Đơn giản hoá quản lý lâm nghiệp trang trại ở Tây Bắc Ecuador

Vùng đệm của khu bảo tồn sinh thái Cotacachia Cayapas (RECC) phía Tây bắc Ecuadorlà một khu bảo tồn đa dạng sinh học. Việc sử dụng rừng của từng nhóm hoặc cá nhân đôi khi lại ngược lại với lợi ích cộng đồng. Điều này cần được xem xét đến trong kế hoạch sử dụng đất theo mỗi chu kỳ.

Dự án sử dụng bền vững những nguồn tài nguyên sinh học (SUBIR) đã triển khai hoạt động ở Esmeraldas từ năm 1991. Mục tiêu của dự án là bảo tồn đa dạng sinh học bằng cách bảo vệ và trợ giúp sinh kế cho người dân ở vùng đệm thông qua việc quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững. Dự án do CARE quản lý và được tổ chức USAID hỗ trợ về tài chính. Dự án có 5 phần: những vấn đề chính sách, pháp luật – giám sát đa dạng sinh học – cải cách việc sử dụng đất – thị trường và thương mại.

Tất cả các hoạt động của dự án được tiến hành theo từng cấp: Quốc gia, vùng và cộng đồng. Vấn đề cơ bản ở cộng đồng – sau khi củng cố về luật đất đai – là những vướng mắc trong quản lý sử dụng đất cần có sự tham gia của các thành viên trong cộng đồng. Dự án chọn một cộng đồng điển hình về rừng sản xuất tự nhiên, khu bảo tồn, rừng thứ sinh, và các khu vực của cá nhân hoặc gia đình để tiến hành các công việc nghiên cứu. Những hoạt động nghiên cứu của dự án bao gồm các vấn đề như:

· Hỗ trợ về kỹ thuật trong quản lý rừng, hệ thống nông lâm kết hợp, kiểm soát các loài động vật nhỏ và những hoạt động sản xuất khác;

· Chiến lược cộng đồng;

· Giám sát sinh học;

· Tính thương mại của gỗ và những lâm sản khác.

Chìa khoá để thực hiện những vấn đề này là sự tham gia của cộng đồng vào quá trình hướng dẫn, đào tạo. Phối hợp với cộng đồng cần những chuyên gia về các mặt như: sinh học, lâm nghiệp, nông – lâm kết hợp cùng những thành viên trong cộng đồng đã được đào tạo về luật pháp.

Fundación Jatun Sacha, một tổ chức phi chính phủ của Ecuadorvà là một thành viên của dự án CARE sẽ chịu trách nhiệm quản lý việc cải tiến sử dụng đất.

Quản lý rừng ở những trang trại nhỏ

Vấn đề cấp thiết đầu tiên trong quản lý rừng cộng đồng là soạn thảo kế hoạch quản lý những khu rừng sản xuất của cộng đồng; vấn đề tiếp theo là các cơ sở pháp lý (xem Thomas & Jolitz 2000). Tuy nhiên, ở hầu hết các cộng đồng, nơi mà dự án triển khai, thì việc khai thác ở các trang trại lâm nghiệp là vấn đề quan trọng. Những trang trại này thường gần sông, hoặc những con suối lớn và đôi khi ở cả những vùng hẻo lánh, sâu trong rừng. Chúng ít khi có ranh giới rõ ràng; cũng như các trang trại tư nhân việc xác định những khu vực khai thác cho từng nhóm; hộ gia đình rất chung chung. Vấn đề này cần phải chọn những phương pháp đơn giản để thu hút tối đa sự tham gia tích cực của mọi người trong việc quản lý rừng.

Giao thông đi lại giữa các cộng đồng chủ yếu là bằng đường sông; cuộc sống của người dân là hoàn toàn dựa vào việc săn bắn, đánh cá, thu hái và canh tác trồng trọt với các sản phẩm chính là chuối, cây ngọc giá và lúa. Thu nhập lớn nhất thường là bán gỗ; thêm vào đó là ca cao, những sản phẩm nông nghiệp và đồ thủ công khác; họ dùng vàng làm phương tiện mua bán và trao đổi .

Một số những phương pháp mới để quản lý những khu vùng rừng nhiệt đới biệt lập và nhỏ đã được dẫn chứng trong các tài liệu cụ thể (ví dụ như ở Costa Rica; Maginis, 1998), nhưng vấn đề này còn tuỳ thuộc vào những nơi có địa hình, độ dốc khác nhau. Đường xấu, địa hình hiểm trở, những hạn chế của những trang trại tư nhân, giá gỗ thấp, nhiều nhu cầu khác của người dân, cũng như việc có mặt những nhân viên làm việc trong rừng quốc gia cũng gây ra những khó khăn cho công việc nghiên cứu ở Esmeraldas.

Phương thức khai thác rừng cũng khác nhau giữa các cộng đồng Afroecuadorian và Chachi; thường gỗ được dân khai thác bằng thủ công và họ lợi dụng hệ thống sông, suối để vận chuyển gỗ sau khi khai thác. Những cây gỗ nhẹ được kéo- đẩy, những cây gỗ có đường kính nhỏ thì được lăn bằng đòn seo đưa đến nơi có nước chảy sau đó được thả trôi đến các con sông chính. Những cây gỗ lớn có giá trị hơn thì dùng cưa xăng, cưa ngay trong rừng, sau đó đưa đến các dòng nước lớn và đóng thành bè thả trôi về phía cửa sông.

ở nhiều cộng đồng, việc khai thác rừng theo phương thức truyền thống đã trở thành vấn đề đáng báo động. Khi dân số tăng, nền kinh tế bị ảnh hưởng, nhu cầu gỗ tăng lên dẫn đến việc khai thác rừng quá mức. NgoàI việc khai thác những cây gỗ có giá trị người dân còn khai thác cả những cây gỗ nhỏ ít giá trị để làm ván hoặc củi.

Bất kỳ sự cố gắng để cải tiến việc quản lý rừng nào cũng cần phải tính đến những khả năng sau:

· Không có bản đồ hoặc ranh giới để xác định diện tích khu vực khai thác của các cá

nhân, hộ gia đình hoặc trang trại cần quản lý.

· Lợi nhuận trong quản lý rừng thấp

· Hạn chế về mặt kỹ thuật do khai thác theo phương thức truyền thống.

Phương pháp mà dự án giới thiệu để quản lý những khu rừng nằm ngoài khu rừng của cộng đồng gồm 2 phần:

Một là : Phát triển các kế hoạch quản lý trang trại

Hai là : áp dụng những hướng dẫn đơn giản cho việc chọn loàI cây trồng.

  1. Kế hoạch quản lý trang trại

Dự án đã lập ra những kế hoạch khung có thể phù hợp với nhu cầu từng hộ dân; các kế hoach cụ thể cùng với việc điều tra thực tế sẽ được người dân phối hợp thực hiện và hội ý với chuyên gia lâm nghiệp của dự án. Những dự định của các chuyên gia lâm nghiệp của dự án sau khi đã bàn bạc cùng với người dân sẽ hoàn thiện kế hoạch một cách cụ thể giúp các dự án hoạt động cho đến lúc kết thúc.

Công việc lập kế hoạch bao gồm phân chia ranh giới của cả trang trại theo những ranh giới đất lâm nghiệp đồng thời cũng xác định những phần đất dành cho nông nghiệp.Tất cả những ranh giới này được xác định theo những đặc điểm về địa mạo hoặc những con đường mòn sẵn có lâu đời ở nơI đó với những lý do sau:

· Cách xác định bằng những đặc điểm này sẽ nhanh hơn là việc vạch một con đường

thẳng ở trong rừng (xem Jolitz 2000)

· Những ranh giới này chỉ cần thiết lập một lần và dễ xác định trong tương lai thậm chí

không bao giờ bị mất.

· Việc xác định chu vi của trang trại và những ranh giới tự nhiên ở những khu rừng đã có từ lâu đời sẽ đưa ra được những thông tin về sự thay đổi những nét địa lý đặc trưng theo các năm của trang trại, điều này rất cần thiết cho việc lập kế hoạch khai thác.

· Và cuối cùng là những ranh giới này được sử dụng để làm thông tin tham khảo cho việc xác định vị trí các loài cây trong từng khu vực có những đặc điểm riêng.

Khi các khu rừng và trang trại đã được khoanh vùng và vẽ trên bản đồ theo từng khu vực riêng, trong đó sẽ có các thông tin về các loài, kích thước cây và số lượng. Do đó, vị trí các cây cũng sẽ được đánh dấu trên bản đồ, điều này sẽ rất có ích cho việc xác định sự liên quan giữa các cây mọc gần nhau và các nét địa lý riêng.

  1. Những hướng dẫn đơn giản

Chìa khoá để những hướng dẫn này được chấp nhận một cách rộng rãi là chúng phải được đơn giản hoá. Có thể đặt ra những câu hỏi rất đơn giản nhưng cụ thể như 4 câu hỏi sau để cho người dân suy tính trước khi họ chặt cây:

    1. Có cây đường kính ngang ngực bằng 60cm hoặc lớn hơn nữa không?
    2. Có cây cao hơn 5m cách dòng suối rộng 3m không?
    3. Có cây to đường kính ngang ngực 60cm mà cao khoảng 25m không?
    4. Gốc của cây to có đường kính ngang ngực lớn hơn hoặc bằng 60cm đã chặt có cách hơn 25m không?

Câu hỏi đầu tiên giúp cho người dân suy tính được lợi ích hay thiệt hại của việc chặt cây và ngoài ra có thể giữ được những cây có đường kính lớn.

Câu hỏi 2 giúp người dân suy tính được sau khi chặt cây thì việc vận chuyển có gặp khó khăn không, vì cách vận chuyển gỗ ở đây chủ yếu là bằng đường thuỷ.

Câu hỏi 3 để nhằm bảo vệ cấu trúc của khu rừng, đồng thời giúp cho việc gieo giống tự nhiên và sinh thái của khu rừng.

Câu hỏi 4 nhằm hạn chế mật độ khai thác. Với cách khai thác gỗ trước đây cứ các cây to, có giá trị thường được người dân khai thác trước, điều này rất không lợi. Câu hỏi này nhằm khuyên người dân nên khai thác các cây to theo từng thời kỳ với các phương pháp khai thác mới. Ví dụ như nếu có 4 cây to có đường kính ngang ngực lớn hơn hoặc bằng 60cm trong 1 vòng tròn có đường kính 25m, và ở đó không có dòng suối nào rộng hơn 3m thì chỉ nên khai thác 1 trong 4 cây thôi. Cây thứ hai có thể được khai thác sau đó có thể 10 năm hoặc hơn nữa còn các cây thứ 3, thứ 4 lại tiếp tục được khai thác sau đó một thời gian. Đến khi chặt cây thứ 4 trong vòng tròn có đường kính 25m đó, thì đồng thời các cây có đường kính ngang ngực có thể lớn hơn hoặc bằng 60cm đã mọc được rồi. Chu kỳ để khai thác từ cây đầu tiên cho đến cây cuối cùng được kéo dài ít nhất là 30 năm.

Tuy nhiên, những hướng dẫn này đã đưa ra một số các nguyên tắc khi khai thác song chưa đưa ra được một nguyên tắc nào nhằm bảo vệ cho các loài cây có giá trị. Cho nên trong luật lâm nghiệp mới, Ecuador đã dựa trên những hướng dẫn này và có những sửa đổi rất rõ ràng. Họ cấm khai thác đối với 6 loài cây và cho phép khai đối với 13 loài cây khác khi đã được các nhà quản lý đồng ý. Cách làm này sẽ tránh được việc khai thác những loài cây có giá trị và giữ được sự cân bằng và ổn định của các loài cây trong rừng.

Quản lý lâm nghiệp trang trại ở Ecuador với phương thức đã nêu ở trên tuy đơn giản nhưng bước đầu cũng có những kết quả tốt ./.

Đặng Thuý Hằng

Lược dịch từ: Tropical forest, volume 11, number 1, 2001

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]