ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ NHÂN TỐ ĐẾN THỂ CHẾ TRONG QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG TẠI VIỆT NAM

Nguyễn Ngọc Quang, Hoàng Liên Sơn

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Ngay từ xa xưa, rừng đã gắn với sinh kế của cộng đồng dân tộc thiểu số. Người dân thường thiết lập thể chế quản lý tài nguyên rừng theo hướng cùng nhau quản lý và cùng nhau hưởng lợi. Thể chế này được đánh giá là hiệu quả và bền vững nhất trong quản lý tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, do nhiều biến động về chính sách, kinh tế, xã hội mà thể chế quản lý rừng cộng đồng đã bị ảnh hưởng tiêu cực, thậm chí là bị mất đi. Trong một hai thập kỷ gần đây, mô hình cộng đồng quản lý rừng đã và đang được quan tâm trở lại và trở thành chủ đề bàn luận của rất nhiều học giả trên thế giới.

Từ việc xem xét các tác động nội sinh và ngoại cảnh đến thể chế quản lý rừng kiểu cộng đồng, các tác giả cho rằng mặc dù thể chể quản lý rừng cộng đồng chưa phải là tốt nhất nếu so sánh với các thể chế khác nhưng nó rất cần sự quan tâm của Nhà nước vì rừng và cộng đồng luôn gắn bó với nhau.

Từ khoá: Thể chế, cộng đồng, thể chế quản lý rừng kiểu cộng đồng.

Mở đầu

Lịch sử đã minh chứng rằng, hầu hết diện tích rừng của các nước đang phát triển trên thế giới gắn liền với sinh kế của cộng đồng dân tộc thiểu số. Các cộng đồng coi rừng như một tài sản chung (common property) và cùng nhau thiết lập ra các luật lệ (sau đây gọi là thể chế) quản lý tài nguyên rừng theo hướng đồng quản lý với mục đích cùng nhau chia sẻ lợi ích mang lại từ rừng cũng như cùng nhau bảo vệ tài nguyên rừng (FAO, 1993). Những thể chế quản lý rừng kiểu cộng đồng này (thể chế quản lý rừng cộng đồng hoặc thể chế cộng đồng quản lý rừng) được xem là mô hình hiệu quả và có tính bền vững trong quản lý tài nguyên thiên nhiên (IUCN, 2000).

Thật đáng tiếc do rất nhiều tác động như sự gia tăng dân số, việc mở rộng đất nông nghiệp, sự thay đổi chính sách quản lý rừng đã làm cho các thể chế này ngày càng mất đi (Martinussen, 1999). Hậu quả của sự thay đổi này làm cho tài nguyên rừng bị suy giảm trầm trọng không chỉ về số lượng và chất lượng mà còn tác động tiêu cực đến sinh kế của cộng đồng dân tộc thiểu số.

Nhưng, sự phục hồi quản lý rừng kiểu cộng đồng tại Ấn Độ, Nê Pan trong những thập kỷ qua đã cho thấy những bài học thành công và thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các học giả trên thế giới. Tiếp theo sau các quốc gia Nam Á này, các quốc gia ở Châu Mỹ La Tinh như Brazil, Mexico đã bước đầu xây dựng thành công mô hình hợp tác quản lý rừng (Joint Forest Management) giữa cơ quan quản lý rừng nhà nước và các nhóm hưởng lợi cộng đồng (ODI, s.d) thể hiện mô hình phân quyền trong quản lý tài nguyên rừng từ trung ương xuống địa phương (Quang Nguyễn, 2005). Ở Việt Nam, trong hai thập kỷ qua, hàng loạt các nghiên cứu về vai trò của cộng đồng trong quản lý rừng đã chỉ rõ thể chế quản lý rừng kiểu cộng đồng (các tác giả thường gọi là luật tục địa phương) đóng một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quản lý rừng bền vững và cần được phục hồi và duy trì (Võ Trí Chung và đồng sự, 1998; Sikor và đồng sự, 2000; Đỗ Đình Sâm và đồng sự, 2002; Phạm Xuân Phương, 2004; Apel và đồng sự ,1998; Cao Lâm Anh, 2002; Dupa và đồng sự, 2002; Trần Ngọc Lân, s.d.). Sự đóng góp của các nghiên cứu này đã làm thay đổi vị thế của cộng đồng trong công cuộc quản lý tài nguyên rừng. Cộng đồng đã có quyền được nhận đất, nhận rừng, được hưởng thành quả lao động và khai thác công dụng diện tích rừng được giao như quy định trong Luật bảo vệ và phát triển rừng sửa đổi năm 2004.

Để nâng cao hơn nữa vị thế của thể chế quản lý rừng kiểu cộng đồng trong hệ thống quản lý rừng của Nhà nước, trong khuôn khổ có hạn của một bài báo, chúng tôi chỉ tập trung phân tích các nhân tố chính ảnh hưởng đến thể chế trong quản lý rừng kiểu cộng đồng, đặc biệt là đề xuất một số khuyến nghị trong quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam.

C¸c nh©n tè t¸c ®éng ®Õn thÓ chÕ trong qu¶n lý rõng céng ®ång

Khung phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến thể chế quản lý rừng cộng đồng được đề cập đến trong bài viết tại hình 1, bao gồm những nhân tố nội sinh và ngoại cảnh tác động đến thể chế trong quản lý rừng kiểu cộng đồng.

Trước hết, thể chế quản lý rừng kiểu cộng đồng là sản phẩm trí tuệ của cộng đồng. Nó được hình thành, thay đổi và thực thi dưới sự tác động của nhóm các nhân tố nội sinh và ngoại cảnh. Theo David North (1990) định nghĩa “Thể chế là các điều luật được đặt ra trong một xã hội nhất định”. Trong khi đó Ngân hàng Thế giới (2002) định nghĩa “Thể chế là các luật lệ và các qui tắc xã hội nhằm điều phối hoạt động của con người”. Thể chế có thể là thể chế chính thức (viết bằng văn bản) hoặc là thể chế phi chính thức (bất thành văn). Đối với thể chế trong quản lý rừng kiểu cộng đồng thì hầu hết là thể chế phi chính thức nhưng lại đảm bảo có hai yếu tố chính là “hoạt động cùng nhau” (collective action) và “quyền hưởng lợi” (property rights) để gắn kết các cá nhân vào tổ chức thực thi thể chế đó (Helberg, 2001). Như đã đề cập ở trên, thể chế quản lý rừng kiểu cộng đồng bao gồm: Quản lý rừng cộng đồng và quản lý rừng dựa vào cộng đồng (community based forest management), đồng quản lý rừng (joint forest management, collaborative forest management). Trong rất nhiều trường hợp thường có sự nhầm lẫn giữa hai loại hình này. Trên thực tế, quản lý rừng cộng đồng được hiểu là rừng do chính người dân quản lý từ xa xưa, bản thân họ tự xây dựng thể chế và tổ chức thực thi quản lý tài nguyên rừng. Còn quản lý rừng dựa vào cộng đồng là một hình thức phối hợp quản lý giữa Nhà nước (người quản lý rừng) và cộng đồng (người được thuê/tham gia quản lý rừng). Khi đó, cộng đồng phải thay đổi cách tiếp cận và quan điểm trong quản lý, sử dụng tài nguyên rừng để thống nhất với khuôn khổ thể chế do Nhà nước xây dựng.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]