Đánh giá mức độ bệnh hại ở các loài và xuất xứ bạch đàn khảo nghiệm ở Đông Nam Bộ

Nguyễn Hoàng Nghĩa

Viện Khoa học Lâm nghiệp VN

Vào cuối những năm 1980, bệnh hại bạch đàn đã xuất hiện trong các rừng trồng và khảo nghiệm tại vùng Đông Nam Bộ. Đến những năm 1990, bệnh đã lan rộng và trở nên nguy hiểm trong các rừng trồng không chỉ ở Đông Nam Bộ mà cho cả vùng Huế và một số nơi khác nữa. Một trong những lý do cơ bản là chỉ một xuất xứ Petford đã được nhập trồng tràn lan trên diện rộng mà xuất xứ này lại chứng tỏ là rất mẫn cảm với bệnh trong nhiều khảo nghiệm. Việc đánh giá tính mẫn cảm của bạch đàn với bệnh trên các khảo nghiệm đã được xây dựng ở vùng Đông Nam Bộ là cần thiết.

I. Phương pháp đánh giá

Các khảo nghiệm loài/xuất xứ bạch đàn đã được triển khai với một số xuất xứ của một hay nhiều loài bạch đàn với mục tiêu ban đầu là sinh trưởng, nay được sử dụng để đánh giá mức độ bệnh hại. Mức độ bệnh hại được đánh giá theo các chỉ tiêu sau:

Mức độ

bệnh hại

Chỉ số mức độ bệnh hại Biểu hiện bên ngoài

Không bị

Thấp

Trung bình

Nặng

Rất nặng

0

1

2

3

4

· Lá không bị nhiễm bệnh và cành không bị chết do bệnh.

· Tới 25% hệ lá bị bệnh và tới 25% số cành bị chết do bệnh.

· 25-50% hệ lá bị bệnh và tới 50% số cành bị chết do bệnh.

· 50-75% hệ lá bị bệnh và tới 75% số cành bị chết do bệnh.

· >75% hệ lá bị bệnh và >75% số cành bị chết do bệnh.

II. Kết quả điều tra đánh giá

2.1. Khảo nghiệm E. camaldulensis tại Sông Mây (1990 – 1997).

Có thể thấy khá rõ là về mặt bệnh hại, xuất xứ Mt. Carbine vừa có mức độ bệnh hại thấp hơn nhiều so với Petford, Gibb River và Victoria River vừa có mức tăng trưởng cao nhất, đạt 2,6 m/năm về chiều cao và 1,7 cm/năm về đường kính ở tuổi 7.

Bảng 1. Sinh trưởng của các xuất xứ 6,5 tuổi tại Sông Mây.

Loài Lô hạt Xuất xứ D (cm) H (m) Bệnh
E. camaldulensis 0572 Mt.Carbine 11,16 16,88 2
E. camaldulensis 0522 Petford 9,78 15,94 3-4
E. camaldulensis 12346 GibbRiver 8,58 11,90 4
E. camaldulensis 13928 Victoria R. 8,31 13,17 4

2.2. Khảo nghiệm E. tereticornis tại Sông Mây (1990 – 1997).

Khảo nghiệm chứng tỏ tăng trưởng của các xuất xứ đều đạt khá và mức độ bệnh hại cũng thấp hơn so với loài E. camaldulensis.

Bảng 2. Sinh trưởng của các xuất xứ 6,5 tuổi tại Sông Mây.

Loài Lô hạt Xuất xứ D (cm) Bệnh
E. tereticornis 0513 LauraRiver 11,34 1-2
E. tereticornis 0336 Southedge Station 11,34 2
E. tereticornis 0339 Mt.Garnet 11,03 1-2
E. tereticornis 16645 MitchellRiver 10,93 1-2
E. tereticornis 13403 Helenvale 9,71 0-1

2.3. Khảo nghiệm các loàI bạch đàn tại Bầu Bàng, Bình Dương (1988 – 1996).

Xét về mặt sinh trưởng và kháng nấm bệnh, các xuất xứ đầu bảng là Jackey của E. brassiana, Mt. Lewotobi của E. urophylla và Mt. Carbine của E. camaldulensis. Các xuất xứ bị bệnh nặng vẫn là Gibb River, Gilbert River, Victoria River và Petford với mức độ 3-4. Trong số các lô hạt của Petford thì 0522 có mức độ bệnh thấp nhất (1-2), sau đến 14338 (2-3) và cuối cùng là 14847 (3-4). E. brassiana không cho thấy dấu hiệu bệnh, các loài khác như E. urophylla, E. tereticornisE. exserta bị bệnh nhẹ hơn.

Bảng 3. Sinh trưởng của các xuất xứ 8,5 tuổi tại Bầu Bàng.

Loài Lô hạt Xuất xứ D (cm) H (m)

Bệnh

E. brassiana 13874 Jackey Jackey 12,661 14,11 0
E. urophylla 14532 Mt.Lewotobi 12,387 11,76 1
E. camaldulensis 2158 N.S.W. seed 12,025 12,48 1-2
E. camaldulensis 0329 Mt.Carbine 11,282 13,86 1-2
E. tereticornis 0332 Mareeba 11,198 13,61 0-1
E. camaldulensis 0247 Mt.Carbine 10,418 12,73 1
E. camaldulensis 13801 Katherine 10,100 12,06 2
E. urophylla 14531 Mt.Egon 10,029 10,44 1
E. camaldulensis 14338 Petford 9,436 11,76 2-3
E. camaldulensis 0522 Petford 9,102 11,66 1-2
E. camaldulensis 12346 GibbRiver 8,749 10,68 3-4
E.tereticornis Local Tân Tạo 8,355 10,36 1-2
E. camaldulensis 2238 LakeAlbacutya 8,082 9,83 1-2
E. exserta 14864 Herberton 7,843 11,28 0-1
E. camaldulensis 13928 VictoriaRiver 7,801 10,77 3-4
E. camaldulensis 14106 GilbertRiver 7,369 9,62 4
E. exserta 13818 Mt.Douglas 6,981 9,11 1
E. camaldulensis 14847 Petford 6,875 9,59 3-4

2.4. Khảo nghiệm E. camaldulensis tại Bầu Bàng, Bình Dương (1989-1996).

Khảo nghiệm có tới 4 xuất xứ nổi tiếng là có bệnh nặng trong nhiều khảo nghiệm khác, đó là Gilbert River, Normanton, Flinders River và Petford. Có lẽ chỉ có xuất xứ Katherine là còn có thể được chấp nhận ở đây.

Bảng 4. Sinh trưởng của các xuất xứ 7 tuổi tại Bầu Bàng.

Loài Lô hạt Xuất xứ D (cm) H (m) Bệnh
E. camaldulensis 13923 Katherine 10,11 11,48 3-4
E. camaldulensis 0521 Elizabeth Cr 9,17 11,69 3-4
E. camaldulensis 0522 Petford 9,15 11,27 3-4
E. camaldulensis 0495 Flinders River 7,79 9,51 4
E. camaldulensis 0395 GilbertRiver 7,61 9,09 4
E. camaldulensis 0499 Normanton 7,16 8,77 4

2.5. Khảo nghiệm E. camaldulensis tại Bầu Bàng, Bình Dương(1990 – 1996).

Khảo nghiệm bao gồm 5 xuất xứ với 4 lặp lại. Điều cần lưu ý là trong một số khảo nghiệm ở Bầu Bàng trên lập địa bị ngập nước vào mùa mưa, mức độ bệnh đều khá cao kể cả với các xuất xứ thường bị bệnh nhẹ ở các nơi khác như Mt. Carbine.

Bảng 5. Sinh trưởng của các xuất xứ 6 tuổi tại Bầu Bàng.

Loài Lô hạt Xuất xứ D (cm) H (m) Bệnh
E. camaldulensis 0522 Petford 9,44 11,12 3-4
E. camaldulensis 13928 Victoria R. 9,28 11,15 3
E. camaldulensis 12346 GibbRiver 8,40 10,72 3-4
E. camaldulensis 0572 Mt.Carbine 8,33 10,53 3-4
E. camaldulensis 0495 Flinders R. 7,70 9,54 4

2.6. Khảo nghiệm E. urophylla tại Bầu Bàng, Bình Dương (1991 – 1996).

So với các loài bạch đàn trắng, bạch đàn E. urophylla có mức độ bệnh hại thấp hơn.

Bảng 6. Sinh trưởng của các xuất xứ 5 tuổi tại Bầu Bàng.

Loài Lô hạt Xuất xứ D (cm) H (m) Bệnh
E. urophylla 17836 Uhak, Wetar 9,33 10,05 1 – 3
E. urophylla 17565 Lewotobi 9,32 9,74 1 – 3
E. urophylla 17567 Egon, Flores 9,19 9,43 1 – 3

2.7. Khảo nghiệm E. pellita tại Bầu Bàng, Bình Dương (1991 – 1996).

Khảo nghiệm bao gồm 4 xuất xứ với 4 lặp lại. Tốc độ sinh trưởng của loài trong những năm đầu thường chưa cao song liên tục, đoạn thân dưới cành thẳng đẹp nên đây là loài rất có triển vọng. Loài gần như không bị bệnh.

Bảng 7. Sinh trưởng của các xuất xứ 5 tuổi tại Bầu Bàng.

Loài Lô hạt Xuất xứ D (cm) H (m) Bệnh
E. pellita 16121 Tokwa to Kiriwa, PNG 11,73 11,50 0
E. pellita 17854 Bupul, IND 11,39 11,04 0
E. pellita 14916 Kuranda, Qld 10,13 9,81 0
E. pellita 14399 Coen, Qld 9,46 9,37 0

2.8. Khảo nghiệm bạch đàn tại Tân Tạo, TP Hồ Chí Minh (1984-1990).

Khảo nghiệm được thực hiện trên đất phèn. Cây được trồng trên líp, cự ly 1 x 1m và 25 cây cho mỗi lặp lại. Các xuất xứ có sinh trưởng tốt nhất là Oro Bay, Sirinumu Sogeri Plat của E. tereticornis và Kennedy River và Petford (lô hạt 13662) của E. camaldulensis. Nhìn chung E. brassianaE. alba không bị bệnh và E. tereticornis bị bệnh nhẹ.

Bảng 8. Sinh trưởng của các xuất xứ 5 tuổi tại Tân Tạo.

Loài Lô hạt Xuất xứ V m3 D cm H m

Bệnh

E. tereticornis 13399 OroBay 0,0546 10,89 12,80 0
E. tereticornis 13418 Sirinumu 0,0544 10,79 12,42 0
E. camaldulensis 13662 Petford 0,0500 10,34 12,46 1
E. camaldulensis 13443 Kennedy 0,0449 9,45 12,68 1
E. tereticornis Local Thái Nguyên 0,0444 9,64 11,27 0-1
E. brassiana 13415 NE Bamaga 0,0378 9,38 10,82 0
E. camaldulensis 13923 Katherine 0,0354 8,84 10,75 1
E. camaldulensis 12346 GibbRiver 0,0348 8,92 10,65 4
E. camaldulensis 13476 Petford 0,0326 8,31 10,68 3-4
E. camaldulensis 13692 Gilbert R. 0,0303 8,22 10,54 4
E. camaldulensis 13939 Pentecost R. 0,0294 8,17 10,83 4
E. camaldulensis 12968 Burdekin 0,0230 7,10 10,93 3
E. camaldulensis 13928 Victoria R. 0,0218 6,99 10,14 3-4
E. alba 12993 Mt.Molloy 0,0092 5,63 7,29 0

2.9. Tổng hợp tình hình bệnh hại ở các loài và xuất xứ bạch đàn.

Loài/xuất xứ Tình hình bệnh Mức độ bệnh
E.alba Không 0
E.brassiana Không 0
Jackey Jackey 13874 Không 0
NE Bamaga 13415 Không 0
E. cloeziana Không 0
E.exserta Không 0
E.pellita Không 0
E.torelliana Không 0
E.urophylla Không-nhẹ 0 – 1
E.tereticornis Không-trung bình 0 – 2
Oro Bay 13399 Không 0
Sirinumu 13418 Không 0
Mt. Garnet 12965 Nhẹ-trung bình 0 – 2
E.camaldulensis Nhẹ-rất nặng 1 – 4
Kennedy River 13443 Nhẹ-trung bình 1 – 2
Morehead River 13444 Nhẹ-trung bình 1 – 2
Katherine 13801 Nhẹ-trung bình 1 – 2
Mt.Carbine 0247 Nhẹ-trung bình 1 – 2
Petford Nhẹ-rất nặng 1 – 4
Victoria River 13928 Nặng-rất nặng 3 – 4
Gibb River 12346 Nặng-rất nặng 3 – 4
GilbertRiver Nặng-rất nặng 3 – 4
NormanRiver 0499 Nặng-rất nặng 3 – 4
Flinders River 0495 Nặng-rất nặng 3 – 4
Victoria River 13928 Nặng-rất nặng 3 – 4
Burdekin 12968 Nặng 3
Pentecost River 13939 Nặng-rất nặng 3 – 4

III. Kết luận

Kết quả điều tra khảo sát và Dự án ACIAR 9441 về bệnh bạch đàn cho biết các tác nhân gây bệnh chính đối với hệ lá ở bạch đàn bao gồm: Cylindrocladium quinqueseptatum, Cryptosporiopsis eucalypti, Pseudocercospora eucalyptorum, Coniella fragariae, Mycosphaerella spp., Kirramyces sp., trong đó gây hại quan trọng nhất vẫn là Cylindrocladium quinqueseptatum Cryptosporiopsis eucalypti. Một số loài và xuất xứ bạch đàn đã chứng tỏ không bị bệnh hoặc mức độ nhiễm bệnh thấp có thể sớm được chọn đưa vào các chương trình trồng rừng và chọn giống năng suất cao.

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Hoàng Nghĩa 2001. Chọn giống bạch đàn Eucalyptus theo sinh trưởng và kháng bệnh ở Việt Nam. Nhà XB Nông nghiệp, Hà Nội, 112 p.

Old K.M. 2000. Minimising Disease Impacts on Eucalypts in South East Asia. Final Report on ACIAR Project 9441.

Assessment of disease attack on eucalypt species and provenances in trial plantings in Eastern South Viet Nam

Summary:The diseases of eucalupts appeared in late 1980s in the Eastern South Viet Namand in the 1990s they have spread to other regions. Disease attack is classified in 5 levels: No disease attack, low level attack, average attack, serious and very serious attack in the trial plantings established in Song May (Dong Nai), Bau Bang (Binh Duong) and Tan Tao (Ho Chi Minh city).

From results of the assessment and trials with different eucalypt species conclusion is made by the author on main pathogens of the eucalypt folioge together with recommendations on selection of eucalypt species for forest planting programmes and for high productivity objective.

***********************************************

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]