Hội thảo khoa học “Về công tác hướng dẫn trong đào tạo nghiên cứu sinh”

Lê Hồng Phúc

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Ngày 22 tháng 3 năm 2002 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tổ chức cuộc Hội thảo Khoa học “hướng dẫn Viên” (HDV).

Tổng số HDV của Viện tính đến nay là 72 chuyên gia trong – ngoài Viện. Trong 72 HDV có 21 người là giáo sư, chiếm 29%; 24 người là phó giáo sư, chiếm 33%; 8 người là tiến sĩ khoa học, chiếm 11%; số HDV là tiến sĩ có 64 người, chiếm 89 %. Đội ngũ HDV khá đông đảo về số lượng và đảm bảo chất lượng ấy đã và đang hướng dẫn 105 NCS của Viện; trong đó 60 NCS đã bảo vệ thành công luận án cấp Viện, 56 NCS đã được cấp bằng tiến sĩ.

Kinh nghiệm 20 năm tiến hành đào tạo sau đại học chúng tôi nhận thấy nhiều vấn đề quan trọng tác động đến chất lượng đào tạo. Một trong những vấn đề then chốt nhất ảnh hưởng nhiều tới chất lượng là vấn đề hướng dẫn. Vì vậy Viện KHLNVN đã chọn vấn đề này đưa ra bàn luận trong Hội thảo.

Hội thảo mang tên: “Về công tác hướng dẫn trong đào tạo nghiên cứu sinh

Mục đích hội thảo:

– Rút kinh nghiệm, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hướng dẫn

– Đảm bảo và nâng cao chất lượng hướng dẫn, chất lượng luận án, chất lượng đào tạo

Nội dung hội thảo:

1) Báo cáo tình hình công tác hướng dẫn trong đào tạo nghiên cứu sinh 20 năm qua

2) Hội thảo: Thảo luận/ Trao đổi tìm giải pháp làm thế nào để nâng cao chất lượng, hiệu quả hướng dẫn, xác định những điểm mạnh, những điểm tồn tại và đề ra phương hướng khắc phục…

Chủ tịch đoàn điều hành cuộc hội thảo: GS TSKH Đỗ Đình Sâm Viện Trưởng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, TS Đặng Đình Hải phóvvụ trưởng vụ tổ chức cán bộ-Bộ NN&PTNT.

Tham gia cuộc hội thảo có PGS TS Phùng Quốc Tuấn đại diện Vụ sau đại học-Bộ GD ĐT; KS Ngô Thời Tuyên Tổng biên tập Tạp chí NN&PTNT, các nhà khoa học, các giám đốc trung tâm, các trưởng phòng nghiên cứu, các trưởng phòng chức năng của Viện…Tham gia hội thảo còn có trưởng ban đào tạo SĐH Viện Địa chất-Khoáng sản, phó phòng đào tạo SĐH Viện Chăn nuôi,

Phần đầu của hội thảo là lễ phát bằng cho 5 tiến sĩ mới tốt nghiệp.

Tham dự hội thảo có 40 HDV, 15 đại biểu, 5 TS mới tốt nghiệp. Hội thảo còn thu được 20 phiếu góp ý chi tiết bổ ích cho công tác hướng dẫn và công tác đào tạo nói chung của Viện.

Hội thảo đã nghe báo cáo dẫn của phòng đào tạo sau đại học và hai báo cáo tham luận của GS TS Nguyễn Xuân Quát, PGS TS Hoàng Hữu Nguyên và phát biểu của một NCS mới tốt nghiệp là TS Nguyễn Huy Sơn

Những vấn đề quan trọng nhất rút ra qua hội thảo:

– Vai trò của các thầy rất quan trọng nhưng các thầy không làm thay NCS, luận án của NCS có thể coi là nối tiếp những công trình khoa học của các thầy. Vì vậy, trách nhiệm trong hướng dẫn của người thầy là rất lớn

– Tổng hợp các ý kiến nêu trong hội thảo cũng như trong báo cáo, chủ trì hội thảo nhấn mạnh có 6 vấn đề nổi bật trong công tác hướng dẫn đào tạo NCS cần quan tâm giải quyết:

+ Chọn được NCS có năng lực và phân loại NCS để phân công thầy HD phù hợp và thực hiện hướng dẫn khoa học hiệu quả

+ Hướng dẫn NCS chọn đề tài và xây dựng đề cương, kế hoạch nghiên cứu, tránh tình trạng luận án khi thực hiện không khả thi và nội dung khoa học không phù hợp với đề tài nghiên cứu

+ Xem xét hiện trường nghiên cứu của NCS (đặc biệt quan trọng trong LN)

+ Cần liên kết, tranh thủ chất xám trong ngành; gắn NCS với cơ sở nghiên cứu, phòng thí nghiệm

+ Hướng dẫn NCS viết luận án thật tốt

+ Thầy hướng dẫn là tấm gương về đạo đức khoa học cho NCS học tập

+ Đề nghị kết hợp thầy có kinh nghiệm với thầy trẻ cùng hướng dẫn, gắn đề tài NCS với các đề tài nghiên cứu, tập hợp danh sách các thầy hướng dẫn mở rộng với trường Đại học Lâm nghiệp. Các thầy cũng phải tự xác định trách nhiệm bổ sung kiến thức cho chính mình.

Cuộc hội thảo đã diễn ra tốt đẹp có ý nghĩa thiết thực. Nhiều ý kiến đóng góp xác đáng đã được trình bày. Hội thảo thống nhất công tác hướng dẫn không chỉ gồm 12 nội dung hướng dẫn về mặt khoa học, mà còn gồm cả nội dung hướng dẫn đào tạo con người như báo cáo đã đưa ra, đào tạo cán bộ khoa học có trình độ cao “vừa hồng vừa chuyên” phục vụ xây dựng và phát triển rừng và nghề rừng Việt Nam hiện tại và tương lai.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]