Báo cáo kết quả đề tài: Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất rừng trồng trên đất bazan thoái hoá tại Tây Nguyên

                                                                  Hồ Đức Soa

I. ĐẶT VẤN ĐỀ.

Tây Nguyên gồm 5 tỉnh, diện tích hơn 5 triệu ha, trong đó diện tích rừng 2,97 triệu ha chiếm gần 60%. Dân số trong vùng khoảng 4,75 triệu người, hơn 85% sinh sống chủ yếu bằng sản xuất Nông Lâm nghiệp, trong đó có trên 40% là đồng bào các dân tộc có trình độ văn hóa và tập quán, tập tục rất khác nhau, biến động dân số hàng năm tăng lên rất nhanh, do đó nhu cầu về lương thực phẩm và đất đai sản suất ngày càng nhiều. Từ đó nẩy sinh lấn chiếm đất rừng làm nương rẩy, khai thác sử dụng gỗ trái phép… làm cho tài nguyên rừng trước đây vốn giàu có và đa dạng sinh học đã và đang cạn kiệt.

Để đáp ứng nhu cầu về gỗ ngày càng tăng, việc trồng rừng tuy được tiến hành nhiều năm qua, nhưng do tập quán canh tác lạc hậu của dân địa phương nên năng suất rừng trồng thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao. Trong khi đó đất trống trọc hoang hóa bị xói mòn, thoái hóa dinh dưỡng diễn ra nhanh chóng, vì vậy sản xuất Nông – Lâm nghiệp và đời sống nhân dân, đặc biệt ở vùng sâu xa đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.

Xuất phát từ thực tế trên, việc nghiên cứu triển khai ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật tăng năng suất rừng trồng là tạo thêm được việc làm, giảm áp lực về đất canh tác, đáp ứng kịp thời nhu cầu về gỗ và lợi ích nhiều mặt khác của xã hội, góp phần từng bước ổn định đời sống nhân dân trong khu vực là vấn đề cấp thiết.

II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Mục tiêu nghiên cứu:

– Khảo nghiệm và xác định được loài cây trồng rừng năng suất cao trên đất bazan thoái hóa vùng Tây Nguyên.

– Bổ sung hoàn thiện biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất rừng trồng, phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương.

2. Phương pháp nghiên cứu.

– Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng rừng, kỹ thuật thâm canh rừng trồng tiên tiến để tiến hành các nghiên cứu thí nghiệm

– Kế thừa có chọn lọc các nghiên cứu đã có trên địa bàn… để xây dựng và hoàn thiện biện pháp kỹ thuật có hiệu quả cho sản xuất.

3. Nội dung nghiên cứu.

– Điều tra, tổng kết đánh giá kết quả trồng rừng, lựa chọn biện pháp kỹ thuật và loài cây trồng cho vùng Tây Nguyên.

– Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh lấy gỗ nguyên liệu bằng cây mọc nhanh Keo lai và Bạch đàn; trồng rừng lấy gỗ lớn bằng các loài cây bản địa trên đất bazan thoái hóa tại Gia Lai

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

1. Kết quả khảo sát thực địa Tây Nguyên.

a. Điều kiện tự nhiên.

Tây Nguyên gồm 5 tỉnh, diện tích tự nhiên hơn 5 triệu ha, diện tích rừng 2,97 triệu ha, chiếm 60%. Địa hình Tây nguyên chia cắt rất phức tạp và thấp dần từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam. Do hệ thống núi cao chia cắt Tây Nguyên thành những vùng khí hậu mang tính đặc thù riêng và có sự khác biệt rõ nét giữa 2 miền Đông và Tây dãy Trường Sơn. Vùng Đông Trường Sơn khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 22-23°C, lượng mưa trung bình 1500-2500mm, chỉ số khô hạn ≤ 0,3; đất đai trong vùng đa dạng, khí hậu phù hợp với nhiều loài cây trồng và cho năng suất cao. Vùng Tây Trường Sơn khí hậu khô nóng nhiệt độ trung bình 23-27°C, lượng mưa 1600-2500mm, mùa khô khắc nghiệt kéo dài 5-6 tháng, lượng mưa tập trung trong thời gian ngắn tới 65%, làm cho đất đai bị xói mòn, rửa trôi nhanh chóng, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của cây trồng.

b. Kết quả trồng rừng tại Tây Nguyên  trong thời gian qua.

Kết quả khảo sát cho thấy Tây Nguyên có tiềm năng đất đai rộng lớn, nhân lực dồi dào đã và đang trở thành vùng trọng điểm phát triển rừng trồng cung cấp gỗ hiện nay. Tính đến thời điểm 2007 Tây Nguyên đã trồng được khoảng 145 ngàn ha, tập trung nhiều tại Gia lai và Kom tum, tập đoàn cây trồng rừng chính là các loài cây mọc nhanh cung cấp gỗ nguyên liệu như: Thông 3 lá, Thông caribea, các loài Keo, Bạch đàn và một số loài cây bản địa cung cấp gỗ lớn và gỗ quý hiếm. Rừng trồng từ năm 2000 trở về trước với mục tiêu phủ xanh đất tróng đồi núi trọc sinh trưởng kém, năng suất thấp thường đạt từ 5-6m3/ha/năm, một số diện tích rừng trồng đã quá già cỗi, thưa thớt cần thay thế rừng mới. Trong 5 năm gần đây nhờ ứng dụng các tiến bộ về giống, kỹ thuật thâm canh mới nên năng suất rừng trồng được tăng lên 8-12m3/ha/năm, nhưng cao nhất chỉ đạt 15m3/ha.

Bên cạnh những kết quả đạt được, vấn đề phát tiển rừng trồng hiện nay còn có nhiều bất cập, diện tích và loài cây trồng đang phát triển theo hướng tự phát, chưa được quy hoạch và quản lí chặt chẽ, thiếu sự hướng dẫn kỹ thuật mới cho nhân dân, nhất là vùng đồng bào các dân tộc vùng sâu xa. Nạn phát nương làm rẫy, khai thác gỗ trái phép tuy được ngăn chặn nhưng hiệu quả chưa cao.

2. Kết quả thí nghiệm và biện pháp kỹ thuật ứng dụng:

a. Một số đặc điểm chính khu vực khảo nghiệm:  

– Địa điểm: Cao nguyên Pleiku, độ cao tuyệt đối 750-800m

– Thực bì: cỏ tranh, cỏ mỹ, cây bụi

– Khí hậu: Nhiệt độ trung bình 21-23ºC, biên độ nhiệt ngày/đêm trong mùa khô rất lớn từ 15-17ºC; Vũ lượng 1500-2500mm/năm, mùa khô hạn trên 6 tháng.

– Đất bazan thoái hóa nghèo dinh dưỡng, độ pH 3,9-4,5; có kết von đá ong tỉ lệ không cao từ 5-10%, lớp mặt đất bị nén chặt, thấm thoát nước rất kém.

Biểu 1 : Kết quả phân tích hóa lý tính đất bazan thoái hóa

Phẫu diện/

Độ xốp

Độ sâu

cm

pH/ H2O

Mùn %

Đạm TS %

C/N

Dể tiêu mg/100g

Trao đổi (me/100g)

Thành phần cơ giới  (%) (mm)

P2O5

K2O

Ca2+

Mg 2+

> 0.02

0.02-0.002

< 0.002

01

Chặt

0-40

4.41

1.26

0.07

11.28

0.692

0.297

0.21

0.21

9.80

12.30

77.90

Chặt

40-60

4.16

2.52

0.11

13.60

1.600

0.662

0.31

0.10

13.48

16.48

70.04

Rất chặt

60-80

4.48

1.50

0.08

11.51

1.317

0.429

0.62

0.41

9.71

12.31

77.98

02

Chặt

0-40

3.93

1.89

0.24

14.06

0.713

1.467

0.31

0.00

33.57

29.06

37.37

Chặt

40-60

4.09

2.51

0.17

12.09

1.280

0.531

0.31

0.10

25.63

18.59

55.78

Rất chặt

60-80

4.04

1.24

0.19

12.92

0.655

1.257

0.21

0.00

29.96

26.78

43.26

03

Chặt

0-40

4.04

3.67

0.19

11.44

2.022

0.928

0.21

0.10

23.63

28.90

47.47

Chặt

40-60

4.25

1.92

0.10

11.61

1.389

0.397

0.21

0.10

9.53

16.45

74.02

Rất chặt

60-80

4.16

2.88

0.14

11.71

2.087

1.489

0.42

0.10

17.60

22.66

59.74

 

Kết quả phân tích đất cho thấy các chỉ tiêu dinh dưỡng cơ bản trên đất bazan thoái hoá:

+ Đất bazan thoái hoá là loại đất chua nhiều (pH: 3,5 – 4,5), vì vậy ảnh hượng xấu đến sự hoạt động của vi sinh vật trong đất, nhất là vi sinh vật cố định đạm (Azotobacte), hạn chế quá trình phân giải sinh ra các chất dinh dưỡng dễ hoà tan và khả năng sinh trưởng nhiều loài cây trồng.

+ Hàm lượng mùn trong đất bazan thoái hoá từ nghèo đến rất nghèo (1.4 – 2.5%), so với các loại đất giàu mùn là rất thấp, các loại đất khác thường trên 4 – 5%.

+ Nhóm nguyên tố đa lượng như N, P, K có hàm lượng thấp (N%: 0.07-0.24, K2O: 0.30-1.50mg/100g, P2O5: 0.7-2.00mg/100g), nhóm này đã thiếu lại khó phân giải khi đất bị chua hóa vì vậy cây trồng càng thiếu dinh dưỡng và sinh trưởng kém.

+ Nhóm nguyên tố trao đổi như: Mg2+, Ca2+ chỉ đạt từ 0.2 – 1.0 Ldl/100g đất)), đây những nhân tố quang trọng trong thành phần kiềm trao đổi của đất, hàm lượng ảnh hưởng đến phản ứng dung dịch, độ no kiềm, dung tích hấp phụ của đất, vì vậy ảnh hưởng đến tính chất đất và sinh trưởng cây trồng. Các loại đất tốt, đất phù sa trung tính hàm lượng Mg2+ và Ca2+ khoảng 10 – 20Ldl/100g đất.

Ngoài ra nhóm nguyên tố vi lượng khác ảnh hưởng đến sinh trưởng cây trồng như Mg, Zn,  S … cũng rất thấp.

Kết luận: Đất bazan thoái hoá ở Tây Nguyên do bị mất rừng hoặc do canh tác Nông nghiệp lâu ngày, bị xói mòn và rửa trôi mạnh đã làm đất chua, nghèo dinh dưỡng; sự thấm giữ nước và hấp phụ của đất kém, làm ảnh hưởng lớn  đến sinh trưởng của cây trồng, nhất là trong mùa khô hạn.

b. Kết quả mô hình khảo nghiệm:

+ Mô hình rừng trồng cây bản địa tại cao nguyên Pleiku .

– Diện tích: 4 ha

– Loài cây trồng: Sao đen (Hopea odorata), Trám trắng (Canarium album, Vên vên (Anisoptera cochinchinesis), Dầu rái (Dipterocarpus alatus), Trầm hương (Gió bầu-Aquilaria ),  cây kết hợp Keo lai TB11 che bóng và cải thiện đất.

Mô hình khảo nghiệm: gồm 2 mô hình:

– Mô hình I: 2ha

Mật độ trồng: Cây bản địa 500 cây + Keo Lai 700 cây;

Trồng hỗn giao theo băng rộng 7m, cây bản địa trồng 2 hàng/băng, hỗn giao theo nhóm loài cây, cự li 3,5x3m. Keo lai trồng 2 hàng thuần loai, cự li 3,5 x 2m và 3 lặp lại.

Kỹ thuật áp dụng: Làm đất: Cày ngầm theo rạch sâu trên 40cm, bón lót bằng phân vi sinh 250g/hố + phân vô cơ  PNK 150g/hố, bón thúc bằng NPK 100g/gốc

Biểu 2: Chỉ tiêu tăng trưởng D và H cây bản địa sau trồng 42 tháng-Mô hình I

Loài cây

6 tháng (đo 11/2005)

18 tháng (đo 11/06)

30 tháng (đo 11/07)

42 tháng (đo 11/08)

D cm

H

m

TT/năm

D cm

H

m

TT/năm

D cm

H

m

TT/năm

D cm

H

m

TT/năm

Dd

Dh

Dd

Dh

Dd

Dh

Dd

Dh

Vên vên

0.60

0.55

1.20

1.10

1.34

1.08

0.89

0.72

2.20

1.45

0.88

0.58

2.88

2.05

0.82

0.59

Sao đen

0.55

0.55

1.10

1.10

1.16

0.80

0.77

0.53

2.10

1.08

0.84

0.43

2.53

1.47

0.72

0.42

Dầu rái

0.75

0.50

1.50

1.00

1.19

0.60

0.79

0.40

1.90

0.79

0.76

0.32

2.38

1.36

0.68

0.39

Tr. trắng

0.50

0.60

1.00

1.20

1.28

0.85

0.85

0.57

1.76

1.40

0.70

0.56

2.08

1.17

0.59

0.33

Trầm gió

0.50

0.45

1.00

0.90

1.13

0.77

0.75

0.51

1.50

1.50

0.60

0.60

2.00

1.30

0.57

0.37

Keo lai

0.40

0.45

0.80

0.90

2.20

2.50

1.47

1.67

4.50

3.50

1.80

1.40

6.69

5.85

1.91

1.67

– Mô hình II:  2ha

Mật độ trồng: Cây bản địa 400cây + Keo Lai 600 cây; Trồng hỗn giao theo hàng cách nhau 4m, trồng 1 hàng cây bản địa/1 hàng Keo lai. Cây bản địa trồng hỗn giao theo hàng 4x3m. Cây keo lai trồng thuần loại theo hàng 4x2m.

Kỹ thuật áp dụng: Làm đất: Cày ngầm theo rạch sâu trên 40cm, bón lót bằng phân vi sinh 250g/hố + phân vô cơ  PNK 150g/hố, bón thúc bằng NPK 100g/gốc

Biểu 3: Chỉ tiêu tăng trưởng D và H cây bản địa sau trồng  42 tháng – Mô hình II

Loài cây

6 tháng (đo 11/2005)

18 tháng (đo 11/06)

30 tháng (đ 11/07)

42 tháng (đo 11/08)

D cm

H

m

TT/năm

D cm

H

m

TT/năm

D cm

H

m

TT/năm

D cm

H

 m

TT/năm

Dd

Dh

Dd

Dh

Dd

Dh

Dd

Dh

Vên vên

0.70

0.55

1.40

1.10

1.08

0.98

0.72

0.65

2.36

1.64

0.94

0.66

3.13

2.11

0.89

0.60

Sao đen

0.55

0.50

1.10

1.00

1.03

0.79

0.69

0.53

2.27

1.22

0.91

0.49

3.03

1.57

0.87

0.45

Dầu rái

0.70

0.50

1.40

1.00

1.08

0.66

0.72

0.44

2.09

1.11

0.84

0.44

2.29

1.26

0.65

0.36

Tr. trắng

0.50

0.60

1.00

1.20

1.06

0.83

0.71

0.55

1.75

1.00

0.70

0.40

1.95

1.69

0.56

0.48

Trầm gió

0.50

0.45

1.00

0.90

0.80

0.60

0.53

0.40

2.00

1.00

0.80

0.40

1.20

1.25

0.34

0.36

Keo lai

0.40

0.40

0.80

0.80

2.70

2.50

1.80

1.67

4.40

3.50

1.76

1.40

8.13

7.01

2.32

2.00

Qua kết quả khảo nghiệm cho thấy: Các loài cây bản địa trồng trên đất bazan thoái hóa sinh trưởng và phát triển bình thường. Vên vên và Sao đen sinh trưởng nhanh hơn Trắm trắng, Dầu rái và Trầm hương. Trong hai mô hình thí nghiệm trên, mô hình I có nhiều ưu điểm hơn như cây trồng sinh trưởng nhanh hơn, chăm sóc nuôi dưỡng thuận lợi, cây bản địa không bị rợp bóng bởi Keo lai như mô hình II và khai thác tận thu Keo lai dễ dàng hơn.

+  Mô hình rừng trồng cây mọc nhanh cung cấp gỗ nguyên liệu: 5,5ha

– Bạch đàn U6 (mô) 2,1ha:  6 công thức khảo nghiệm:

CT1-1: Mật độ trồng 2200cây/ha x bón lót 150g NPK + 250 Lân Lâm Thao

CT1-2: Mật độ trồng 2200cây/ha x bón lót 150g NPK + 250g Vi sinh

CT2-1: Mật độ trồng 1660cây/ha x bón lót 150g NPK + 250 Lân Lâm Thao

CT2-2: Mật độ trồng 1660cây/ha x bón lót 150g NPK + 250g Vi sinh

CT3-1: Mật độ trồng 1100cây/ha x bón lót 150g NPK + 250 Lân Lâm Thao

CT3-2: Mật độ trồng 1100cây/ha x bón lót 150g NPK + 250g vi sinh

Kết quả cây trồng sinh trưởng nhanh, không bị sâu bệnh hại. Chiều cao và đường kính trung bình đạt: D: 6.59m; H: 8.21cm, Tăng trưởng hàng năm đạt: D: 2,35cm; H: 1,88m.

Biểu 4: Thống kê các chỉ tiêu sinh trưởng Bạch đàn U6 sau trồng  3,5  tuổi:

Công thức

6 tháng (đo 11/2005)

18 tháng (đo 11/06)

30 tháng (đ 11/07)

42 tháng (đo 11/08)

D (cm)

H (m)

TT/năm

D (cm)

H (m)

TT/năm

D (cm)

H (m)

TT/năm

D (cm)

H (m)

TT/năm

Dd

Dh

Dd

Dh

Dd

Dh

Dd

Dh

CT1-1

1.18

0.84

2.36

1.68

3.47

3.59

2.31

2.39

5.25

5.09

2.10

2.04

7.95

6.05

2.27

1.73

CT1-2

1.15

0.86

2.30

1.72

3.02

3.41

2.01

2.27

5.26

5.10

2.10

2.04

7.95

6.35

2.27

1.81

CT2-1

0.95

0.75

1.90

1.50

3.22

3.62

2.15

2.41

5.55

5.53

2.22

2.21

8.04

6.63

2.30

1.89

CT2-2

0.99

0.77

1.98

1.54

3.70

3.86

2.47

2.57

5.85

5.22

2.34

2.09

8.26

7.11

2.36

2.03

CT3-1

0.96

0.73

1.92

1.46

3.28

3.36

2.19

2.24

5.35

4.18

2.14

1.67

8.20

6.55

2.34

1.87

CT3-2

0.94

0.72

1.88

1.44

3.58

3.35

2.39

2.23

5.47

4.03

2.19

1.61

8.87

6.87

2.53

1.96

Qua kết quả các công thức thí nghiệm cho thấy cây Bạch đàn U6 phù hợp với việc trồng rừng lấy gỗ nguyên liệu trên đất bazan thoái hóa. Với kỹ thuật thâm canh như làm đất cơ giới cày ngầm sâu theo hàng và bón phân cho năng suất cao.

Mật độ trồng từ 1100cây/ha – 1660cây/ha là bước đầu tỏ ra phù hợp

Bón lót bằng phân Vi sinh + NPK (hàm lượng cao 16-16-8 hoặc 14-14-8) sinh trưởng nhanh hơn bón mỗi NPK.

– Cây Keo lai (hom): 3,4ha: công thức thí nghiệm 6

CT1-1: Mật độ trồng 2200cây/ha x bón lót 150g NPK + 250 Lân Lâm Thao

CT1-2: Mật độ trồng 2200cây/ha x bón lót 150g NPK + 250g Vi sinh

CT2-1: Mật độ trồng 1660cây/ha x bón lót 150g NPK + 250   Lân Lâm Thao

CT2-2: Mật độ trồng 1660cây/ha x bón lót 150g NPK + 250g Vi sinh

CT3-1: Mật độ trồng 1100cây/ha x bón lót 150g NPK + 250 Lân Lâm Thao

CT3-2: Mật độ trồng 1100cây/ha x bón lót 150g NPK + 250g Vi sinh

Kết quả sau 42 tháng trồng cây sinh trưởng nhanh về cả 3 chỉ tiêu D, H. Cây trồng sinh trưởng cân đối, khoẻ mạnh, không bị sâu bệnh hại.

Biểu 5: Thống kê các chỉ tiêu sinh trưởng keo Lai TB  sau trồng 3,5 tuổi

Công thức

6 tháng (đo 11/2005)

18 tháng (đo 11/06)

30 tháng (đ 11/07)

42 tháng (đo 11/08)

D cm

H m

TT/năm

D cm

H m

TT/năm

D cm

H m

TT/năm

D cm

H m

TT/năm

Dd

Dh

Dd

Dh

Dd

Dh

Dd

Dh

CT1-1

0.58

0.40

1.16

0.80

3.67

2.80

2.45

1.87

5.14

4.02

2.06

1.61

7.13

5.94

2.04

1.70

CT1-2

0.58

0.42

1.16

0.84

3.31

2.35

2.21

1.57

5.30

3.92

2.12

1.57

7.33

6.33

2.09

1.81

CT2-1

0.58

0.38

1.16

0.76

2.88

2.14

1.92

1.43

4.98

3.95

1.99

1.58

7.51

5.92

2.15

1.69

CT2-2

0.58

0.41

1.16

0.82

3.26

2.45

2.17

1.63

5.14

4.00

2.06

1.60

8.08

6.27

2.31

1.79

CT3-1

0.51

0.38

1.02

0.76

3.72

2.40

2.48

1.60

4.81

4.07

1.92

1.63

7.48

6.04

2.14

1.73

CT3-2

0.50

0.25

1.00

0.50

1.78

1.49

1.19

0.99

2.75

2.25

1.10

0.90

4.20

4.44

1.20

1.27

Qua kết quả các công thức thí nghiệm cho thấy cây Keo Lai TB phù hợp với việc trồng rừng lấy gỗ nguyên liệu trên đất bazan thoái hoá. Với kỹ thuật thâm canh như làm đất cơ giới cày ngầm sâu theo hàng và bón phân cho năng suất rất cao.

Mật độ trồng từ 1100cây/ha – 1660cây/ha là bước đầu tỏ ra phù hợp

Bón lót bằng phân Vi sinh + NPK (hàm lượng cao 16-16-8 hoặc 14-14-8) sinh trưởng nhanh hơn bón mỗi NPK.

IV. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận:

a. Keo Lai TB và Bạch đàn Uro là các loài cây có biên độ sinh thái rộng trồng được trên hầu hết các loại đất và vùng khí hậu khác nhau ở Tây Nguyên. Cây trồng sinh tốt trên vùng đất bazan thoái hóa cho năng suất tương đối cao và ổn định, kích thước và phẩm chất gỗ đều đáp ứng được yêu cầu. Hiệu quả kinh tế tương đối cao, thích hợp với điều kiện sản xuất Lâm nghiệp Tây nguyên hiện nay. Mật độ trồng thích hợp lấy gỗ nguyên liệu 1660c/ha, gỗ lớn 1100c/ha.

– Bạch đàn cho năng suất cao trên các vùng đất sâu ẩm, ít dốc ven chân đồi, độ cao từ 700m trở xuống, những nơi đất có độ dốc lớn, đỉnh đồi cây sinh trưởng kém và cho năng suất thấp hơn.

–  Keo lai sinh trưởng được trên đất xấu, khô hạn, độ dốc lớn, cây có khả năng cố định đạm cải thiện đất, nhưng cho năng suất cao nhất trên các vùng đất tương đối sâu, ít chua (pH: 4,5 – 5,5).

b. Các loài cây bản địa Sao đen, Vên vên, Trám trắng, Dầu rái là các loài cây gỗ lớn sinh trưởng trung bình, cho gỗ tốt, chu kì sinh trưởng lâu dài và bền vững, bước đầu tỏ ra khá phù hợp với việc trồng rừng phòng hộ đặc dụng và cung cấp gỗ lớn trên đất bazan.

– Do cây trồng sinh trưởng chậm, chu kì kinh doanh dài, nên trồng rừng cần kết hợp với cây Keo, mật độ cây bản địa 500 – 600cây/ha, cây Keo 700 – 800cây/ha là phù hợp, để vừa tạo ra được lâm sản phẩm trung gian vừa cải thiện được đất đai, tạo môi trường cho cây bản địa.

c.Về biện pháp kỹ thuật: để trồng rừng có năng suất cao nói chung và trồng rừng trên đất bazan thoái hóa nói riêng cần áp dụng kỹ thuật thâm canh như chọn giống tốt, trồng và chăm sóc, tỉa thưa nuôi dưỡng cũng như thời gian tiến hành thu hoạch hợp lý.Các đặc điểm cần lưu ý nhất trong trồng rừng thâm canh trên đất Bazan thoái hóa là:

– Chọn cây giống tốt cho trồng rừng: một số vườn giống Keo lai lấy hom hiện nay trên thị trường là vườn giống phân ly qua nhiều thế hệ nên chất lượng kém, cây giống tốt trồng rừng là cây hom được lấy từ các vườn giống thế hệ I, cây trồng sinh trưởng nhanh hơn và ít phân cành hơn. Bạch đàn U6 được tạo ra từ việc nuôi cấy mô sinh trưởng nhanh hơn U6 từ giâm hom.

– Kỹ thuật thâm canh:

Xử lí thực bì: thực bì chủ yếu là cỏ tranh vì vậy cần phát dọn, đốt trước 1 – 2 tháng khi cỏ tranh lên 30 – 40cm dùng hóa chất diệt cỏ đem lại hiệu quả cao hơn, hạn chế được tái sinh cỏ tranh, giảm được chi phí và công đầu tư.

Làm đất cơ giới bằng cày ngầm theo hàng, cày toàn diện cây trồng sinh trưởng nhanh hơn làm đất bằng cuốc hố.

Bón lót nên kết hợp phân vô cơ NPK với Vi sinh (hoặc phân chuồng) với lượng 100 – 150g NPK + 200 – 300g Vi sinh cho kết quả tốt hơn bón mỗi NPK; về chủng loại phân bón nên dùng phân NPK có hàm lượng cao (NPK 16-16-8; 14-14-6) và vi sinh có bổ sung các nguyên tố vi lượng như Cu, Zn, Mg…

Chăm sóc bằng cày phay theo hàng vừa tiết kiện được nhân công vừa cải thiện độ xốp của đất, phòng chống cháy có hiệu quả .

Phòng trừ sâu bệnh hại là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất rừng và chất lượng gỗ sau này, vì vậy cần phải theo dõi tình hình sâu bệnh hại thường xuyên và có biện pháp phòng trừ kịp thời. Các loại sâu có hại nhất hiện nay là Mối và sâu non Bọ hung ăn gốc rễ cây trồng giai đoạn mới trồng, cho nên cần xử lí bầu và đất bằng hóa chất trước khi trồng mới đem lại hiệu quả cao.

2. Những tồn tại và kiến nghị.

Kết quả nghiên cứu bước đầu khẳng định việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng trồng cây mọc nhanh lấy gỗ trên đất bazan thoái hóa đã nâng cao sản lượng rừng trồng cao hơn nhiều so với trồng thông thường như hiện nay, nhưng do nguồn kinh phí và thời gian có hạn, các mô hình chưa có đều kiện kiểm nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, vì vậy trong quá trình triển khai ứng dụng cần có những bổ sung hoàn thiện thêm.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]