tạo giống cành bằng phương pháp chiết cành.

Đây là phương pháp dễ làm, dễ vận dụng, hiệu quả cao. Phương pháp này đã được chuyển giao kỹ thuật thông qua các lớp tập huấn về ” Kỹ thuật tạo giống và trồng cây tre Luồng thanh hoá” cho nhiều trung tâm khuyến nông.

* Tóm tắt cách làm.

Trước tiên cần xây dựng một rừng Luồng giống, để khai thác cành làm giống.

Rừng Luồng làm giống phải đảm bảo yêu cầu :

– Mật độ : 200 — 250 khóm/ha (5 x 10 hoặc 4 x10)

– Hàng cách hàng 10 m, cây cách cây 4 hoặc 5 m

– Rừng phải sinh trưởng tốt.

– Phải áp dụng cường độ khai thác mạnh (chỉ để cây 1 tuổi).

– Phải thường xuyên chăm sóc : luỗng phát dây leo, cây bụi, thảm tươi, cỏ dại, xới xáo quanh gốc, bón phân.

– Chọn các cây có nhiều cành, cành có từ gốc.

– Tuổi rừng làm giống phải từ năm thứ ba trở lên.

– Cây chọn làm giống phải đạt tiêu chuẩn:

+Tuổi cây mẹ dưới 1 năm tuổi (cây của lứa măng năm trước)

+ Làm được giống tất cả các cành trên cây mẹ đã chọn (trừ những cành

chưa toả lá không làm).

+ Không bị sâu bệnh, không có hiện tượng khuy.

+ Có thể lấy cành làm giống ở các cây trên 1 năm tuổi nhưng phải trẻ hoá cành già bằng cách chặt bỏ tất cả các cành vào mùa xuân, khi chặt phải để chừa lại mấu cành. Các chồi ngủ ở mấu cành phát triển thành cành mới đủ lá là có thể chiết cành làm giống được.

Để việc chiết cành được thuận tiện, dễ dàng, năng suất thì phải chuản bị đầy đủ các dụng cụ, vật tư như : Cưa đơn, dao tay sắc, xô xách bùn, bầu nilon có kích thước dài 60-65 cm rộng 12cm, bùn ..

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]