Hội nghị khoa học quốc tế “Duy trì và phát triển rừng trồng các loài Keo trong tương lai” được hình thành trong bối cảnh các loài Keo đã và đang trở thành nguồn tài nguyên quan trong mang tính toàn cầu với hơn 3,5 triệu ha, bao gồm các loại hình rừng trồng kinh tế tập trung, rừng phòng hộ, nông-lâm kết hợp và hộ gia đình. Nhận thức được tầm quan trọng của các loài Keo đối với sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường trên phạm vi toàn cầu và đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, Hiệp hội Quốc tế các Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp (IUFRO) đã chọn Việt Nam là nơi tổ chức Hội nghị này, bởi các loài Keo đang được gây trồng rất rộng rãi và các hoạt động nghiên cứu và phát triển đối với nhóm loài cây này cũng đã được triển khai rất thành công ở Việt Nam.
Hơn 25 năm qua, các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (VAFS) đã hợp tác với cộng đồng khoa học quốc tế, đặc biệt là Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp quốc tế Australia (ACIAR) để tạo nên một nền tảng khoa học vững chắc cho việc mở rộng rừng trồng các loài keo tại Việt Nam. Điều này được thể hiện qua sự thành công của các dự án hợp tác nghiên cứu giữa Việt Nam và Australia, đặc biệt là 2 dự án ACIAR thuộc chuyên ngành giống và lâm sinh là “FST/2008/007- Các phương pháp chọn tạo và phát triển giống tiến bộ cho các loài keo nhiệt đới” và “FST/2006/087- Quản lý lâm sinh tối ưu và năng suất rừng trồng keo lai cho mục tiêu gỗ xẻ”. Các nhà khoa học Việt Nam và Australia đã nhận thấy rằng việc quản lý bền vững rừng trồng các loài keo là có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với mục tiêu của chính sách xoá đói giảm nghèo của Chính phủ Việt Nam.
Diện tích rừng trồng các loài Keo ở Việt Nam hiện nay là khoảng 900.000 ha, cung cấp 90% trong tổng số 5,4 triệu tấn gỗ dăm xuất khẩu vào năm 2011 và đạt trị giá khoảng 650 triệu đô la Mỹ, trong đó 300 triệu đô la là lợi nhuận của người trồng rừng. Vì thế, việc nghiên cứu và phát triển các loài Keo phục vụ cho trồng rừng, chế biến xuất khẩu gỗ và các ngành công nghiệp có liên quan có vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt là các mục tiêu quốc gia như xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, nâng cao độ phì đất, giảm thiểu phát thải và tăng nguồn dự trữ các bon.
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (VAFS) và Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) đồng tổ chức Hội nghị khoa học quốc tế “Phát triển bền vững rừng trồng các loài Keo trong tương lai”. Hội nghị dự kiến sẽ có sự tham gia của 200 đại biểu bao gồm các nhà khoa học lâm nghiệp trong nước và quốc tế về các lĩnh vực di truyền và chọn giống, lâm sinh, chế biến và bảo quản lâm sản, các nhà quản lý và các doanh nghiệp lâm nghiệp.
Hội nghị diễn ra từ ngày 18 – 21 tháng 3 năm 2014 tại Thành phố Huế tỉnh Thừa Thiên Huế. Hội nghị là diễn đàn quan trọng để thảo luận và trao đổi các thông tin về khoa học, chính sách và quản lý nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội và môi trường của rừng trồng các loài Keo, đặc biệt là năng suất, chất lượng và tính bền vững tại Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới.
Thông tin chi tiết về Hội nghị được cập nhật tại website: http://iufroacacia2014.com.vn/ hoặc liên hệ với TS. Vũ Tấn Phương – Trưởng ban Đào tạo và Hợp tác Quốc tế – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Điện thoại: 0913541480; email: phuong.vt@vafs.gov.vn.
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh tế của các chuỗi giá trị gỗ rừng trồng, đáp ứng yêu cầu gỗ hợp pháp và quản lý rừng bền vững.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu tạo giống bạch đàn đa bội nhằm đáp ứng yêu cầu trồng rừng gỗ lớn.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống cho năng suất, chất lượng hạt cao và giải pháp phòng trừ sâu, bệnh hại Macadamia.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện kỹ thuật trồng một số giống Keo lai mới được công nhận (BV586, BV376, BB055, BV584, BV523, BV434, BV350).
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và trồng thử nghiệm Mít nài (Artocarpus chama Buchanan-Hamilton) cung cấp gỗ lớn ở khu vực miền núi phía Bắc.
Các tin khác
- Thông báo đăng ký phiên họp dành cho giới trẻ tại Hội nghị Thượng đỉnh Châu Á về Rừng
- Thông báo tuyển nghiên cứu sinh năm 2014
- APFNet kêu gọi đề xuất dự án năm 2015
- Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động và đề xuất nhiệm vụ KHCN, MT, khuyến nông theo nội dung công văn 347/BNN-KHCN về hướng dẫn xây dựng kế hoạch KHCN, MT, khuyến nông năm 2015.
- Hội nghị phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện kết luận của hội nghị Trung ương 8 khóa XI