Ngày 24 tháng 06 năm 2016 tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, NCS Khuất Thị Hải Ninh đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp.
Tên đề tài luận án: Nghiên cứu chọn giống và nhân giống Tràm có hàm lượng tinh dầu và tỉ lệ 1,8-cineole cao; Chuyên ngành: Di truyền và chọn giống cây Lâm nghiệp; Mã số: 62 62 02 07
Thầy hướng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Đình Khả và TS. Phí Hồng Hải
Buổi bảo vệ luận án được tiến hành đúng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong không khí trang trọng với sự chứng kiến của tập thể cán bộ hướng dẫn khoa học, đại diện Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam – Đơn vị đào tạo, các nhà khoa học, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè.
Hội đồng đã ra Quyết nghị và kết luận như sau:
Luận án đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu của một luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp và NCS xứng đáng được nhận học vị Tiến sĩ Lâm nghiệp chuyên ngành: Di truyền và chọn giống cây Lâm nghiệp; Mã số: 62 62 02 07.
Các đóng góp mới của luận án cho khoa học và thực tiễn:
1. Về mặt khoa học: Đã xác định được kỹ thuật nhân giống Tràm 5 gân bằng nuôi cấy mô
2. Về mặt thực tiễn: Đã chọn được 8 giống Tràm 5 gân mới có hàm lượng và chất lượng tinh dầu cao.
Tin mới nhất
- Hội nghị “Thúc đẩy thí điểm cấp, quản lý mã số vùng trồng rừng nguyên liệu và khởi động dự án FCBMO”
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình phối hợp công tác giữa Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tuyên Quang với Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, giai đoạn 2021 - 2025
- PGS.TS Hoàng Văn Thắng - Viện trưởng Viện nghiên cứu Lâm Sinh - Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam được tôn vinh :” Nhà khoa học của nhà nông 2024”
- Điều động, bổ nhiệm Phó Trưởng ban Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế
Các tin khác
- Quản lý lập địa kết hợp bón phân lân rừng trồng - Báo Nông nghiệp Việt Nam
- Keo lá liềm, bước đột phá trồng rừng trên cát - Báo Nông nghiệp Việt Nam
- Hội thảo: Giá trị di sản mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà gắn với phát triển bền vững
- Giống keo lai và cuộc cách mạng lâm nghiệp - Báo Nông nghiệp Việt Nam
- Cây tràm hồi sinh ở đồng bằng sông Cửu Long - Báo Nông nghiệp Việt Nam