Đánh giá khả năng sinh trưởng và biểu hiện hình thái của keo lai nhân tạo giữa keo tai tượng (Acacia mangium) và keo lá tràm (A.auriculiformis)

Nghiêm Quỳnh Chi

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Keo lá tràm (Acacia auriculiformis A.Cunn ae Benth), Keo tai tượng (A.mangium Willd) và gần đây là giống lai tự nhiên giữa hai loài (gọi tắt là keo lai) đã trở thành nhóm cây trồng chính cho các chương trình trồng rừng ở nước ta, đặc biệt là trồng rừng sản xuất cung cấp nguyên liệu thô cho các ngành công nghiệp giấy, công nghiệp ván nhân tạo (ván dăm, ván ép, ván dán…).

Trong những năm gần đây nghiên cứu lai giống và sử dụng giống lai đang là mối quan tâm của các nhà chọn giống nông lâm nghiệp bởi một đặc điểm nổi bật của giống lai là có ưu thế lai ở đời lai F1. Chính vì thế đối với các loài keo, lai nhân tạo (thụ phấn có kiểm soát) đã được GS Lê Đình Khả, KS Nguyễn Việt Cường và các cộng tác viên tiến hành trong các năm 1997-2000 và đã tạo ra một số tổ hợp lai thuận nghịch và lai trở lại làm nguồn vật liệu để khảo nghiệm và có những đánh giá bước đầu dựa trên khả năng sinh trưởng là chỉ tiêu quan trọng nhất quyết định năng suất cũng như dễ dàng quan sát để xác định sự biểu hiện của ưu thế lai.

1. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu.

1. 1. Vật liệu nghiên cứu.

Vật liệu dùng trong khảo nghiệm bao gồm:

– 8 tổ hợp (gồm các tổ hợp lai thuận nghịch và lai trở lại) đó là Aa32Am2, Am2Aa32; Aa32Am7, Am7Aa32; BV16Am7, BV16Aa32 và BV33Am7; BV33Aa32 và 7 dòng cây trội keo lai nhân tạo được chọn từ khu khảo nghiệm trồng năm 1998, 1999 (ký hiệu là NT1, NT2, NT3, NT4, NT5, NT7 và NT8).

– Các giống đối chứng là 3 dòng keo lai tự nhiên đã được công nhận là giống quốc gia (BV10, BV16 và BV33), giống bố mẹ, giống sản xuất cùng giống có xuất xứ tốt nhất của 2 loài này (Am xuất xứ Pongaki và Aa xuất xứ Coen River).

2. 2. Phương pháp nghiên cứu.

Về hình thái và giải phẫu lá

Mẫu lá được lấy là lá trưởng thành đã định hình trên cây 7 tháng tuổi với 15 cây/tổ hợp, 5 lá/cây. Các chỉ tiêu hình thái được đo trên máy đo diện tích AREA CI – 202 của Nhật. Các chỉ tiêu giải phẫu được thực hiện trên kính hiển vi điện tử Olympus BHS.

Về sinh trưởng.

Khảo nghiệm được tiến hành tại Ba Vì – Hà Tây trên đất đồi trọc lateritic phát triển trên sa thạch ở độ cao 70m trên mặt biển, khả năng giữ nước kém. Bố trí khảo nghiệm theo William và Matheson (1994). Các chỉ tiêu sinh trưởng chiều cao, đường kính được đo định kỳ và thể tích được tính theo công thức (1):

pD1.32.H.f Trong đó, p= 3.1416

V = ————— (1) D1.3: đường kín ngang ngực

4 H: chiều cao

f: hệ số hình dạng tạm tính = 0,5

Các số liệu thu thập được xử lý bằng chương trình DATAPLUS, GENSTAT (William và Matheson, 1995) và phần mềm EXCEL 5.0 (Nguyễn Hải Tuất và Ngô Kim Khôi (1996)

2. Kết quả nghiên cứu.

2. 1. Các chỉ tiêu hình thái, giải phẫu lá.

Số liệu ở bảng 1 cho thấy Keo tai tượng có lá lớn và to bản, với chỉ số lá dài/rộng là 2,64 – 2,85 và diện tích lá là 50,13 – 79,08cm2. Keo lá tràm lá dài và hẹp, với chỉ số lá 5,17 và diện tích lá chỉ là 21,90cm2. Còn keo lai nhìn chung đều thể hiện trạng thái trung gian giữa hai loài, với chỉ số lá là 3,14 – 3,71 và diện tích lá 32.41 – 52.74cm2.

Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy là khi xét trên các tổ hợp lai cụ thể trong phép lai thuận nghịch, số liệu lại ghi nhận sự ảnh hưởng di truyền của tế bào chất do những sai khác trong biểu hiện tính trạng của con lai. Đó là khi Keo lá tràm làm mẹ (Aa32Am2 và Aa32Am7) thì diện tích lá chỉ đạt từ 32,41 đến 37,16cm2; còn khi keo tai tượng làm mẹ (Am7Aa32; Am2Aa32) diện tích lá đạt từ 42,88 đến 52,74cm2.

Bảng 1. Các chỉ tiêu hình thái lá của một số tổ hợp keo lai nhân tạo

Tổ hợp Diện tích (cm2) Chiều dài lá (cm) Chiều rộng lá (cm) Chỉ số dài/rộng (cm)
x V% X V% x V% x V%
Aa32 21,90 16,17 12,96 8,70 2,52 10,40 5,17 10,43
Aa32 Am7 37,16 14,03 14,88 12,49 4,09 7,01 3,66 14,46
Am7 Aa32 52,74 14,71 16,10 8,82 5,14 9,62 3,14 6,71
Am7 79,08 18,87 17,59 11,52 6,69 10,74 2,64 9,54
Aa32 21,90 16,17 12,96 8,70 2,52 10,40 5,17 10,43
Aa32 Am2 32,41 12,35 13,60 6,77 3,76 8,70 3,62 9,76
Am 2 Aa32 42,88 11,48 15,00 13,43 4,04 4,02 3,71 13,20
Am2 50,13 20,23 14,86 9,84 5,24 9,76 2,85 9,54

Nghiên cứu giải phẫu lá của cây lai so sánh với cây bố mẹ số liệu cho thấy sự sai khác là không đáng kể cả về số lượng cũng như kích thước khí khổng.

Bảng 2. Chỉ tiêu giải phẫu của một số tổ hợp lai và bố mẹ của chúng

Tổ hợp Số l­ượng khí khổng (mm2) Kích thư­ớc khí khổng (mm)
Mặt trái Mặt phải Mặt trái Mặt phải
Dài Rộng Dài Rộng
X V% X V% X V% X V% X V% X V%
Aa32 268,5 8,3 257,8 9,9 33,4 5,1 21,9 7,6 33,2 4,9 20,6 12,6
Aa32Am7 268,9 8,0 252,6 8,2 32,3 9,6 22,3 8,6 31,5 7,6 23,2 14,0
Am7Aa32 277,4 12,4 261,5 8,4 32,4 7,9 20,2 7,0 32,1 6,7 21,4 6,3
Am7 284,4 11,7 274,1 14,0 35,4 8,0 22,3 6,8 34,6 7,0 21,5 8,0
BV16 293,3 10,3 284,1 9,6 37,3 9,8 22,4 9,3 36,4 5,8 22,5 7,4
BV16Am7 278,1 12,3 277,0 12,1 37,9 6,4 23,2 5,7 36,1 7,0 22,3 6,2
BV16Aa32 271,1 8,8 257,8 9,7 36,2 4,1 20,4 5,1 35,3 4,8 21,4 4,7

2. 2. Đặc điểm sinh trưởng.

Sinh trưởng là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả của lai giống và sử dụng giống lai trong sản xuất lâm nghiệp. Số liệu thu được ở bảng 3 cho thấy sinh trưởng của keo lai nhân tạo sau 16 tháng tuổi đều cho thể tích thân cây vượt hơn giống bố mẹ, giống có xuất xứ tốt cũng như giống sản xuất.

Khi so sánh với các dòng keo lai tự nhiên (BV10, BV16 và BV33) là các giống được công nhận giống quốc gia nhận thấy có 3 dòng keo lai nhân tạo lần lượt là NT1, NT2 và NT3 có thể tích thân cây tương ứng là 2,69dm3, 2,61dm3 và 2,46dm3 vượt hơn thể tích thân cây của các dòng BV33 (2.31dm3) và BV16 (1.69dm3), nhưng vẫn không thể vượt được dòng BV10 (3.36 dm3). Tuy nhiên, về giá trị thống kê thì chúng thuộc cùng một nhóm (trừ dòng BV16).

Số liệu ở bảng 3 cũng cho thấy một vấn đề cần lưu ý là trong số các dòng keo lai nhân tạo được chọn có 2 dòng NT7 và NT4 lại không tìm thấy sự sai khác nào đáng kể về sinh trưởng. Số liệu về thể tích thân cây của dòng NT7 là 1,21dm3 và dòng NT4 là 0,90dm3 thuộc cùng một nhóm với các giống sản xuất (Aa CtyG và Am CtyG là 1,02 – 1,03dm3). Điều này có thể là do tác dụng lẫn nhau của hiện tượng ưu thế lai với điều kiện ngoại cảnh. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những đánh giá bước đầu cần tiến hành khảo nghiệm tiếp để có các kết luận chính xác hơn.

Bảng 3. Sinh trưởng của một số tổ hợp keo lai giai đoạn 16 tháng tuổi

TT Tổ hợp

D1.3 (cm)

Hvn (m) V (dm3) Tỷ lệ

sống (%)

Xtb V% Xtb V% Xtb V%
1 BV10 4,05 8,44 4,87 4,43 3,36 25,00 96,70
2 NT1 (Am31Aa32) 3,82 6,88 4,47 4,72 2,69 22,30 100,00
3 NT2 (Am7Aa32) 3,78 11,27 4,21 7,29 2,61 25,29 93,30
4

Aa32Am7

3,70 19,71 4,19 10,20 2,57 45,53 80,00
5 NT3 (Aa34Am2) 3,64 7,66 4,38 5,04 2,46 23,58 93,30
6 BV33 3,33 11,84 4,59 5,99 2,31 41,56 100,00
7 Am7Aa32 3,51 25,72 3,99 9,53 2,30 57,39 36,70
8 BV33Am7 3,58 12,22 4,10 7,17 2,28 31,58 83,30
9 Aa32Am2 3,43 25,44 3,92 16,29 2,24 58,48 83,30
10 NT8 (BV33Am7) 3,27 18,69 4,01 10,04 2,00 50,50 86,70
11

Am2Aa32

3,09 28,87 3,75 15,97 1,85 60,00 76,70
12 BV16 3,01 15,46 4,00 10,76 1,69 47,93 100,00
13 NT6 (BV16Am2) 2,93 12,29 3,98 9,45 1,55 29,68 86,70
14

BV33Aa32

2,89 13,43 3,75 5,46 1,37 33,58 66,70
15 Am7 2,93 16,98 3,40 9,94 1,37 49,64 86,70
16 Aa32 2,86 11,29 3,63 5,40 1,27 25,98 100,00
17 NT7 (BV16Am25) 2,88 9,35 3,47 4,98 1,21 20,66 86,70
18

BV16Am7

2,79 11,61 3,44 6,56 1,19 25,21 86,70
19 Am Pongaki 2,69 13,09 3,41 8,10 1,09 37,61 83,30
20 Aa Cty giống 2,60 14,25 3,41 10,36 1,03 34,95 86,70
21 Am Cty giống 2,53 24,02 3,13 11,42 1,02 76,47 93,30
22 BV16Aa32 2,56 15,27 3,35 8,15 0,98 38,78 73,30
23 NT4 (BV16Am7) 2,48 9,97 3,33 7,27 0,90 24,44 86,70
24

AaCoen

2,15 19,00 2,74 9,26 0,60 35,00 93,30
L.S.D 0,66 0,61 0,89
Fpr< .001 Fpr<.001 Fpr<.001

3. Kết luận.

– Các chỉ tiêu hình thái lá nhìn chung thể hiện tính trung gian giữa bố và mẹ. Riêng về đặc điểm giải phẫu lá thì gần như không có sự sai khác giữa các tổ hợp lai so với bố mẹ

– Xét trên các tổ hợp lai thuận nghịch cụ thể về chỉ số diện tích lá cho thấy sự ảnh hưởng rất rõ của tế bào chất (di truyền theo hệ mẹ).

– Cây lai đã thể hiện ưu thế lai rõ rệt về sinh trưởng, đặc biệt là các dòng cây trội NT1, NT2 và NT3 có thể tích thân cây vượt hơn so với dòng BV16 và thuộc cùng một nhóm với các dòng BV10 và BV33.

Tài liệu tham khảo

1. Lê Đình Khả, 1999. Nghiên cứu sử dụng giống lai tự nhiên giữa keo tai tượng và keo lá tràm ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

2. Lê Đình Khả, Nguyễn Việt Cường, 2000. ảnh hưởng của nhân tố di truyền và điều kiện lập địa đến sự biểu hiện của ưu thế lai ở một số giống bạch đàn. Tạp chí Lâm nghiệp, trang 22- 24, số 8-2000.

3. Sapit Royampaeng, K.C. Woo, Somyos Kijkar and Kelvin Montagu, 1997. Morphology and growth performance of natural hybrids of Acacia mangium and A. auriculiformis in Thailand. Northern Territory University, Australiaand ASEANForestTree Seed Centre, Thailand.

Summary

Main feature of a hybrid is heterosis in F1 generation. Artificial hybridisation (called also control pollination) such as reciprocal crossing and back crossing has been practiced in Vietnam since 1997 and some hybrid combinations are used as material sources for this study. Research on morphological characteristics of the hybrid (and clones) reveals the intermediate nature between A. auriculiformis and A. mangium in width/length index in reciprocal combinations is affected by cytoplasmic genetic property. In general, natural and artificial hybrids both have faster growth than their parental species and their provenances. Specially there are 4 artificial hybrid combination that show obvious heterosis though superior growth than natural hybrid clones BV16 and BV33. These 4 artificial hybrid combinations are in the same group with clone BV10, a clone of best growth in Vietnamat present.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]