Đề án quốc gia về bảo tồn và phát triển LSNG giai đoạn 2006-2020

MỞ ĐẦUở Việt Nam, việc sử dụng LSNG đã gắn liền với sự sinh tồn của các cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng. Trong thập kỷ gần đây, làng nghề truyền thống sử dụng nguyên liệu LSNG được phục hồi và có xu hướng phát triển nhanh, đã thu hút một lực lượng lao động trong khu vực nông thôn. Mặt khác, cùng với việc mở rộng quy mô hội nhập kinh tế quốc tế, đã tạo nên những cơ hội kinh tế quan trọng cho các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, làng nghề sản xuất, kinh doanh LSNG phát triển, góp phần vào việc cải thiện đời sống nguời dân và làm thay đổi diện mạo nền kinh tế ở một số địa phương.Tuy nhiên, Việt Nam cũng giống như nhiều quốc gia đang phát triển, trước đây sử dụng rừng chủ yếu là khai thác gỗ, ít quan tâm tới việc bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên LSNG. Vì vậy, cùng với diện tích rừng tự nhiên bị suy giảm, LSNG cũng nghèo đi, ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của các cộng đồng dân cư địa phương sống dựa vào rừng và các tác động xã hội khác.Trong bối cảnh nhu vậy, LSNG cần được coi trọng đúng mức. Muốn bảo tồn và phát triển LSNG phải có một chủ trương dài hạn, nhất quán. Hiện nay rất cần các chính sách hỗ trợ cho hoạt động bảo tồn, sản xuất, chế biến và kinh doanh LSNG, đồng thời vấn đề quy hoạch vùng nguyên liệu, kỹ thuật nhân giống, thu hái, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm LSNG…vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết.Nhận thức được tầm quan trọng trên, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã giao cho Cục Lâm nghiệp phối hợp với Dự án LSNG tổ chức nghiên cứu xây dựng “”Đề án quốc gia về bảo tồn và phát triển LSNG giai đoạn 2006-2020”.Nội dung Đề án: gồm 4 phần:- Cơ sở xây dựng đề án- Quan điểm, mục tiêu, các tiểu chương trình và giải pháp thực hiện Đề án- Tổ chức thực hiện- Giám sát đánh giáĐề án quốc gia về bảo tồn và phát triển LSNG giai đoạn 2006-2020 là cơ sở để xâydựng Kế hoạch hành động về bảo tồn và phát triển LSNG giai đoạn 2006-2010.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]