ảNH HưởNG CủA PHâN BóN ĐếN SiNH TRưởNG của BạCH ĐàN TRêN ĐấT PHèN ở THạNH HOá, TỉNH LONG AN

Fuminori Miyatake — Chuyên gia JICA

Phạm Thế Dũng, Phạm Ngọc Cơ

Phân viện KHLN Nam Bộ

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Một trong số những loài cây được chọn để trồng rừng trên đất phèn ở đồng bằng sông Cửu Long là bạch đàn (Eucalyptus) với các loài camaldulensis tereticornis (Bộ NN& PTNT, 1994). Để nâng cao sức sinh trưởng của rừng trồng, bên cạnh các kỹ thuật thâm canh truyền thống như chọn giống, làm đất, việc sử dụng phân bón có xem xét đến khía cạnh môi trường được coi là một trong các biện pháp có hiệu quả nhanh. Dự án “Phát triển kỹ thuật trồng rừng trên đất phèn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long ” do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam phối hợp với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã tiến hành thử nghiệm sử dụng phân bón cho rừng trồng bạch đàn trên đất phèn tại tỉnh Long An. Sau đây là một số kết quả NC về chuyên đề này.

1. Mô tả thí nghiệm

– Thí nghiệm được thực hiện tại Trạm Thực nghiệm Lâm nghiệp Thạnh Hoá, huyện Thạnh Hoá tỉnh Long An trên đất phèn có các đặc trưng cơ bản như sau:

Khu vực 1:đất được lên líp bằng thủ công vào tháng 5.1998, có bề rộng mặt líp 3m, kênh rộng 5m, chiều cao líp 0.8m tính từ mặt đất tự nhiên. Đặc trưng phẫu diện trình bày trong bảng 1.

Bảng 1. Kết quả phân tích đất trước khi lên líp trồng rừng thí nghiệm

No. Độ

sâu, cm

pH ( H20) pH

( KCL)

Chất

hữu cơ %

Tổng số % Dễ tiêu,mg/100g Trao đổi cation, meq/100g Thành phần cơ giới %
đất tươi đất khô N P205 K20 N P205 K20 Ca Mg Al 2.0-0.02 0.02-0.002 < 0.002
0-15 3.84 3.83 3.61 7.76 0.24 0.05 0.49 10.5 4 9.1 1.2 0.5 5.3 42 28.6 29.4
15-25 3.81 3.77 3.46 3.36 0.14 0.03 0.55 7 5 6.9 1.1 0.5 6.7 30.6 25.2 44.2
8 25-55 3.49 3.44 3.13 2.64 0.07 0.03 0.66 3.5 11.2 1.2 1 8.3 31 19.5 49.5
55-80 3.53 3.42 3.15 3.83 0.84 0.02 0.62 3.5 16.5 1.5 1 8.2 14.2 34.4 51.4
80-150 3.78 3.08 2.82 5.17 0.84 0.03 0.6 3.5 9.1 1.2 1.1 7.2 25.6 32.2 42.2

Khu vực 2: đất được lên líp từ năm 1989 bằng thủ công, có kích thước rộng 3 m, kênh rộng 4 m , chiều cao líp đất tính từ mặt đất tự nhiên 0,6 m, đất đã được trồng bạch đàn luân kỳ 1 khai thác vào tháng 3 năm 1997.

– Loài và xuất xứ cây trồng trong thí nghiệm

Các loài và xuất xứ bạch đàn trong thử nghiệm này được trình bày trong bảng 2

Bảng 2. Các loài và xuất xứ bạch đàn dùng trong thí nghiệm

Nơi thí nghiệm Loài cây Xuất xứ / mã số lô hạt của

CSIRO

Kí hiệu trong thí nghiệm
Khu vực 1

Khu vực 2

E.camaldulensis

E.camaldulensis

E.tereticornis

Laura R. Australia18176

Kennedy R. Australia-18242

Morehead R. Australia-19105

Emu creek petford. Aus.-19163

Laura R. Australia- 18276

Oro bay cña PNG — 13399

E 6

E 3

E 4

E 5

E 6

E 1

– Loại phân sử dụng:

+ Phân lân Văn Điển với thành phần P205 -17%, Ca0 28-34%, Mg0 15-18%, Si0 24-30%, một số nguyên tố vi lượng khác.

+ Phân NPK của Philippine với thành phần đạm 16 %, lân dễ tiêu P205 16 %, K20 8% và sulphur 13 %.

Chỉ số ghi dưới loại phân trong các bảng số liệu là liều lượng phân dùng trong thí nghiệm với đơn vị tính là gram/cây.

– Phương thức bón: bón lót – hỗn hợp phân được trộn đều với đất trong hố trước khi trồng1 tuần.

– Phương pháp bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí theo kiểu phân khối hệ thống. Mỗi khối bao gồm tất cả các công thức thử nghiệm về phân bón. Số lần lặp lại thí nghiệm 3 lần.

+ Khu vực 1: diện tích mỗi khối 178 m2 (33 x 49m), diện tích mỗi ô TN 297m2 (33 x 9m) với 33 cây/ô.

+ Khu vực 2: diện tích mỗi khối 1920m2 (80 x 24m), diện tích mỗi ô TN 640m2 (80 x 8 m) với 80 cây/ô.

– Phương pháp thu thập và xử lí số liệu: mỗi ô thí nghiệm được đo 30 cây về các chỉ tiêu đường kính D1,3, chiều cao vút ngọn H. Giá trị trung bình của các ô làm cơ sở so sánh kết quả thí nghiệm.

– Thời gian trồng: tháng 12 năm 1998

2. Kếtquả nghiên cứu và thảo luận

2.1 ảnhhưởng của phân bón đến sinh trưởng bạch đàn trồng trên líp mới đào ( khu vực 1)

– Sau khi trồng 3,5 năm hầu hết các công thức có sử dụng phân bón đã làm tăng sinh trưởng về đường kính từ 20— 30 % và về chiều cao từ 30-35 % so với không bón.

– Mức độ ảnh hưởng của phân bón cũng giảm dần theo thời gian. ảnhhưởng rõ nét nhất là sau 5 tháng tuổi (bình quân chung về tăng sinh trưởng đường kính so đối chứng là 42.2 %, chiều cao là 41,9%), đến 2,5 tuổi các chỉ số đó là 18.63 % và 11.9 %.

– Các công thức bón phân có của NPK sinh trưởng tốt hơn bón đơn lẻ lân hoặc không bón phân.

– Không thấy những thay đổi tiêu cực về chất lượng nước và đất giữa bón và không bón phân.

Kết quả thí nghiệm được trình bày trong bảng 3.

Bảng 3. ảnhhưởng của phân bón đến sinh trưởng E.camldulensis laura R.

Thí nghiÖm Thời gian sau trång
6 tháng tuổi 1 , 5 tnăm 2, 5 năm 3 , 5 năm
D1.3

cm

% vượt so

đối chứng

H,m % vượt so

đối chứng

D1.3

cm

% vượt so

đối chứng

H,m % vượt so

đối chứng

D1.3

cm

% vượt so

đối chứng

H,m % vượt so

đối chứng

D1.3

cm

% vượt so

đối chứng

H,m % vượt so

đối chứng

Đối chứng 3.13 2.01 5.29 5.55 7.36 8.13 8.38 9.04
P 100 3.28 4.8 2.22 10.4 6.07 14.7 5.72 3.1 8.43 14.53 8.93 9.8 10.29 22.7 11.76 30
NPK 100 4.62 36.1 2.94 46.2 6.74 27.4 6.39 15.1 8.50 15.48 8.65 6.4 10.83 29.2 11.83 30.8
P50 NPK 100 4.78 52.7 3.04 51.2 6.48 22.4 6.43 12.4 8.95 21.60 9.00 10.7 10.44 24.5 11.86 31.1
P100 NPK 100 5.29 69 3.08 53.2 6.74 27.4 6.63 19.4 8.56 16.30 9.45 16.2 10.02 19.5 12.00 32.7
P100 NPK 50 4.66 48.8 2.99 48.7 6.98 31.2 6.63 19.4 9.22 25.27 9.46 16.4 10.72 27.9 12.27 35.7

2.2 ảnhhưởng của phân bón đến sinh trưởng bạch đàn trên líp đất cũ (khu vực 2) theo loài và xuất xứ khác nhau.

Kết quả nghiên cứu được trình bày trong bảng 4 và 5 cho thấy :

+ ởbảng 4

Việc sử dụng phân bón đối với E.camaldulensis xuất xứ emu creek Petford (E5) cho sinh trưởng đường kính cây tăng từ 50 đến 135 % và chiều cao từ 10-74 % so đối chứng sau khi trồng 5 tháng tuổi.

Bảng 4. ảnh hưởng của phân bón sau khi trồng 5 tháng tuổi

Công thức thí nghiệm D, cm % so đối chứng H, m % so đối chứng
Không bón phân

P100

NPK 100

P50+NPK 50

1,71

2,57

4,03

3,72

2,74

3,81

3,69

50,2

135,6

117,5

60,2

122,8

115,7

1,63

2,08

2,66

2,84

1,79

2,84

2,70

27,6

63,1

74,2

9,8

74,2

65,6

+ Tại bảng 5

Nếu so sánh sinh trưởng của hai loài và 5 xuất xứ bạch đàn trong cùng điều kiện bón phân ta thấy:

– Sau khi trồng 3,5 năm không có sự khác nhau rõ rệt giữa các công thức bón phân đối với tất cả các xuất xứ thí nghiệm, nhưng trong cùng một công thức bón phân, các xuất xứ E4, E5 và E6 sinh trưởng tốt hơn E1 và E3.

– Nếu so sánh giữa các loài thì hầu hết các xuất xứ thuộc loài camaldulensis có sinh trưởng tốt hơn so với loài tereticornis.

– Nhìn chung các công thức có bón NPK hoặc bón phối hợp NPK với lân cho sinh trưởng tốt hơn so với chỉ dùng có lân hoặc chỉ NPK.

– Cũng như kết quả chỉ ra ở bảng 4, ảnh hưởng của bón phân rõ rệt nhất trong thời gian mới trồng

Bảng 5. ảnhhưởng của bón phân đến các xuất xứ bạch đàn trong thí nghiệm

Phân bón Thời gian sau khi trồng
0,5 năm 1,5 năm 2,5 năm 3,5 năm
P100 NPK100 P50 + NPK 50 P100 NPK100 P50 + NPK 50 P100 NPK100 P50 + NPK 50 P100 NPK 100 P 50 + NPK 50
Loµi / xuÊt xø

(kÝ hiÖu trong TN)

D1.3, H,m D1.3, H,m D1.3, H,m D1.3, H,m D1.3, H,m D1.3, H,m D1.3, H,m D1.3, H,m D1.3, H,m D1.3,

cm

H,m D1.3,

cm

H,m D1.3,cm H,m
E.tereticornis
Orobay PNG ( E1) 2.24 1.58 2.89 1.92 3.02 2.17 4.43 4.37 5.48 4.94 5.14 5.24 5.61 5.10 6.55 6.30 6.17 5.41 8.75 8.96 8.91 9.33 8.74 9.56
E.camaldulensis
Kenedy R.Aus .,( E3) 2.30 1.69 2.66 1.91 3.48 2.35 4.98 5.28 5.19 5.44 5.40 5.72 7.10 7.54 6.77 7.57 6.99 8.06 8.75 9.08 8.25 9.25 8.5 9.21
3.43 2.17 4.64 2.67 4.54 2.63
Morehead R.Aus., (E4) 3.14 2.20 3.99 2.55 4.23 2.55 5.44 5.79 6.20 6.39 5.95 6.12 7.24 7.96 8.07 8.06 7.74 7.55 9.04 9.74 8.65 9.38 9.31 10.21
Emu creek petford.Aus.,(E5) 4.03 2.66 2.74 1.79 3.69 2.70 5.10 5.68 6.49 6.60 6.22 6.41 6.82 7.63 8.16 8.88 7.99 8.77 8.98 9.62 8.95 9.53 8.68 9.29
Laura R.Aus.,(E6) 2.83 1.95 4.36 2.67 4.07 2.49 4.55 4.47 5.88 5.79 6.04 6.20 7.12 6.97 7.95 8.20 8.15 9.43 9.55 10.08 9.6 10.2 9.83 10.39

2.3 ảnhhưởng của phân bón trên líp đất cũ và mới.

Như đã trình bày, thí nghiệm tiến hành trên hai loại đất được lên líp theo thời gian khác nhau (mục1). Kết quả sử dụng phân lân và NPK được chỉ ra trong bảng 6.

Bảng 6. ảnhhưởng của phân bón đến sinh trưởng của bạch đàn sau 5 tháng trồng trên líp đất có thời gian lên líp khác nhau

Công thức thí nghiệm D,cm % vượt so đối chứng H,m % vượt so

đối chứng

P100

– Trên líp năm 1989

– Trên líp năm 1998

NPK100

– Trên líp năm 1989

– Trên líp năm 1998

2,83

3,28

4,36

4,62

15,9

5,9

1,95

2,22

2,67

2,94

13,8

10,1

Từ kết quả này cho thấy, trong cùng điều kiện bón phân, bạch đàn trồng trên líp đất mới làm, cho sinh trưởng tốt hơn cả về chiều cao lẫn đường kính so với trồng trên đất đã lên líp từ trước, đã qua một kỳ trồng bạch đàn. Điều này có thể được giải thích bởi độ phì của đất trên líp đất cũ đã bị giảm sút, và do đó hướng sử dụng phân cho trồng rừng các luân kỳ kế tiếp là cần thiết.

3. Kết luận

Sử dụng phân bón đã làm tăng sinh trưởng của cây trồng, rõ rệt nhất trong những năm đầu.

Phân bón được sử dụng dạng phối hợp giữa lân và NPK tỏ ra có hiệu quả hơn dùng các loại phân đơn lẻ.

Sau một luân kỳ trồng rừng độ phì của đất đã giảm cần tăng cường việc sử dụng phân bón nhằm thúc đẩy khả năng sinh trưởng của rừng.

Tài liệu tham khảo

– FAO. Bạch đàn trong trồng rừng. Nhà xuất bản Nông nghiệp 1990.

– Hoàng Chương. Kết quả nghiên cứu khảo nghiệm loài và xuất xứ bạch đàn ở Việt Nam. Báo cáo khoa học, Hà Nội 1990.

– Phạm Thế Dũng,Trần Văn Sâm. Bón phân cho rừng trồng bạch đàn ở Xuân Lộc -Đồng Nai. Tạp chí LN số 3.1993.

– Đỗ Đình Sâm, Nguyễn Ngọc Bình. Evaluation of potential use of forest land in the Me Kong River Delta. Agricultural Publishing House. Ha Noi 1999.

Summary

E. camadulensis & E.tereticornis are species selected for forest plantation to supply paper raw material in the Mekongriver delta. To attain high word productivity it is necessary to use intensive management techniques such as fertilizer application.

This paper presents some researches on effect of fertilizer application on growth of E. camadulensis & E.tereticornis. Growth of 3.5 year – old plantation increases 20-30% in D and 0-35% in H as compared with plantation without fertilizer application. Increase in growth is strongly manifested in 5 moth-old plantation. Response to fertilizer application is not different between eucalypt provenances. Combination of NPK and phosphate gives better result than application of either one. Soil fertility under eucalypt plantationis much decreased after 8 years and fertilizer application is needed.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]