Đánh giá kết quả bước đầu về công tác giao rừng tự nhiên

1. Bối cảnh

Việc giao đất trống đồi núi trọc cho nông dân để sản xuất lâm nghiệp là nhu cầu khách quan, cấp bách, khi nông dân miền núi và vùng gò đồi đang thiếu đất canh tác, lại dư thừa sức lao động nên ngay từ đầu thập kỉ 90 nhà nước đã có 2 nghị định rất kịp thời và hữu hiệu:

– Nghị định 01/CP ngày 04/01/1995của Chính phủ ban hành bản quy định việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản trong các doanh nghiệp nhà nước.

– Nghị định 02/CP ngày 15/01/1994của Chính phủ về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp,. nay là nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999.

Đến cuối năm 1999, mỗi năm gần 2 triệu ha rừng được khoán cho nhân dân bảo vệ, hàng chục vạn ha rừng được giao cho dân gây trồng, chăm sóc cho nhà nước và 700 nghìn ha rừng đã và đang được khoanh nuôi và xúc tiến tái sinh tự nhiên thuộc chương trình 327 tính tới năm 1998, trong đó trên 50% là giao khoán cho hộ gia đình nông dân thực hiện. Người dân nhận khoán trồng rừng, chăm sóc, khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ, trong đó có kết hợp trồng cây công nghiệp, đặc sản, cây lương thực thực phẩm và chăn nuôi được đảm bảo quyền lợi quy định trong quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng chính phủ về quyền lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.

Theo nghị định 02/CP nay là 163/1999/NĐ – CP, đến hết năm 1999 trong cả nước đã có khoảng 1,8 triệu ha đất trống đồi núi trọc, bãi hoang được giao cho dân. Giao đất trở thành điều kiện tiên quyết cho việc thực thi các dự án gây trồng rừng và phát triển lâm nghiệp xã hội, và chính giao đất trở thành chính sách phù hợp nguyện vọng nhân dân và nổi tiếng để thế giới biết đến Việt Namtrong thời xây dung kinh tế và đổi mới xã hội.

Hiệu quả của việc khoán gây trồng, bảo vệ rừng và giao đất sử dụng lâu dài ổn định vào mục đích lâm nghiệp là trên 55% đất trống đồi núi trọc được giao cho cá nhân, hộ, nhóm hộ đã trở thành rừng, vườn rừng, trang traị, vừa làm tăng thu nhập, cải thiện đời sống xã hội, vừa làm xanh sạch môi trường sống (tổng kết các đề tài, luận án đánh giá hiệu quả giao đất lâm nghiệp đến năm 1999).

Vậy thì việc giao rừng tự nhiên cho dân là bước tiếp theo của việc giao đất (theo 02 và 163/CP) hay là 1 chương trình khác? Chúng ta hãy nhìn lại kết quả tổng kiểm kê rừng 1999 để thấy rằng vẫn còn tới 2.958.617 ha rừng chưa có chủ thật sự.

Biểu 1:Rừng cả nước thống kê theo chủ quản lý (Viện ĐTQHR – 1999)

STT

Chủ quản lý

Diện tích (1000 ha)

(%)

1

Doanh nghiệp nhà nước (lâm trường, công ty)

3.578,4

32,8

2

Các công ty, xí nghiệp liên doanh

15,1

0,1

3

Lực lượng vũ trang

204,7

2,0

4

Hộ gia đình, tập thể

2.006,5

18,4

5

Ban quản lý các khu rừng phòng hộ

1.025,2

9,4

6

Ban quản lý các khu rừng đặc dụng

1.127,0

10,3

7

Chưa giao

2.958,7

27,0

Cộng diện tích rừng cả nước

10.915,6

100,0

( Nguồn mekonginfo.org )

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]