Hội thảo “Phổ biến kết quả chương trình nghiên cứu sinh kế vùng cao (ARD – SPS) giai đoạn 2007-2012”

Trong khuôn khổ chương trình kỷ niệm 54 năm ngày Lâm nghiệp Việt Nam (28/10/1954 – 28/11/2013), vào ngày 27/11/2013 Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam và Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Phổ biến kết quả chương trình nghiên cứu sinh kế vùng cao (ARD – SPS) giai đoạn 2007-2012” tại Văn phòng Viện.

13-11-27 HoiThao 1

Thành phần tham dự Hội thảo bao gồm các quý vị đạo biểu nguyên là Lãnh đạo Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn); Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp & PTNT, Lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp, Lãnh đạo Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và các cán bộ nghiên cứu khoa học đầu ngành về lĩnh vực Lâm nghiệp.

PGS.TS. Triệu Văn Hùng Quyền Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã trình bày nội dung, mục tiêu, hoạt động chính và kết quả của của dự án.

13-11-27 HoiThao 2

Dự án “Hỗ trợ Chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn (ARD SPS) giai đoạn 2007 – 2012” do Chính phủ Đan Mạch tài trợ cho Bộ NN-PTNT

Dự án gồm Hợp phần Trung ương và Hợp phần tỉnh.

Hợp phần tỉnh hỗ trợ 5 tỉnh: Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Đắk Lăk và Đắk Nông

Hợp phần Trung ương gồm 2 Tiểu hợp phần:

Tiểu hợp phần 1: Phát triển chính sách và chiến lược,

Tiểu hợp phần 2: Các phương pháp tiếp cận mới cho sinh kế vùng cao bền vững

 

Mục tiêu chung là: “Phúc lợi của các hộ gia đình nông dân vùng cao tăng trưởng bền vững nhờ cải thiện công tác quản lý nguồn lực, hoạt động sản xuất và marketing trong nông nghiệp, chú trọng tới nông dân nghèo vùng cao, đặc biệt là phụ nữ và đồng bào các dân tộc thiểu số”.

Tiểu hợp phần 2 do Vụ KHCN-MT, Bộ NN-PTNT tổ chức thực hiện, có mục tiêu: “Các phương pháp tiếp cận mới cho sinh kế vùng cao bền vững được phát triển và ứng dụng tại các tỉnh thuộc Chương trình”.

Hoạt động chính gồm một chương trình nghiên cứu về sinh kế vùng cao với các phương pháp tiếp cận mới cho các khu vực miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số, có chú ý tới việc lồng ghép các vấn đề liên ngành như: giới, môi trường, dân tộc thiểu số vùng cao và phòng chống HIV/AIDS.

 

Kết quả 16 đề tài thuộc Tiểu hợp phần 2 như sau:

Lựa chọn, xác định 38 giống phù hợp với điều kiện canh tác

Số QTKT được xây dựng và phổ biến: 36

Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật: 16 bản

Số hộ tham gia mô hình: 785

Số người được tập huấn:  2288

Ngoài ra, phổ biến trên một số phương tiện phát thanh và truyền hình

 

Bài học kinh nghiệm:

Sự cần thiết:

Sinh kế nói chung và Sinh kế cho người dân ở các vùng dân tộc thiểu số, vùng cao của Việt Nam nhằm xóa đói, giảm nghèo luôn là vấn đề được sự quan tâm rất lớn của Nhà nước và toàn xã hội nhưng đây vẫn là những vùng khó khăn nhất, chậm phát triển nhất với tỷ lệ đói nghèo cao nhất và các chỉ số phát triển kém nhất.

Về nội dung:

Để cải thiện sinh kế cho vùng cao, có thể có nhiều cách tiếp cận khác nhau tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội cụ thể, nội dung các vấn đề được xác định trong Chương trình này gồm 5 nhóm: cây lương thực và cây thực phẩm; cây Lâm nghiệp và Lâm sản ngoài gỗ;  cây công nghiệp và cây dược liệu; chăn nuôi; và Kinh tế – Xã hội.

Về cách tiếp cận và phương pháp:

Do sự phức tạp của vấn đề sinh kế nên cần cách tiếp cận hệ thống nhằm xem xét vấn đề một cách toàn diện và đầy đủ; tiếp cận có sự tham gia , bao gồm người dân địa phương, nhà khoa học, cán bộ khuyến nông và một số đối tác có liên quan khác; tiếp cận nghiên cứu theo định hướng kết quả đầu ra , sản phẩm phải cụ thể, đo đếm được, phù hợp với truyền thống văn hóa và đặc thù của các dân tộc, có khả năng nhân rộng, bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường.

Về phổ biến, nhân rộng kết quả:

Tài liệu: BC tổng kết đề tài, Tờ rơi, Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật cho cán bộ kỹ thuật và khuyến nông viên và sách “Sinh kế vùng cao” là tài liệu tham khảo cho cán bộ khoa học, quản lý và các đối tượng khác.

 

Tồn tại và Kiến nghị:

Tồn tại, hạn chế:

– Thời gian thực hiện đối với một số đề tài của chương trình còn quá ngắn nên kết quả mới là sơ bộ ban đầu và cần có những theo dõi tiếp theo.

– Kinh phí hạn chế nên quy mô xây dựng mô hình còn nhỏ, sức thuyết phục của một só kết quả còn thấp, tính bền vững cũng hạn chế.

– Trong quá trình thực hiện, việc phối hợp giữa các bên liên quan ở một số đề tài còn chưa chặt chẽ.

Kiến nghị:

Để thúc đẩy việc áp dụng kết quả của các mô hình vào sản xuất cần tạo được mối liên kết giữa các cơ quan khuyến nông tại địa phương với các hoạt động của mô hình. Đồng thời, khuyến khích xây dựng và phát triển các câu lạc bộ cùng sở thích cho hộ nông dân, hỗ trợ nông dân tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật mới và tiếp cận thị trường có hiệu quả.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]