Đánh giá thực hiện quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn, làng, bản, ấp

1. Đặt Vấn đề.
Rừng là một bộ phận của môi trường sống, là tài nguyên quý giá của đất nước, có khả năng tái tạo rất phong phú, đa dạng, có giá trị to lớn nhiều mặt đối với nền kinh tế quốc dân, văn hoá cộng đồng, du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, an ninh quốc gia và chất lượng sống của cả dân tộc. Việc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn xã hội.

Trong những năm qua, công tác bảo vệ và phát triển rừng luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Với chủ trương xã hội hóa công tác bảo vệ và phát triển rừng đã mở ra những triển vọng to lớn cho sự tham gia đông đảo của nhiều lực lượng khác nhau vào các hoạt động lâm nghiệp; phát huy được sức mạnh của toàn xã hội tham gia vào công tác bảo vệ và phát triển rừng; kết hợp giữa bảo vệ rừng với phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo…. Nhà nước đã ban hành hàng loạt các văn bản tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển nghề rừng nhân dân. Thi hành Nghị định số 29/1998/NĐ – CP ngày 15/11/1998 của Chính phủ về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở xã. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 56/1999/BNN – KL ngày 30/3/1999 hướng dẫn xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư (thôn, bản).

Qua hơn 04 năm triển khai thực hiện quy ước bảo vệ và phát triển rừng cho thấy ở những nơi thực hiện tốt quy ước tình trạng săn bắn, buôn bán, khai thác trái phép lâm sản , cháy rừng … đã giảm hẳn; đặc biệt quy ước bảo vệ rừng đã góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm, tính tự giác của mỗi thành viên trong cộng đồng, phát huy tính tích cực của phong tục tập quán, các giá trị văn hóa truyền thống ở mỗi dân tộc trong cộng đồng, huy động được tối đa nguồn lực sẵn có ở địa phương tham gia vào công tác bảo vệ và phát triển rừng.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]