Dự án “Tổng quan quá trình phục hồi rừng ở Việt Nam – Bài học từ quá khứ” do tổ chức Nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế tài trợ (CIFOR)

Phục hồi rừng là vấn đề đang Các chính phủ các nước nằm trong vùng nhiệt đới, các tổ chức quốc tế và các tổ chức tư nhân rất quan tâm.Họ đã đầu tư nhiều về kinh phí và nhân lực cho các hoạt động phục hồi rừng ở những khu vực mà rừng nhiệt đới đã bị phá hủy và đang bị thoái hóa. Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá nhằm rút ra các kinh nghiệm, những bài học trong quá trình phục hổi rừng để làm cơ sở cho các hoạt động phục hồi rừng tiếp theo. Từ thực tế kết quả đã có trong quá trình phục hồi rừng của nhiều năm qua,rất nhiều kinh nghiệm quý báu cần được đúc kết nhằm góp phần cho các nỗ lực về phục hồi rừng hiện tại và trong tương lai đối cho những diện tích đất lâm nghiệp còn lại đã bị thoái hóa mà vẫn chưa được phục hồi.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (viết tắt tên tiếng Anh là CIFOR) đã xây dựng một dựán nghiên cứu mang tên ” Tổng quan quá trình phục hồi rừng — Bài học từ quá khứ”. Dự án này sẽ được thực hiện ở 6 nước: Trung Quốc, Brazil, Inđonêsia, Philipin, Pê ru và Việt Nam trong 2 năm 2003 và 2004. Mục tiêu của dự án là phân tích các kinh nghiệm và rút ra các bài học trong quá trình phục hồi rừng ở 6 quốc gia. Mỗi quốc gia sẽ thành lậpmột nhóm nghiên cứu để thực hiện các công việc: thu thập các tư liệu về các loại dự án phục hồi rừng, xây dựng cơ sở dữ liệu, điều tra thực địa các dự án điển hình từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm từ các nước. Kết quả của nghiên cứu sẽ xuất bản một ấn phẩm về ” Tổng quan quá trình phục hồi rừng — bài học từ quá khứ” cho cả 6 nước.

Được sự đồng ý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam là cơ quan đầu mối, chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan là: Cục Lâm nghiệp (DOF), Vụ Hợp tác quốc tế (ICD), Ban quản lý dự án lâm nghiệp, tổ chức TROPENBOS quốc tế — chương trình Việt Nam (TBI — Việt Nam),văn phòng Điều phối chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp (FSSP) và Quý bảo tồn thiên nhiên — chương trình Đông dương (WWF) thực hiện nghiên cứu này với sự tài trợ của tổ chức CIFOR.

Dự án gồm 4 pha:

·Pha 1: thu thập các dự án phục hồi rừng ở Việt Nam giai đoạn 1993-2003

·Pha 2: phân tích sâu các dự án lựa chọn điển hình (48 dự án) bao gồm các hoạt động

·Pha 3: Điều tra thực địa và xây dựng báocáo tổng hợp

·Pha 4: Hội thảo quốc gia và xây dựng báo cáo tổng hợp. Xuất bản ấn phẩm.

Dự án thành lập nhóm công tác bao gồm các thành viên của Trung tâmSinh thái và Môi trường rừng, Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Lâm sinh, Phòng Nghiên cứu Kinh tế và Phòng Kế hoạch Khoa học thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và Nhóm kỹ thuật gồm những người có hiểu biết tổng hợp và sâu về các dự án phục hồi rừng ở Việt Nam nhằm đóng góp ý kiến cho các hoạt động của dự án bao gồm các đại diện của Cục Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp, Ban Quản lý các Dự án Lâm nghiệp, Tổng công ty Lâm nghiệp, Tổng công ty Giấy Việt Nam và Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam.

Các cuộc thảo luận ở nhóm cốt lõi và nhóm tư vấn kỹ thuật cùng đại diện của tổ chức CIFORđã thống nhất lấy mốc chủ yếu là từ năm 1993 trở lại đây vì đó là thời kỳ bắt đầu phát triển mạnh các dự án phục hồi rừng và phải có tiêu chí lựa chọn dự án bao gồm:

·Nguồn vốn thực hiện dự án: vốn trong nước và vốn nước ngoài

·Mục đích thực hiện dự án: phân chia dự án theo phân loại chức năng 3 loại rừng: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất.

·Vùng thực hiện dự án: theo 7 vùng sinh thái hiện nay đang sử dụng trong toàn quốc: vùng núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng, Khu IV cũ, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam bộ, đồng bằng sông Cửu Long.

Dự án đã đề xuất thu thập 9 thông tin cơ bản ban đầu: Tên dự án, mục đích dự án, vùng dự án, diện tíchdự án, nguồn vốn dự án, số vốn đầu tư, loài cây trồng, thời gian bắt đầu thực hiện và kết thúc dự án, các thông tin khác nếu có như đối tượng tham gia dự án….

Trên cơ sở hàng trăm dự án đã thu thập thông tin ban đầu cần lựa chọn 48 dự án để phân tích chi tiết hơn và 15 dự án tiến hành điều tra thực địa. Việc lựa chọn 48 dự án dựa trên danh mục dự án đã thu thập sắp xếp theo các lớp khác nhau trên máy vi tính và theo kinh nghiệm chuyên gia. Đối với dự án điều tra thực địa chú ý tới khả năng có thể dễ tiếp cận vì thời gian và kinh phí điều tra có hạn. Nguồn số liệu thu thập chủ yếu dựa vào:

-Cục Lâm nghiệp: cơ quan quản lý Nhà nước về lâm nghiệp nên có thể cung cấp thông tin về các dự án trong nước có vốn ngân sách.

-Vụ Hợp tác Quốc tế: nơi lưu trữ thông tin về các dự án phục hồi phát triển rừng có vốn đầu tư nước ngoài.

-Ban Quản lý các Dự án Lâm nghiệp: chủ yếu các dự án có vốn đầu tư nước ngoài.

-Tổng Công ty Lâm nghiệp: nơi lưu trữ các dự án có vốn vay.

Dựa trên các thông tin và số liệu thu thập được từ các cơ quan phối hợp, dự án đã xây dựng cơ sở dữ liệu I cho 280 dự án ban đầu.Từ nguồn số liệu của 280 dự án về phục hồi rừng, dự án tiếp tục xây dựng cơ sở dữ liệu II cho 48 dự án sau khi đã lựa chọn theo ý kiến của các chuyên gia và các tiêu chí lựa chọn.

Việc tiến hành điều tra 15 dự án trong số 48 dự án được lựa chọn đã bổ sung các thông tin một cách hoàn chỉnh hơn cơ sở dữ liệu II. Dự thảo báo cáo tổng hợp về quá trình phục hồi rừng ở Việt Nam từ năm 1993 đến nay dựa trên các số liệu đã thu thập đuợc cùng với kinh nghiệm của các chuyên gia phân tích đã được thông qua tại hội thảo quốc gia diễn ra ngày 28 tháng 2 vừa qua tại nhà khách Bộ quốc phòng.

Các đại biểu tham gia hội thảo đại diện cho các Cục, Vụ thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT như: Cục Lâm nghiệp,Cục Kiểm Lâm, Vụ Hợp tác Quốc tế, Vụ Pháp chế, Vụ Khoa học Công nghệ; đại diện Tổng Công ty Lâm nghiệp, Tổng Công ty Giấy Việt Nam; đại diện các chi cục: Chi cục Lâm nghiệp Hòa Bình, Chi cục Lâm nghiệp Thanh Hóa, Chi cục Lâm nghiệp Gia Lai; Viện Nghiên cứu Nguyên liệu GiấyCông ty Giấy Xuân Mai, trường Đại học Lâm nghiệp cùng với các chuyên gia của Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam.Đặc biệt cuộc hội thảo có sự tham gia của các tổ chức quốc tế CIFOR, ICRAF, IUCN, TROPENBOS… và các chuyên gia quốc tế về phục hồi rừng.

Hội thảo đã chia ra các nhóm thảo luận lấy ý kiến của các chuyên gia theo các chương trong báo cáo để bổ sung và hoàn thiện báo cáo nhằm nêu rõ quá trình phục hồi rừng ở Việt Nam và rút ra các bài học có tính chiến lược từ những kinh nghiệm có giá trị trong qúa trình phục hồi rừng.

Tại cuộc hội thảo các ý kiến tập trung vào phân tích sâu hơn và toàn diện hơn các thông tin và số liệu đã thu thập thực tế, về nguyên nhân thành công và thất bại của phục hồi rừng ở Việt Nam từ đó rút ra bài học để làm cơ sở cho việc đề xuất các hoạt động tiếp theo của phục hồi rừng ở Việt Nam.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]