Đào Ngọc Quang, Lê Văn Bình
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Từ năm 2006, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã thực hiện đề tài nghiên cứu điều tra các cá thể cây Thông nhựa có khả năng kháng Sâu róm thông. Sau 5 năm nghiên cứu, nhóm thực hiện đề tài đã tìm ra 36 cây trội kháng Sâu róm thông. Sau khi phân tích lá của những cây trội kháng Sâu róm thông và nuôi sâu, chúng tôi bước đầu đã xác định được hai cơ chế kháng Sâu róm thông của Thông nhựa:
·Cơ chế không ưa thích:
oSự khác biệt về đặc điểm hình thái và cấu tạo lá giữa mẫu lá các cây kháng và mẫn cảm: lá của cây kháng sâu có tầng cutin, tầng biểu bì và tầng hạ bì dầy, tầng nhu mô đồng hóa mỏng nên lá cây rất cứng và có thể vì thế nên sâu non không thích ăn. Hơn nữa lá cây kháng dài và dầy hơn lá cây mẫn cảm.
oMột số đặc điểm khác: góc phân cành so với thân cây 30 – 600 ở cây kháng và 80 – 900 ở cây mẫn cảm; sản lượng nhựa của cây kháng nhiều gấp 3 lần so với cây mẫn cảm.
oKhi tiến hành thí nghiệm nuôi sâu trong phòng thí nghiệm thì thấy rằng sâu trưởng thành không đẻ trứng trên cây kháng và khi thả sâu non vào thì chỉ sau thời gian ngắn (vài giờ đồng hồ), chúng di chuyển sang cây mẫn cảm. Như vậy có thể nói rằng trong thành phần hóa học có trong lá Thông nhựa cây kháng và mẫn cảm còn có một nhóm chất dễ bay hơi và đã có ảnh hưởng đến quá trình tìm cây chủ để đẻ trứng của sâu trưởng thành cũng như quá trình tìm nguồn thức ăn của sâu non.
·Cơ chế kháng kháng sinh:
oCó sự khác biệt rõ rệt về thành phần tinh dầu có trong mẫu lá Thông nhựa. Một số nhóm chất chỉ thấy xuất hiện trong các mẫu lá cây mẫn cảm, nhưng không thấy xuất hiện trong mẫu lá các cây kháng.
oHàm lượng một số thành phần lớp chất thuộc nhóm terpene (nhóm chất độc đối với côn trùng) có trong lá của những cây kháng cao hơn so với lá cây mẫn cảm và không thấy xuất hiện trong lá cây mẫn cảm, như: α-Pinene, β-3-Carene,…
Từ khóa: Cơ chế kháng sâu, Sâu róm thông, Thông nhựa
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây thông là một trong những loài cây có giá trị kinh tế cao; ngoài gỗ cho xây dựng, làm giấy, nhựa thông còn được dùng trong nhiều ngành công nghiệp như sơn, vécni, vật liệu cách điện và các mặt hàng tiêu dùng khác. Cây thông dễ trồng, sinh trưởng nhanh, biện pháp lâm sinh đơn giản dễ áp dụng, trồng một lần cho thu nhập hàng năm, giá trị kinh tế cao, ổn định. Cây thông còn có giá trị đặc biệt trong cơ cấu cây trồng vùng đồi do những đặc tính sinh thái đặc biệt thích ứng với điều kiện lập địa cằn cỗi. Chính vì vậy, thông được sử dụng nhiều để phủ xanh đất trống đồi núi trọc trong các chương trình trồng rừng ở nước ta.
(Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ Lâm nghiệp giai đoạn 2006-2010, trang 374-387)
Tin mới nhất
- Hội đồng thẩm định Báo cáo đề nghị công nhận giống Mắc ca thuộc đề tài: “Nghiên cứu chọn giống cho năng suất, chất lượng hạt cao và giải pháp phòng trừ sâu, bệnh hại Macadamia”;
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: “Nghiên cứu chọn giống Bạch đàn để trồng rừng gỗ lớn cho vùng cao Tây Bắc”.
- Hội đồng thẩm định Báo cáo đề nghị công nhận giống
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Bảo tồn nguồn gen cây rừng (Năm 2023).
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ KHCN cấp Bộ: “Nghiên cứu chọn tạo giống Keo lai và Keo lá tràm phục vụ trồng rừng gỗ lớn ở một số vùng sinh thái chính”.
Các tin khác
- Nghiên cứu một số cơ sở khoa học và biện pháp kỹ thuật gây trồng cây Chò chỉ tại vùng phòng hộ đầu nguồn sông Đà
- Kết quả bước đầu trong nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống Bạch đàn trắng kháng bệnh đốm lá
- Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến chuyển gen GUS vào phôi trưởng thành 6 gia đình Thông nhựa bằng vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens
- Tách dòng và phân tích trình tự gen sinh tổng hợp xenluloso (EuCesA4) ở Bạch đàn urô (Eucalyptus urophylla)
- Tuyển chọn cây trội và nhân giống cây Sơn ta (Toxicodendron succedanea) bằng phương pháp ghép