Ngày 9/4/2025, tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam nghiên cứu sinh (NCS) Chung Như Anh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cấp Viện, Ngành đào tạo: Quản lý tài nguyên rừng, Mã ngành: 9 62 02 11 với tên Luận án:“ Nghiên cứu cơ sở khoa học để phát triển một số loài nấm ăn thuộc chi Russula tại tỉnh Quảng Ninh”. Người hướng dẫn Khoa học: PGS. TS. Nguyễn Minh Chí, GS.TS. Bernard Dell.
Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Viện có mặt đầy đủ với 07 thành viên do GS. TS. Phạm Quang Thu làm Chủ tịch Hội đồng.
Hội đồng đánh giá cao những đóng góp của luận án, cụ thể như sau:
Luận án đã đạt được một kết quả chính sau đây: (i) Đã ghi nhận 12 loài nấm thuộc chi Russula tại Quảng Ninh với hình thái khác nhau. Trong đó nấm chẹo (Russula griseocarnosa) là loài được người dân thu hái, sử dụng phổ biến làm thực phẩm; (ii) Đã xác định được giá trị và thị trường của nấm chẹo (R. griseocarnosa), trong đó các mẫu nấm chẹo tại Quảng Ninh và vùng lân cận rất giàu dinh dưỡng, ít chất béo. Giá nấm tươi có thể đạt 250.000 đồng/kg và giá nấm khô 2.000.000 đồng/kg; (iii) Đã xác định được đặc điểm sinh học, sinh thái của nấm chẹo và đã phân lập được hệ sợi nấm chẹo (R. griseocarnosa); (iv) Đã tạo được giống nấm chẹo (R. griseocarnosa) từ hệ sợi, thể quả và bào tử với thời gian bảo quản khoảng 90 ngày và đã xác định được một số kỹ thuật nhiễm giống nấm cho cây chủ cả ở vườn ươm và trên rừng; (v) Bước đầu nuôi trồng thành công nấm chẹo dưới tán rừng tự nhiên ở Quảng Ninh.
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, đề tài luận án có các đóng góp mới như sau:
(1) Xác định được tên khoa học của loài nấm chẹo phân bố tại Quảng Ninh và vùng lân cận là Russula griseocarnosa, mô tả đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh học phân tử và phân biệt với nấm xốp đỏ (Rusula sp.) có độc.
(2) Xác định được thành phần dinh dưỡng chính của nấm chẹo thu được tại Quảng Ninh.
(3) Xác định được kỹ thuật nhân giống và một số kỹ thuật nuôi trồng nấm chẹo (R. griseocarnosa) với cây chủ cộng sinh dưới tán rừng.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án
– Về khoa học: Luận án đã cung cấp dẫn liệu khoa về thành phần dinh dưỡng, giá trị và thị trường của nấm chẹo (Russula griseocarnosa); Cung cấp dẫn liệu khoa học về đặc điểm sinh học, sinh thái của nấm chẹo (Russula griseocarnosa); Cung cấp những dẫn liệu khoa học về kỹ thuật phân lập, nhân sinh khối và nuôi trồng nấm chẹo (R. griseocarnosa) dưới tán rừng tự nhiên.
– Về thực tiễn: Luận án đã cung cấp các dẫn liệu để phân biệt nấm chẹo (Russula griseocarnosa) với nấm xốp đỏ (Russula sp.) có độc. Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở cho việc nuôi trồng nấm chẹo (R. griseocarnosa) dưới tán rừng tự nhiên hiệu quả, góp phần phát triển loài nấm chẹo, cải thiện sinh kế và bảo vệ rừng bền vững.
Sau khi tiến hành bỏ phiếu đánh giá với kết quả 7/7 phiếu tán thành, Hội đồng biểu quyết thông qua Nghị quyết kiến nghị Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam cấp học vị tiến sĩ Lâm nghiệp cho NCS Chung Như Anh với sự nhất trí 100%.
Một số hình ảnh của buổi bảo vệ
Tin mới nhất
- Nghiên cứu sinh (NCS) Trần Xuân Hưng đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cấp Viện
- Thông báo tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Chung Như Anh
- Thông báo tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Trần Xuân Hưng
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh tế của các chuỗi giá trị gỗ rừng trồng, đáp ứng yêu cầu gỗ hợp pháp và quản lý rừng bền vững.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu tạo giống bạch đàn đa bội nhằm đáp ứng yêu cầu trồng rừng gỗ lớn.
Các tin khác
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống cho năng suất, chất lượng hạt cao và giải pháp phòng trừ sâu, bệnh hại Macadamia.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện kỹ thuật trồng một số giống Keo lai mới được công nhận (BV586, BV376, BB055, BV584, BV523, BV434, BV350).
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và trồng thử nghiệm Mít nài (Artocarpus chama Buchanan-Hamilton) cung cấp gỗ lớn ở khu vực miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp Bộ: Nghiên cứu công nghệ ép định hình ván bóc gỗ rừng trồng tạo cấu kiện kích thước lớn sử dụng trong xây dựng và đồ gỗ nội thất.
- Thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ Tiến sĩ năm 2025