Đặc điểm sinh lý và phương pháp bảo quản hạt Giổi (Michelia mediocris Dandy)

Nguyễn Huy Sơn

Nguyễn Tuấn Hưng

Viện KHLN Việt Nam

Giổi (Michelia mediocris Dandy) là cây gỗ có giá trị kinh tế cao, thường mọc hỗn loài trong rừng lá rộng thường xanh. Gỗ Giổi thường được dùng trang trí nội thất, làm đồ mộc gia dụng, đặc biệt các đồ mộc cao cấp. Trước đây loài cây này có phân bố tự nhiên ở nhiều tỉnh trong cả nước như Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Gia lai, Kon Tum, … Hiện nay chúng chỉ còn ở trong một số khu bảo tồn thiên nhiên hoặc rừng cấm. Trong chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 2001-2010, Giổi là một trong những loài cây trồng chính rất được quan tâm ở một số địa phương.

Hạt Giổi rất nhanh mất sức nảy mầm. Theo phương pháp bảo quản truyền thống của nhân dân địa phương (bảo quản ở nơi râm mát) chỉ duy trì sự sống của hạt được 2-3 tháng. Giổi không phải là cây sai quả thường xuyên, thường 2-3 năm mới có một chu kỳ sai quả. Để dự trữ hạt và cung cấp giống cho các chương trình trồng rừng hàng năm cũng như góp phần bảo tồn nguồn gen cây rừng nói chung và loài Giổi nói riêng, nghiên cứu các đặc điểm sinh lý và phương pháp bảo quản hạt giống cho loài cây này là rất cần thiết.

Các thí nghiệm nghiên cứu sinh lý và bảo quản hạt Giổi đã được bắt đầu từ tháng 10/2000 tại Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng, sau gần một năm thực hiện đã thu được một số kết quả đáng khích lệ

1. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu.

1.1. Vật liệu:

Hạt được thu hái từ 30-50 cây mẹ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ vào giữa tháng 10/2000. Các cây mẹ đều có đường kính từ 30-50cm, chiều cao từ 20-25m. Sau 2 ngày chế biến hơn 90 kg hạt còn cả lớp vỏ thịt đã thu được gần 30 kg hạt sạch.

1.2. Phương pháp nghiên cứu:

– Thu hái bằng cách trèo hái quả đã chín ở trên cây, sau đó dùng dao để tách hạt ra khỏi vỏ quả.

– Hạt được tách ra khỏi vỏ quả còn có một lớp vỏ thịt màu đỏ. Tách hạt ra khỏi lớp vỏ thịt này bằng cách ngâm trong nước, dùng tay sát mạnh hạt vào thành rổ tre. Trong quá trình chế biến, hạt được ngâm trong nước khoảng từ 4-5 giờ. Ngoài ra, còn chế biến hạt bằng cách dùng dao cạo lớp vỏ thịt không ngâm trong nước để làm đối chứng .

– Tỷ lệ nảy mầm của hạt được xác định bằng cách gieo hạt trên khay đựng cát ẩm đặt trong nhà kính và theo dõi số lượng hạt nảy mầm hàng ngày.

– Độ ẩm ban đầu của hạt được xác định bằng cách rút ngẫu nhiên 100 hạt, dùng cân điện tử cân riêng từng hạt trước và sau khi sấy khô ở nhiệt độ 1050C trong 17 giờ. Độ ẩm của hạt được tính theo công thức sau:

P1 – P2

%MC = ——– x 100%

P1

Trong đó: %MC là hàm lượng nước chứa trong hạt.

P1 là trọng lượng hạt trước khi sấy.

P2 là trọng lượng hạt sau khi sấy.

– Làm khô hạt bằng Silica gel, sử dụng Silica gel có chỉ thị màu trộn lẫn với hạt theo tỷ lệ 1:1 để rút độ ẩm của hạt xuống ở các cấp độ khác nhau (tính theo trọng lượng).

– Định kỳ kiểm tra độ ẩm và tỷ lệ nảy mần của hạt là 1; 3; 6 và 9 tháng. Dung lượng mẫu/1 lần kiểm tra/1 công thức thí nghiệm, lặp lại 4 lần là 100 hạt (25hạt x 4lần lặp).

– Bố trí một tổ hợp các công thức thí nghiệm gồm 2 nhân tố: độ ẩm hạt và nhiệt độ môi trường bảo quản. Nhân tố độ ẩm gồm 7 cấp: 30%; 25%; 20%; 15%; 10%; 5% và không làm khô (đối chứng). Nhân tố nhiệt độ gồm 3 cấp: 150C; 50C và nhiệt độ phòng.

2. Kết quả.

2.1. Trọng lượng và độ ẩm ban đầu của hạt:

Kết quả ở bảng 1 cho thấy trọng lượng của hạt bao gồm cả vỏ thịt lớn hơn nhiều so với hạt sạch sau khi chế biến, chứng tỏ phần vỏ thịt bao bọc bên ngoài chiếm một tỷ trọng rất lớn. Sau khi tách bỏ phần vỏ thịt bằng phương pháp chế biến khô, trọng lượng trung bình của 1 hạt »258,55mg. Do hệ số biến động khá lớn (14,32%) nên 1kg hạt có thể có khoảng từ 3383-4514 hạt, trung bình có 3868 hạt.

Bảng 1: Trọng lượng và độ ẩm ban đầu của hạt Giổi

Chỉtiêu Dung lượng mẫu (n) X Sx V%
Trọng lượng hạt cả vỏ thịt (mg) 100 845,16 165,46 19,57
Trọng lượng hạt đã xử lý vỏ thịt (mg) 100 258,55 37,03 14,32
Độ ẩm hạt chế biến khô (%) 100 27,06 1,09 4,03
Độ ẩm hạt chế biến trong nước (%) 100 33,60 1,31 3,89

Độ ẩm tự nhiên ban đầu của hạt (chế biến khô) chiếm khoảng 27,06±1,09(%), độ ẩm của hạt chế biến bằng phương pháp ngâm trong nước chiếm khoảng 33,6±1,31(%) tính theo trọng lượng. Như vậy, phương pháp chế biến có ảnh hưởng rất rõ rệt đến hàm lượng nước chứa trong hạt, phương pháp chế biến trong nước đã làm tăng độ ẩm của hạt lên hơn 6,5% so với chế biến khô.

2.2. Tỷ lệ nảy mầm ban đầu của hạt ở các cấp độ ẩm khác nhau:

Bảng 2: Kết quả làm khô hạt và tỷ lệ nảy mầm ban đầu của hạt

Công thức Độ ẩm Độ ẩm Thời gian Tỷ lệ nảy mầm
làmkhô hạt dự kiến

(%)

thực

(%)

làm khô (giờ.phút) X Sx
Không làm khô (đối chứng) 33,60 33,60 31,80 2,62
Làm khô bằng Silica gel 30,00 28,35 2.30’ 48,00 9,01
Làm khô bằng Silica gel 25,00 24,37 3.00’ 41,50 10,02
Làm khô bằng Silica gel 20,00 20,08 3.20’ 42,00 9,62
Làm khô bằng Silica gel 15,00 15,70 5.10’ 52,80 3,20
Làm khô bằng Silica gel 10,00 14,92 5.20’ 15,00 3,46
Làm khô bằng Silica gel 5,00 9,25 9.00’ 0,00 0,00

Do hầu hết hạt được chế biến trong nước nên độ ẩm ban đầu của hạt được xác định là 33,06%. Dựa vào độ ẩm ban đầu này xác định các cấp độ ẩm cần làm khô là: 30%; 25%; 20%; 15%; 10%; 5% và không làm khô (đối chứng). Kết quả bảng 2 cho thấy ở hầu hết các công thức, hạt được làm khô khá sát với các độ ẩm dự kiến. Riêng 2 công thức rút ẩm xuống mức 10% và 5% cho kết quả không như mong muốn, mặc dù thời gian rút ẩm ở 2 công thức này khá dài (5giờ20’ và 9giờ00’).

Sau khi làm khô hạt tới các mức độ ẩm khác nhau, khả năng nảy mầm của hạt thay đổi rất rõ rệt. Kết quả kiểm tra tỷ lệ nảy mầm ban đầu của hạt (bảng1) cho thấy ở độ ẩm từ 15,7-33,6% hạt có tỷ lệ nảy mầm từ 31,8-52,8%, trong đó cao nhất ở độ ẩm 15,7% và 28,35%. Riêng ở độ ẩm 9,25% hạt đã hoàn toàn mất sức nảy mầm, hạt có độ ẩm 14,92% tỷ lệ nảy mầm chỉ còn 15%.

2.3. Tỷ lệ nảy mầm của hạt trong quá trình bảo quản:

Bảng 3: Tỷ lệ nảy mầm của hạt qua các định kỳ kiểm tra

Công thức Tỷ lệ nảy mầm qua các định kỳ
thí nghiệm 1 tháng 3 tháng 6 tháng 9 tháng
Độẩm thực ban đầu (%) Nhiệt độ bảo quản (0C) X Sx X Sx X Sx X Sx
50C 56,80 11,90 74,30 3,69 77,75 2,63 55,25 11,90
33,06 150C 85,30 1,50 52,75 10,10 30,50 4,20
(Đối chứng) t0 phòng 33,3 2,22 35,80 4,50 0 0 0 0
50C 67,50 0,57 58,00 7,70 73,75 6,95 70,75 3,77
28,35 150C 74,50 7,33 61,80 4,99 62,00 8,45 60,25 7,37
t0 phòng 33,30 2,22 35,80 4,50 0 0 0 0
50C 62,30 7,09 42,50 7,32 56,50 8,66 53,75 4,27
24,37 150C 64,00 6,53 63,00 2,94 47,00 6,98 32,25 3,40
t0 phòng 67,00 6,83 40,30 9,03 0 0 0 0
50C 57,50 7,05 41,30 13,80 49,50 3,59 44,75 7,41
20,08 150C 37,50 3,32 37,50 12,70 45,75 3,59 24,75 4,79
t0 phòng 0 0 0 0 0 0
50C 45,80 5,68 0 0 0 0 0 0
15,70 150C 51,25 15,21 0 0 0 0 0 0
t0 phòng 0 0 0 0 0 0 0 0
50C 0 0 0 0 0 0 0 0
14,92 150C 0 0 0 0 0 0 0 0
t0 phòng 0 0 0 0 0 0 0 0
50C 0 0 0 0 0 0 0 0
9,25 150C 0 0 0 0 0 0 0 0
t0 phòng 0 0 0 0 0 0 0 0

Kết quả bảng 3 cho thấy hạt bị rút ẩm xuống dưới 15% đã hoàn toàn mất sức nảy mầm ngay trong tháng thứ nhất dù được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ nào. ởđộ ẩm 15,7% hạt cũng hoàn toàn mất sức nảy mầm trong tháng đầu tiên khi bảo quản ở nhiệt độ phòng. Tất cả các công thức khác khi bảo quản ở điều kiện nhiệt độ phòng, hạt cũng đều mất sức nảy mầm trong giai đoạn từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6. ở độ ẩm từ 20,08-24,35% trong điều kiện nhịêt độ 5-150C, tỷ lệ nảy mầm của hạt cũng giảm dần ngay sau tháng thứ nhất.ởđộ ẩm từ 28-33,6% tỷ lệ nảy mầm của hạt có chiều hướng tăng lên nhưng không rõ rệt và đạt trị số cao nhất trong giai đoạn từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 (77,75-85,3%), sau đó giảm rất chậm ở tháng thứ 9. Chứng tỏ rằng hạt có độ ẩm càng thấp thì càng nhanh mất sức nảy mầm, nhất là trong điều kiện nhiệt độ phòng.

Theo Willan (1985) những hạt có các đặc điểm trên đều thuộc nhóm hạt ưa ẩm (Recalcitrant) và rất khó bảo quản. Trong phạm vi nghiên cứu này, điều kiện bảo quản tốt nhất là độ ẩm của hạt từ 28-33,6% và nhiệt độ bảo quản từ 5-150C. Đáp ứng được các điều kiện này có thể cất trữ hạt Giổi trong thời gian 9 tháng với tỷ lệ nảy mầm đạt từ 55-71%.

3. Kết luận

– Độ ẩm tự nhiên của hạt khi chín trung bình là 27%, trọng lượng trung bình của 1 hạt »258,55mg, 1kg hạt có khoảng từ 3383-4514 hạt, trung bình có 3868 hạt.

– Hạt Giổi thuộc nhóm hạt ưa ẩm, điều kiện bảo quản tốt nhất là độ ẩm của hạt phải đạt từ 28-33,6% và nhiệt độ môi trường bảo quản từ 5-150C, trong điều kiện này có thể bảo quản được trong thời gian 9 tháng với tỷ lệ nảy mầm của hạt từ 55-71%.

– Độ ẩm của hạt càng thấp thì càng nhanh mất sức nảy mầm nhất là trong điều kiện nhiệt độ phòng, nếu ở độ ẩm 9,25% thì hạt hoàn toàn mất sức nẩy mầm ngay từ ban đầu, nếu độ ẩm của hạt dưới 15% thì hạt cũng hoàn toàn mất sức nẩy mầm trong tháng thứ nhất, dù có độ ẩm cao (20-33,6%) nhưng hạt cũng hoàn toàn mất sức nẩy mầm trong giai đoạn từ 3-6 tháng nếu bảo quản trong điều kiện nhiệt độ phòng.

Tài liệu tham khảo

Vietnam Forest Trees, 1996. Agricultrual Publishing House.

Willan, 1985. A guide to forest seed handling (FAO Forestry Paper).

Kirsten Thomsen and Finn Stubsgaard, 1998. Easy guide to controlling seed moisture during seed procurement, Danida Forest Seed Centre. Krogerupvej 21 DK-3050 Humlebek. Denmark.

Summary:Michelia mediocris Dandyis one of the main forest plantation species in Vietnam. M. mediocris seed quickly loses its germinability. Research on seed physiological characteristics and storage of this species is very necessary.Research results show that mean weight of a seed is 258x55mg. 1kg of seed contains about 3383-4514 seed, 3868 seed on the average. M.mediocris seed is moist tolerant, best moisture content of seed in storage is 28-33,6%, ambient moisture 5-15%. The lower the moisture content of the seed the quicker its germinability is lost specially in room temperature conditions with moisture content 9.25% germinability of the seed is lost right at the beginning. At ambient moisture content below 15%, germinability is totally lost within the first month. In room temperature conditions, seed germinability is also totally lost in the 3rd-6th months although the air moisture content is high (20.33.6%).

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]