Nghiên cứu khả năng hấp thụ carbon là một trong những nội dung nghiên cứu quan trọng nhằm định lượng giá trị môi trường của rừng, phục vụ cho việc xây dựng cơ chế chi trả các dịch vụ môi trường của rừng. Nghiên cứu này được thực hiện tại 2 tỉnh Tuyên Quang và Phú Thọ cho đối tượng nghiên cứu là rừng trồng Mỡ thuần loài – một trong những loài cây trồng rừng chủ yếu ở nước ta. Kết quả nghiên cứu đã xác định được cấu trúc và lượng carbon hấp thụ trong cây Mỡ, cây bụi thảm tươi, vật rơi rụng và trong đất rừng, từ đó đã xác định được tổng lượng carbon hấp thụ trong lâm phần Mỡ trồng trên các cấp đất và cấp tuổi khác nhau. Kết quả nghiên cứu cũng đã xây dựng được mối quan hệ giữa lượng carbon hấp thụ với các nhân tố điều tra dễ xác định như D1,3, Hvn, tuổi và mật độ làm cơ sở cho việc xác định nhanh và dự báo lượng carbon tích lũy ở rừng trồng Mỡ tại vùng Trung Tâm Bắc Bộ nước ta.
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu giải pháp phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại chính cây Sơn tra (Docynia indica Willich) tại miền núi phía Bắc
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu giải pháp quản lý tổng hợp bệnh tua mực hại cây quế tại tỉnh Quảng Nam và vùng phụ cận
- Hội đồng nghiệm thu kết thúc Dự án Khuyến nông Trung ương: “Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn bằng giống Keo lai mô được công nhận“.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: “Nghiên cứu biện pháp phòng trừ tổng hợp một số loài sâu ăn lá chính và mọt đục thân các loài Keo tai tượng, keo lai và Keo lá tràm tại Việt Nam”.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: “Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện kỹ thuật trồng rừng một số giống tiến bộ kỹ thuật Keo lá tràm (AA42, AA53, AA56, AA92, AA95) cung cấp gỗ lớn tại vùng Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ”.
Các tin khác
- Xác định loài, vùng phân bố và đặc điểm lâm học của các loài dẻ ăn hạt ở Tây Nguyên
- Xác định tiêu chuẩn phân chia lập địa (vi mô) cho rừng trồng công nghiệp tại một số vùng sinh thái ở Việt Nam
- Nghiên cứu các giải pháp kinh tế, kỹ thuật tổng hợp nhằm khôi phục và phát triển Rừng ngập mặn và rừng Tràm tại một số vùng phân bố ở Việt Nam
- Ứng dụng chỉ số nhiệt thực vật cho việc đánh giá sa mạc hoá vùng bờ biển ở Việt Nam
- Nghiên cứu mối quan hệ di truyền của 12 loài thuộc chi Dipterocarpus (họ Dipterocarpaceae) dựa trên các chỉ thị phân tử