Giới thiệu sơ bộ việc thu hái và sử dụng các Lâm sản ngoài gỗ trong khu bảo tồn thiên nhiên của Vân Nam, Trung Quốc

1. Khái niệm

Có nhiều ý kiến khác nhau về định nghĩa lâm sản ngoài gỗ (LSNG) trên thế giới. Tại Hội nghị thương lượng cấp chuyên viên về LSNG được tổ chức ở Bangkok vào tháng 11 năm 1991, FAO đã đưa ra định nghĩa sau: LSNG tất cả các sản phẩm có khả năng tái tạo có nguồn gốc từ rừng hoặc trên bất cứ loại đất nào với chức năng tương tự (trừ các tài nguyên gỗ, củi, than, vật liệu đá, nước và du lịch). LSNG được chia thành:

(1) Sản phẩm dạng sợi: tre nứa, song mây, sợi từ thân hoặc vỏ cây, lông mịn;

(2) Sản phẩm ăn được:

· Sản phẩm lương thực từ thực vật: như rễ, thân, lá, hoa, măng, quả, hạt, hạt dầu, gia vị và nấm;

· Sản phẩm từ động vật: như mật ong, cá, các loài chim ăn được, trứng, côn trùng…;

(3) Thuốc và mỹ phẩm;

(4) Sản phẩm chiết suất từ cây như: nhựa, côlôphan, tanin, chất nhuộm, dầu và chất béo, nước hoa. v.v…

(5) Động vật không ăn được và các sản phẩm của nó: trứng, động vật, chim, côn trùng, và da sống, bàn chân, răng, xương và lông của động vật.

Mặc dù chưa có sự thống nhất trên thế giới, chúng ta coi LSNG như là sự đa dạng về các tài nguyên sinh vật và các sản phẩm do chúng tạo ra mà có nguồn gốc từ hệ sinh thái rừng và được con người sử dụng, trừ gỗ. Chừng nào mà người ta xem xét đến nguồn gốc thì định nghĩa này sẽ khác với các định nghĩa khác về LSNG, thực tế nó là sự mở rộng và kết hợp của định nghĩa trước. Nói chung, nó có thể được phân chia thành các sản phẩm từ rừng có giá trị kinh tế, các sản phẩm hoá chất từ rừng và các sản phẩm sinh học có ích khác. Vì đặc tính phân bố rộng, rất đa dạng, ứng dụng rộng rãi, có giá trị và chức năng đặc biệt nên ở một vài nơi nó được gọi là “các sản phẩm phụ từ rừng”.

2. Giới thiệu vắn tắt về khu bảo tồn thiên nhiên ở Vân Nam

Vân Namcó tất cả 110 khu bảo tồn thiên nhiên nhằm bảo tồn tài nguyên rừng, động vật hoang dã và đất ướt. Trong đó có 8 khu bảo tồn ở cấp quốc gia, 44 ở cấp tỉnh và 58 ở cấp quận/hạt. Tổng cộng chúng có diện tích 2.189 triệu ha. Do vị trí địa lý và khí hậu đặc biệt ở Vân Nam, những khu bảo tồn thiên nhiên này đại diện cho 90% các kiểu rừng từ vùng nhiệt đới phía bắc đến vùng lạnh. Những khu bảo tồn thiên nhiên này có hệ sinh thái rừng được bảo vệ tốt nhất và giàu nhất về đa dạng sinh học cũng như rất phong phú về tài nguyên LSNG. Là một nhà lâm nghiệp chúng ta cần nghiêm túc xem xét xem làm thế nào để bảo vệ được những nguồn tài nguyên này, và làm thế nào để phát triển và sử dụng chúng trong các vùng thử nghiệm và vùng đệm của các khu bảo tồn thiên nhiên.

Dự án Bảo tồn rừng và Phát triển Cộng đồng (FCCDP) bao gồm 4 quận, 10 hạt và 6 khu bảo tồn thiên nhiên (2 khu ở cấp quốc gia, các khu khác ở cấp tỉnh) với tổng diện tích là 320,000 ha. 6 khu bảo tồn thiên nhiên này đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ rừng ở Vân Nam. Chúng được phân chia theo thứ tự ưu tiên trong kế hoạch bảo tồn thiên nhiên của tỉnh. Những tài nguyên LSNG quý cũng có thể tìm được ở trong các khu bảo tồn này.

Các LSNG được thu hái thường xuyên là:

Măng, các loại nấm khác nhau, địa y, dược thảo, mật ong, nhựa, côlôphan, cánh kiến, cao su, lá thông, thức ăn gia súc: do con người thu lượm về (ví dụ: cỏ cho lợn), thức ăn gia súc: do gia súc ăn tại chỗ (cỏ), rau hoặc hoa quả, hạt, ong, nhộng, phong lan, củ ăn được, săn bắn các động vật không cần bảo vệ, cá …

3. Những biện pháp và chính sách quản lý ở địa phương

Thu hái các sản phẩm LSNG là nguồn thu nhập chính của người dân trong khi chính quyền địa phương lại khuyến khích việc trồng và thu hái các loài cây gỗ có giá trị kinh tế. Người dân mong muốn trở nên giàu có càng nhanh càng tốt. Những quy định đối với các sản phẩm LSNG và các loài cây có giá trị kinh tế thì thay đổi ở các vùng nghiên cứu khác nhau. Nội dung chính là:

1. Quy chế quản lý khu bảo tồn thiên nhiên ở Vân Nam chỉ rõ: “các hoạt động khai thác gỗ, săn bắn, trồng cấy và các hoạt động khác mà có hại tới động vật hoang dã và thực vật (…) bị nghiêm cấm trong khu bảo tồn” (mục 10), và “với điều kiện là tài nguyên thiên nhiên chưa bị phá huỷ, và dưới sự hướng dẫn, sắp xếp của các cơ quan quản lý khu bảo tồn thiên nhiên, thì người dân trong khu bảo tồn được phép tiến hành các hoạt động sản xuất nhất định như trồng cấy và chăn nuôi” (mục 16).

Mục 4 về các chi tiết thi hành Luật lâm nghiệp tỉnh Vân Nam nói rằng: “Chính quyền tại các cấp cần xác định rõ trách nhiệm trong việc sản xuất và quản lý lâm nghiệp, và xác định quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người sở hữu và người sử dụng/người quản lý rừng và đất rừng để nâng cao sản xuất, dịch vụ kỹ thuật và quản lý. Để phát triển lâm nghiệp, cần xây dựng một hệ thống có trách nhiệm quản lý ở hai mức độ phù hợp đối với vùng núi cần được bảo tồn và vùng núi được hợp đồng với hộ dân. Với việc quản lý chung theo các hình thức khác nhau thì sự chiếm hữu cố định rừng/núi, và các nguyên tắc tự nguyện và các lợi ích chung là thiết yếu. Nên tổ chức việc trồng, bảo vệ và khai thác rừng theo một cách thống nhất, đảm bảo phân chia đúng lợi ích từ việc bán gỗ. Việc quản lý “núi đã định danh” phải được ký hợp đồng theo các quy định. Các biện pháp quản lý rừng và các yêu cầu trồng rừng phải được xác định rõ. Phải nghiêm túc tuân theo quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng. Những quy định này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, và dần dần hợp nhất việc thu hái và quản lý bền vững tài nguyên rừng.

2. Trong nghiên cứu này, chính quyền địa phương khuyến khích người dân phát triển rừng kinh tế, kể cả trong kế hoạch giảm nghèo. Mỗi hộ gia đình được yêu cầu trồng 1 – 3 mu[1] rừng kinh tế (ví dụ: óc chó, dầu tùng, cao su). Chính quyền trợ cấp cho cây con và phân bón. Các cơ quan khuyến nông khuyến lâm hỗ trợ kỹ thuật.

3. ởtỉnh Vân Nam, chính sách không đánh thuế có hiệu lực đối với các sản phẩm LSNG do người dân thu hái hoặc trồng được và bán ra thị trường. Tuy nhiên, những người môi giới trung gian phải trả thuế sản phẩm nông/lâm sản riêng là 8,8% khi mua các sản phẩm này chẳng hạn như măng, các loại nấm ăn được, hạt dầu tùng và củi.

4. Người dân được phép thu hái các sản phẩm LSNG (nấm) ở một nơi nhất định trong rừng, có thể trồng các cây có giá trị kinh tế trên đất đai thuộc vùng núi được bảo tồn và các sản phẩm do người dân tùy ý sử dụng.

5. Người dân được phép thu hái nhựa trên núi đã định danh (thuộc sở hữu của xã nhưng được hợp đồng cho các hộ dân).

6. ởquận Tư Mao tỉnh Vân Nam người dân có thể thu hái cao su từ rừng trồng cao su đã hợp đồng (5 – 10 mu/hộ gia đình), nhưng phải trả thuế sản phẩm nông/lâm sản riêng là 8,8% đối với một cây cao su cho Sở thuế địa phương. Người môi giới trung gian sẽ phải trả phí quản lý cho số măng mua được là 40 nhân dân tệ/tấn nếu số măng này được vận chuyển ra ngoài vùng sản xuất. Ngoài ra, cần phải trả thuế sản phẩm nông/lâm sản riêng là 0,5 nhân dân tệ/kg (khoảng 8,8%).

7. Chính quyền hạt Lạng Cương đã xây dựng một quy chế là việc thu hái măng chỉ được tiến hành hai năm một lần. Một kết quả do quy chế này có thể đem lại là thu nhập hàng năm của người dân dao động rất lớn.

8. ởmột vài nơi, cán bộ Sở thuế định ra thuế sản phẩm nông/lâm sản riêng cho cây ăn quả khi họ xuống các làng. Thuế cho một cây ăn quả được tính cố định trong 3 năm. Tuy nhiên, cách tính thuế này dường như không hợp lý vì nó không dựa vào thực tế lượng hoa quả thu hoạch được. Nhưng với cách tính này thì việc quản lý của Sở thuế dễ dàng hơn.

4. Tác động của thu hái LSNG tới tài nguyên, đa dạng sinh học và quản lý việc thu hái LSNG

Trước khi các qui định quản lý khu bảo tồn được ban hành, người dân được phép chặt cây một cách tự do trong khu bảo tồn. Đôi khi họ cho thân cây chết dần để nấm mọc trên thân cây. Để có được những cây dược thảo, một số người dân đã chặt cây Siberian solomoseal; thực tế việc làm này là “giết gà lấy trứng”, làm ảnh hưởng xấu tới rừng và đa dạng sinh học. Cao su đã được trồng độc canh rất nhiều tại đa số các vùng nóng của tỉnh Vân Nam(ở độ cao dưới 700 m). Hiện nay rất khó tìm được cây Hồ trăn Trung Quốc ở quận Nội Giang, vì vậy giá thị trường của loài dược thảo này tăng lên. Rõ ràng, bảo tồn các loài bản địa trong môi trường tự nhiên là thiết yếu.

Hiện nay, việc thu hái và sử dụng LSNG ở Vân Namcòn chưa được quản lý tốt (không kể việc trồng và thu hoạch rừng kinh tế). Hơn nữa, các thị trường địa phương không thống nhất làm cho lợi ích hợp pháp của người dân không được bảo vệ. Thực hiện một số biện pháp quản lý là việc làm cấp bách. Chính quyền địa phương đã tiến hành một số biện pháp để bảo vệ đa dạng sinh học và lợi ích của người dân. Ví dụ như việc xây dựng các quy chế quản lý đất lâm nghiệp, “quy chế quản lý khu bảo tồn tỉnh Vân Nam, và việc tăng cường thi hành luật của các tổ chức an ninh công cộng. Các cơ quan quản lý khu bảo tồn tăng cường tuần tra (hơn 3 lần trong một tháng). Để bảo vệ lợi ích của chính mình, người dân ở ngoài làng không được phép thu hái nấm trong rừng chung của làng, đặc biệt là trong mùa thu hoạch (tháng 6 – tháng 9). Hạt Lạng Cương đã áp dụng quy chế “thu hái măng hai năm một lần”. ởlàng Đại Hoàng Thiên thuộc khu hành chính Nalan, thành phố Tư Mao, người dân đã xác định những thời gian khác nhau và tần suất thu hoạch măng luồng (Dendrocalamus menbranaceus) và măng đen. Tất cả những nguyên tắc và quy chế này đã được lồng ghép trong các quy chế khác nhau của làng tại các địa điểm khác nhau.

5. Quản lý mâu thuẫn trong việc thu hái LSNG

Cho đến khi khu bảo tồn và cộng đồng liền kề được quan tâm, ở Vân Nambị thiếu các quy chế quản lý có hiệu quả và các phương pháp thu hoạch theo tiêu chuẩn để thu hái các sản phẩm LSNG. Để giảm bớt mâu thuẫn và tăng cường các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, những người dân ở vùng liền kề tự tổ chức một cách cẩn thận để tuần tra rừng, và xây dựng các quy chế quản lý cụ thể để chuẩn hoá việc thu hái LSNG.

Các khu bảo tồn thiên nhiên ở Vân Namrất giàu tài nguyên LSNG. Để bảo tồn đa dạng sinh học và tăng cường các lợi ích của người dân, điều cần thiết là cho phép họ thu hái LSNG ở vùng thử nghiệm và vùng đệm, và khuyến khích cộng đồng tham gia cùng quản lý rừng trong lúc củng cố nhận thức của họ. Một nhiệm vụ quan trọng để quản lý khu bảo tồn thiên nhiên là cùng nhau lập ra các quy chế quản lý và quy chế chuẩn hoá việc thu hái của làng; bằng cách này cũng sẽ cải thiện việc quản lý thu hái LSNG.

Bùi Mỹ Bình

Lược dịch từ “The International seminar on Non-timberForestProduct-ChinaYunnan, Laos, Vietnam, 2/2000, YunnanUniversityPress

*****************************

CIFOR đang tiếp tục hợp tác với nhật Bản trong lĩnh vực

phục hồi rùng nhiệt đới đã thoái hoá

Nguồn cung cấp gỗ củi từ rừng trồng ngày đang được tăng lên làm giảm dần sức ép đối với rừng tự nhiên. Việc khai thác rừng có thể gây nên suy thoái trầm trọng cho hệ sinh thái. Vì vậy CIFOR-Nhật Bản đã xây dựng dự án phát triển kỹ thuật nhằm giảm bớt sự suy thoái rừng và phục hồi lại những vùng đất bị suy thoái. Về các mặt kỹ thuật, kinh tế, xã hội dự án này có nhiều tính khả thi. Ông Takeshi Toma nhà nghiên cứu của Nhật Bản cho rằng :” Dự án phải giải quyết được vấn đề tập trung quản lý rừng bền vững ở các vĩ độ khác nhau ”

CIFOR và chính phủ Nhật Bản đã thực hiện pha 1 của dự án này từ giữa năm 1996 đến năm 1999 cùng với một số tổ chức ở các nước: Argentina, Brazin, Congo, Indonesia, Malaysia, Papua New Guinea, Peru và Thailan. Việc nghiên cứu đã đưa ra những kết quả hữu ích, đồng thời nó cũng cung cấp nhiều kinh nghiệm cho pha hai của dự án. ởArgentina, các nhà nghiên cứu đã cải tiến phương pháp khai thác rừng sao cho những tác động xấu là nhỏ nhất tới rừng; đồng thời tăng khả năng và quá trình sinh trưởng của cây không làm cho đất bị vón kết.

Những nghiên cứu về rừng được phục hồi sau lần khai thác đầu tiên khi tuổi 15 ở Malaysiađã được tiến hành. ở Peruvian Amazon, các nhà nghiên cứu đã tìm ra những điều kiện tốt nhất để hình thành những loài cây bản địa có giá trị kinh tế trên những vùng đất đã thoái hoá và bỏ hoang sau khi sử dụng để thâm canh nông nghiệp.

ở Brazin, nơi đang trồng rừng Bạch đàn, các nhà nghiên cứu đang tìm cách để chỉ vận chuyển phần thân cây, còn toàn bộ số lá cây sẽ bỏ lại tại chỗ để giữ lại khoảng 1/2 lượng khoáng chất của tổng sinh khối cây.

Dự án cũng nghiên cứu tìm cách để người dân có thể tiếp thu được những kiến thức mới một cách dễ dàng. Loài Bạch đàn được cho là làm thay đổi chất lượng đất trồng và sinh trưởng của các loài thực vật. Tuy nhiên, ở Công gô Bạch đàn được trồng theo chu kỳ, quay vòng đối với đất cây bụi cằn cỗi, ít chất hữu cơ, thực vật tầng thấp và động vật không nhiều. Mặt khác, ở Brazin có một nghịch lý là rừng trồng Bạch đàn ở tuổi 12 khi chặt trắng có lượng hữu cơ ít hơn so với cây 7 tuổi ở rừng tự nhiên. Các nhà nghiên cứu đang tiếp tục để làm rõ vấn đề này .

Dự án cũng gặp phải một số khó khăn, những vấn đề từ thực tế giữa quản lý rừng bền vững ở những vĩ độ khác nhau, cũng như việc phân bố tiềm năng phục hồi rừng và môi trường đất đã bị thoái hoá, Dự án cũng có sự ưu tiên lớn với người dân tham gia, điều này làm cho người dân có thể dễ dàng chấp nhận hơn với những kết quả mà các nhà nghiên cứu đưa ra. Khi nghiên cứu ở Brazin đã có một kết luận chung là phải giảm tối đa những tác động có hại trong quá trình làm đất để tránh những tác động xấu với sinh trưởng của cây. Ông Renanto A.Dedecek ở Brazin đã cho biết một số công ty trồng rừng ở địa phương rất đồng ý với những kiến nghị như trên vì như thế sẽ giảm chi phí khi họ tiến hành trồng rừng .

Tài liệu và các thông tin của dự án hiện đang tập hợp đầy đủ và chi tiết nên rất có giá trị trên trang Web. Nguồn thông tin này sẽ đóng góp rất nhiều cho giai đoạn phục hồi hệ sinh thái rừng tới đây. Tốc độ truyền thông nhanh giữa mạng lưới cộng tác viên sẽ cho phép đánh giá tốt hơn về lập địa từng vùng để nhất trí và đưa ra những thông tin có hiệu quả nhất. CIFOR cũng xuất bản trước một tập sách về những kết quả đã đạt được trước khi nhân rộng ra .

Pha hai của dự án sẽ hướng theo những kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu của pha một và bắt đầu phân tích những nhân tố kinh tế, xã hội để tranh thủ sự ủng hộ của người dân .

Ngoài công việc nghiên cứu một các sát thực, thì một vấn đề mà dự án dài hạn này cần quan tâm đó là lựa chọn cách quản lý phù hợp với các yếu tố kinh tế, xã hội và khả năng có thể thống nhất cách phục hồi những khu rừng bị khai thác quá mức ở từng vùng. Ông Toma còn nhấn mạnh rằng: ” Thêm vào đó, những điều mà chúng ta cần thực sự quan tâm tác động là mối quan hệ giữa rừng và con người, trong đó con người có thể là tác nhân trực tiếp gây ra sự suy thoái rừng.

Đặng Thuý Hằng

Lược dịch từ CIFOR News N028,8/2001

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]