Nguyễn Mạnh Hoạt
GĐ Trung tâm Công nghiệp rừng
I – Đặt vấn đề: Máy băm dăm cỡ nhỏ MB-930.B do Trung tâm Công nghiệp rừng thuộc Viện KHLN Việt Nam nghiên cứu thiết kế và kết hợp với Công ty Bách khoa – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội chế tạo đã đưa vào sản xuất ở vùng nguyên liệu giấy phía Bắc. Hiện nay có 2 máy đang hoạt động tại tỉnh Phú Thọ sản xuất dăm cung cấp cho nhà máy giấy Bãi Bằng, giải quyết việc làm cho công nhân. Tuy nhiên với 2 máy đang hoạt động có tính năng kỹ thuật như nhau, nhưng năng suất sản xuất lại rất khác nhau : Máy số 1 đạt năng suất bình quân 3,5 tấn/giờ, máy số 2 năng suất bình quân 6 tấn/giờ. Trong khi các yếu tố về loại nguyên liệu và công nhân sản xuất gần như nhau. Vậy nên chúng tôi phải đặt vấn đề nghiên cứu các yếu tố về thiết bị hay tổ chức SX đã làm cho năng suất máy tăng lên gần gấp đôi như thực tế đã diễn ra nhằm giúp cho cơ sở chỉ đạo sản xuất hoạt động có hiệu quả.
II – Tính toán lựa chọn các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cần theo dõi để cải tạo hoàn thiện trong sản xuất.
Theo lý thuyết công thức tính năng suất máy như sau :
pd2
Q = 0,95m . ——— ldn x z x 60 (m3/giờ)
4
Trong đó : + m – Số khúc gỗ băm cùng 1 lúc
+ d – Đường kính trung bình khúc gỗ (m)
+ ld – Chiều dài dăm (m)
+ n – Số vòng quay đĩa băm trong 1 phút
+ z – Số lưỡi dao băm lắp trên đĩa.
Trong sản xuất thực tế phải có thêm hệ số nạp liệu liên tục – a
( a < 1) gọi là hệ số sử dụng tải
Qtt = a.Qlt.
Vậy ta có :
Qtt = 44,745 a.l.m.n.z.d2
– Những thông số đã được xác định khi thiết kế máy là :
+ n – Số vòng quay đĩa băm
+ z – Số lưỡi dao lắp trên đĩa
– Thông số được xác định khi sản xuất là :
+ l – Chiều dài dăm
Với máy băm dăm do chúng tôi thiết kế chế tạo – MB 930.B
n = 600 v/phút và : số lưỡi dao lắp trên đĩa z = 3
Dăm cho nguyên liệu giấy nến : l = 0,03m
Do đó ta có :
Qtt = 44,745.a.m.d2.6.3.3
Nếu tính đường kính gỗ theo cm thì ta có (d Þ tính = cm)
Qtt= 2416,23.10 – 4 . a . m . d2
= 0,2416 . a . m . d2(d Þ tính bằng m)
Như vậy công suất băm dăm của máy băm MB 930.B phụ thuộc vào 3 tham số sau :
1 – Hệ số sử dụng tải a (a < 1) phụ thuộc phương thức nạp liệu, trình độ và sức khoẻ của công nhân nạp liệu. Muốn xây dựng được bảng hệ số a phải theo dõi trong sản xuất với số lượng thời gian ít nhất là : 30 ca máy
( khoảng 2 tháng).
2 – Số khúc gỗ băm cùng một lúc – m
Do băm gỗ tận dụng, cành ngọn có đường kính nhỏ nên khi khúc gỗ có đường kính nhỏ d < 7 cm thì cùng một lúc nạp liệu 2 cửa hoặc nạp 2 – 3 khúc cùng lúc để tận dụng công suất máy.
Trong thực tế xẩy ra có d ³4cm đến d £7 cm ta có thể tính trung bình tiết diện gỗ cắt :
Với m = 2 thì : F = 0,8 (d12+ d22 )
Tính bình quân trung bình : d1 = 4cm ; d2 = 7cm
Thì : F = 0,8 (42 + 72) = 0,8 (8,06)2
dtb = 8,06 cm
Thường tính toán d > 8cm cho nên hệ số m ta có thể bỏ qua
m coi như = 1 trong công thức tính Q
Q = 0,2416 a . d2
Theo công thức trên với mỗi loại máy băm , năng suất băm dăm phụ thuộc vào 2 thông số chủ yếu là :
1 – Hệ số nạp liệu a , phụ thuộc vào phương pháp nạp :
+ Nạp bằng băng tải thì a = 0,6 – 0,8
+ Nạp thủ công thì a £ 0,4
Hiện nay chủ yếu là nạp thủ công trừ các cơ sở sản xuất lớn như các nhà máy giấy hoặc nhà máy băm dăm xuất khẩu như VIJACHIP , HATECO,… với máy MB.900.A hoặc MB.930.B , hệ số a dao động trong khoảng : a = 0,2- 0,4
Hệ số a phụ thuộc vào các điều kiện sau :
– Tổ chức dây chuyền SX hợplý : xếp gỗ thuận tiện cho công nhân
thao tác, vị trí thao tác hợp lý,… = a1
– Trình độ tay nghề của công nhân = a2
– Giãn cách thời gian công nhân làm việc trong 1 ca = a3
Nếu cứ sau 1 giờ hoặc 1,5 giờ thao tác lại cho nghỉ giải lao 15 phút thì a3 lớn, nếu làm liên tục 3 – 4 giờ a3 nhỏ , do công nhân bị mệt mỏi thao tác chậm.
a = a1 . a2 . a3 (Các hệ số a1 , a2 , a3 đều < 1)
Vì vậy đối với một đơn vị dự định tổ chức sản xuất dăm phải chú trọng đến các yếu tố làm ảnh hưởng tới năng suất và hiệu quả hoạt động của máy. Chúng tôi đã theo dõi quá trình sản xuất dăm với máy MB.900.A, máy MB.930.B và xây dựng các mối tương quan giữa các thông số ảnh hưởng với năng suất băm dăm của máy.
Như trên đã trình bày : a = a1 .a2 . a3, trong điều kiện nạp liệu bằng thủ công, chúng tôi đã xác định qua thực tế giá trị các hệ số như sau :
+ a1 = 0,6 – 0,7 – hệ số khả năng đưa gỗ liên tục vào máy
+ a2 = 0,5 – 0,7 – hệ số khả năng nạp đầy tải
+ a3 = 0,5 – 0,7 – hệ số cường độ lao động của công nhân .
Tính bình quân : a = 0,2 – 0,3
Ta lập sự tương quan giữa a và Q (năng suất giờ của máy)
a | 0,20 | 0,25 | 0,30 |
Q | 0,0483 d2 | 0,0604 d2 | 0,0725 d2 |
Tương quan giữa a và d với Q như bảng sau :
d | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Q1 | 1,74 | 2,37 | 3,09 | 3,91 | 4,83 | 5,84 | 6,95 |
Q2 | 2,17 | 2,96 | 3,86 | 4,89 | 6,04 | 7,30 | 8,70 |
Q3 | 2,61 | 3,55 | 4,64 | 5,87 | 7,25 | 8,77 | 10,44 |
d – tính bằng cm (đường kính gỗ bình quân trung bình nên chỉ tính
đến d = 12, mặc dù dmax = 15cm).
Q – tính bằng M3/giờ.
Kết luận : Từ bảng trên ta thấy cùng một loại máy, cùng một kích thước sản phẩm dăm như nhau, năng suất máy băm dăm có thể dao động từ : 2M3/giờ đến 10,44 M3/giờ và nếu nguyên liệu đầu vào như nhau năng suất vẫn có thể khác nhau = 1,5 lần. Đây là một điều rất có ý nghĩa, bởi lẽ nâng cao năng suất sẽ giảm được giá thành sản xuất và tăng thu nhập cho ngươì lao động và tăng lợi nhuận cho cơ sở. Năm 1998 tại xưởng dăm Phù Ninh lương công nhân sản xuất dăm có tháng đạt trên 1000.000,00đ hoặc lương ngày > 40.000đ/công là do tổ chức sản xuất hợp lý của cơ sở.
Trên đây mới là một số nghiên cứu ban đầu về các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất băm dăm mà tập trung là khâu tổ chức SX và đường kính gỗ. Để nghiên cứu đầy đủ hơn còn phải nghiên cứu đến các yếu tố về kỹ thuật như :
Loại gỗ (bạch đàn, bồ đề, keo) – Độ ẩm của gỗ và một số yếu tố về thiết bị như độ sắc của dao băm (góc cắt của dao ),… vấn đề này chúng tôi đang tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới.
Research on factors affecting the capacity of woodchip-producing
machine MB 930.B
Summary
Small-sized woodchip-producing machine MB 930.B designedby the Forest industry centre (FIC) of the Forest Science Institute of Vietnam. The machine is manufactured by the collaboration between FIC and the Poly-technics Company – Hanoi Polytechnics University. At present two machines are in use, supplying raw material for Bai Bang Paper Mill. But the capacity greatly differs between the two machines: One attains 3.5 tones/hour and the other 6 tones/hour. Main reason on the difference in the organization of the production and the different diameters. Research must be further carried out on kinds of wood, wood moisture, the sharpness of the knife.
*****************************************
kết quả chuyển giao dây chuyền thiết bị và công nghệ chế biến gỗ & lâm sản qui mô nhỏ
TS.Trần Tuấn Nghĩa
Trong những năm gần đây, Trung tâm Thực nghiệm & Chuyển giao KT Công nghiệp rừng (gọi tắt là Trung tâm CNR), thuộc Viện KHLNViệt Nam đã tiến hành thành công nhiều hợp đồng chuyển giao dây chuyền thiết bị và qui trình công nghệ chế biến gỗ & lâm sản qui mô nhỏ cho các cơ sở SX trong và ngoài quốc doanh, góp phần đáng kể vào việc nâng cao hiệu quả và chất lượng sử dụng hợp lý tài nguyên rừng, tạo thêm việc làm, nguồn thu nhập cho người lao động, đặc biệt là góp phần tạo điều kiện để người dân vùng rừng núi có thể sống được bằng nghề rừng. Dưới đây là 2 trong số các dạng thiết bị và công nghệ mà Trung tâm CNR đã thực hiện.
1. Chuyển giao lò sấy và quy trình sấy gỗ sx đồ mộc
Gỗ dùng trong tất cả các lĩnh vực, nhất là trong SX đồ mộc cần được sấy để nâng cao chất lượng sản phẩm : Đảm bảo sự ổn định về hình dạng và kích thước của các chi tiết, tăng khả năng chống lại sự pha huỷ của môi sinh, môi trường.
Đối với các nước có nền công nghiệp chế biến gỗ phát triển, các thiết bị sấy gỗ đã được nghiên cứu thiết kế, chế tạo rất đa dạng và ngày càng được hoàn thiện. Các chế độ sấy cho từng loaị gỗ cũng đã được nghiên cứu xây dựng hợp lý và ổn định. Hầu hết các loại hình thiết bị sấy gỗ : hơi nước, hơi đốt, điện, chân không, năng lượng mặt trời… hiện có trên thế giới đã và đang được nhập vào VN.
Tuy nhiên, do chúng đa dạng về năng lượng sấy, vốn đầu tư lớn và hầu hết nằm trong một dây chuyền chế biến đồng bộ, nên chỉ có một số cơ sở chế biến lớn ở nước ta mới có khả năng nhập thiết bị toàn bộ và duy trì hoạt động sấy gỗ. Trong khi đó, nền công nghiệp chế biến gỗ và LS ở VN lại còn quá nhỏ bé, nghèo nàn về cơ sở vật chất, lạc hậu về thiết bị kỹ thuật, cơ cấu tổ chức SX lại quá phân tán, thiếu đồng bộ… Vì vậy việc nghiên cứu tạo ra một dạng lò sấy gỗ phù hợp với tình hình thực tế : qui mô nhỏ,dễ xây dựng, và vận hành, nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu về chất lượng gỗ sấy SX đồ mộc đã và đang là đòi hỏi cấp bách.
Từ đầu những năm 80, trên cơ sở đề tài cấp Nhà nước, KS Trần Thuỵ Kỳ cùng các cộng sự (Viện CNR) đã tiến hành nghiên cứu thiết kế chế tạo và đưa vào ứng dụng tại nhiều cơ sở CB gỗ một dạng lò sấy hơi đốt, có kết cấu đơn giản, vốn đầu tư nhỏ, đạt được các yêu cầu cơ bản về chất lượng gỗ sấy SX đồ mộc. Cuối những năm 80, PTS Hồ Xuân Các (Đại học Nông lâm- Thủ Đức), PTS Trần Văn Mão (Địa học LN Xuân Mai) cũng đã đưa ra các dạng lò sấy, có những cải tiến mới, phục vụ kịp thời cho nhu cầu sấy gỗ SX đồ mộc xuất khẩu. Đầu những năm 90, trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Ngành : “N/C thiết kế cải tiến lò sấy gỗ đơn giản đang sử dụng với qui mô nhỏ”, PTS Trần Tuấn Nghĩa (Viện KHLNVN) đã tiến hành N/C “Xây dựng chế độ sấy cho một số loại gỗ rừng trồng làm nguyên liệu SX ván ghép thanh và mộc xây dựng” (thuộc chương trình N/C cấp Nhà nước KN03) đạt kết quả. Tiếp theo, vào năm gần đây KS Trần Văn Quang (Trung tâm CNR), trên cơ sở kế thừa và cải tiến đã nghiên cứu thiết kế và chế tạo định hình được một dạng lò sấy khá hoàn thiện, đã và đang được nhiều cơ sở CB gỗ tiếp nhận chuyển giao. Đặc biệt, từ khi Trung tâm CNR có chủ trương kết hợp giữa thiết bị và qui trình sấy gỗ, thì hiệu quả kinh tế, kỹ thuật của dạng lò sấy này càng thể hiện rõ ràng hơn.
Cấu trúc của dạng lò sấy này rất đơn giản và gồm các bộ phận : vỏ lò sấy xây dựng cố định bằng các vật liệu XD thông dụng ; Hệ thống nhiệt gồm buồng cấp nhiệt (dùng củi, mùn cưa, phoi bào) và các ống toả nhiệt (được đặt trong buồng sấy và song song với xe gỗ sấy) ; Hệ thống lưu thông khí gồm các quạt trục (đảo chiều quay) và các tấm định hướng gió ; Các thiết bị đo nhiệt độ, độ ẩm và giàn phun ẩm, các van xả ẩm…
Nguyên lý hoạt động của dạng lò sấy này cũng rất đơn giản, nhưng khá hiệu quả : Khí nóng từ buồng đốt, theo nguyên lý đối lưu được dẫn vào các ống toả nhiệt, truyền cho không khí (bao quanh ống dẫn nhiệt) và cuối cùng theo ống khói, xả vào không khí ; Giàn quạt trục đặt trong buồng sấy, vuông góc với xe gỗ sấy, khi hoạt động sẽ thổi không khí đã được đốt nóng qua đống gồ theo một chu trình khép kín và làm khô gỗ.
Ưu thế nổi bật của dạng lò sấy là dung tích buồng đốt đã giảm tới mức tối đa, trên cơ sở vòm lò được thiết kế có kết cấu khí động học phù hợp để có thể giảm được tối đa lượng củi đốt, nhưng có hiệu suất cung cấp nhiệt tối đa cho hệ thống toả nhiệt. Hệ thống lưu thông khí cũng đã được thiết kế cải tiến, làm thay đổi cơ bản chu trình thổi gió qua đống gỗ, giảm tối đa hệ số mất mát áp suất của luồng khí lưu thông trong buồng sấy, từ đó sự chênh lệch nhiệt độ ở các vị trí trong buồng sấy cũng không đáng kể. Ngoài ra, với việc cải tiến một chút hệ thống phun, xả ẩm, hệ thống cửa buồng sấy… cũng đã góp phần nâng cao hiệu suất sử dụng nhiệt, và điều khiển được môi trường sấy trong buồng sấy.
Lò sấy cải tiến đã đạt được các thông số kỹ thuật : Nhiệt độ sấy đạt tới 90oC ; tốc độ gió qua đống gỗ đạt khoảng 2 m/s ; độ ẩm của môi trường sấy có thể điều khiển từ ³90 % tới 30% ; Độ ẩm của gỗ sấy có thể đạt được 5 – 8%, chất lượng gỗ sấy đạt tiêu chuẩn SX đồ mộc gia dụng và đồ mộc xuất khẩu ; Chi phí sấy (gồm chất đốt, điện năng, nhân công) thấp : 150.000đ/m3 gỗ sấy.
Đã thiết kế, chế tạo định hình các dạng lò sấy dung tích 3 ; 5 và 10 m3 gỗ sấy/mẻ với chi phí (gồm cả chi phí chuyển giao qui trình sấy) tương ứng là 27,32 và 40 triệu đồng (tính theo thời giá).
Đã xây dựng được chế độ sấy cho hầu hết các loại gỗ thông dụng để SX đồ mộc gia dụng và mộc xây dựng và phân chia theo nhóm gỗ sấy. Thời gian sấy phụ thuộc vào lọai gỗ, chiều dầy gỗ sấy và độ ẩm ban đầu của gỗ, từ 3 ngày đến 3 tuần.
Đã thực hiện hợp đồng chuyển giao thiết bị và qui trình sấy cho nhiều cơ sở CB gỗ, ví dụ như trong thời gian gần đây là : Xí nghiệp bao bì xuất khẩu, Xưởng CB gỗ lâm trường Uông Bí (Quảng Ninh), Xí nghiệp CB gỗ, Công ty lâm nghiệp và CB xuất nhập khẩu lâm sản 2 Yên Bái… và một số cơ sở SX đồ mộc tư nhân.
Lò sấy gỗ cải tiến của Trung tâm CNR đã có những ưu điểm nổi bật : Kết cấu đơn giản, vốn đầu tư nhỏ, dễ vận hành, định mức năng lượng sấy thấp (không quá 0,4 Ste gỗ củi/m3 gỗ sấy); dễ dàng và chủ động điều khiển được nhiệt độ sấy, độ ẩm môi trường sấy, nên có thể thực hiện được chế độ sấy một cách khá chính xác.
Trên cơ sở kết quả các hợp đồng chuyển giao thiết bị và qui trình sấy mà Trung tâm CNR đã thực hiện, chúng tôi cho rằng đây là dạng lò sấy gỗ rất phù hợp với các cơ sở chế biến gỗ và lâm sản qui mô nhỏ hiện nay ở VN.
Chúng tôi mong muốn được hợp tác cùng các cơ sở đưa kỹ thuật tiến bộ này vào SX để góp phần nâng cao chất lượng các sản phẩm gỗ và lâm sản, góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá của nước nhà.
2. Hợp tác ứng dụng kỹ thuật tiến bộ sản xuất ván dán qui mô nhỏ
Trên cơ sở kết quả của đề tài cấp Ngành “Nghiên cứu chế tạo thiết bị và xây dựng công nghệ sản xuất ván dán khổ nhỏ” của Viện Công nghiệp rừng năm (1983), Trung tâm CNR đã tiến hành nghiên cứu thiết kế chế tạo định hình dây chuyền thiết bị và hoàn thiện công nghệ sản xuất ván qui mô nhỏ, chuyển giao thành công cho nhiều cơ sở chế biến gỗ quốc doanh vào cuối những năm 80 và đầu những năm 90. Đặc biệt trong những năm gần đây, mô hình dây chuyền sản xuất ván dán qui mô nhỏ của Trung tâm CNR đã phát triển rộng khắp và phát huy hiệu quả kinh tế tại nhiều tổ hợp sản xuất tư nhân ở Hà Nội và các tỉnh miền núi phía Bắc.
Từ năm 1998, Trung tâm CNR đã đưa ra phương thức mới: Hợp tác với các địa phương để đưa kỹ thuật tiến bộ vào các cơ sở sản xuất. Công ty LS Bắc Cạn đã hợp tác với Trung tâm tổ chức sản xuất ván dán qui mô nhỏ tại thị xã Bắc Cạn.
Trung tâm CNR đầu tư dây chuyền thiết bị, đào tạo công nhân vận hành thiết bị và chuyển giao công nghệ sản xuất; Công ty LS Bắc Cạn đầu tư nhà xưởng , vốn lưu động và tổ chức sản xuất. Hai bên cùng tham gia tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Lợi nhuận thông qua sản xuất được chia theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên. Trong thời gian thực hiện hợp đồng, nếu cơ sở sản xuất thấy đã có đủ điều kiện, Trung tâm CNR sẽ chuyển giao ngay dây chuyền thiết bị, nhưng vẫn tiếp tục hỗ trợ về kỹ thuật và công nghệ để đảm bảo cho dây chuyền hoạt động ổn định và liên tục.
Tổng vốn đầu tư cho dây chuyền thiết bị (theo thời giá) là 120 triệu VN đồng, gồm các thiết bị: máy bóc gỗ, cưa xăng cắt khúc gỗ tròn, thiết bị xén ván bóc, máy tráng keo, máy ép ván dán, máy xén cạnh ván dán. Trong thời gian đầu sản xuất, nhiều cơ sở chưa đầu tư thiết bị sấy ván bóc mà thường tận dụng trơì nắng để phơi ván bóc,đến khi sản xuất ổn định hoặc do nhu cầu phải tăng khối lượng sản phẩm (cần sản xuất 2,3 ca)thì sẽ đầu tư tiếp thiết bị sấy. Những năm trước đây trong dây chuyền thiết bị còn có thiết bị tổng hợp keo dán. Nhưng hiện nay chúng tôi cho rằng việc sử dụng trực tiếp các sản phẩm keo dán của nước ngoài đang có trên thị trường VN là hợp lývà có hiệu quả hơn.
Toàn bộ các thiết bị trong dây chuyền sản xuất ván dán qui mô nhỏ đều do Trung tâm CNR thiết kế và chế tạo. Qua thực tế sản xuất, tất cả các thiết bị trong dây chuyền này hoạt động khá ổn định, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn sản xuất đồ mộc.
Qua 1 năm hợp tác sản xuất ván dán chúng tôi thấy rằng đây là phương thức phù hợp để đưa kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất. Bởi vì chỉ khi trực tiếp thông qua kết quả hoạt động ổn định của các thiết bị trong dây chuyền và hiệu quả kinh tế, xã hội mà nó mang lại mới có sức thuyết phục lớn nhất để các cơ sở vùng xa mạnh dạn đầu tư thiết bị và tiếp thu công nghệ mới.
Dây chuyền thiết bị SXván dán công suất 250 m3(1 ca), 450 m3(2 ca), 600 m3(3 ca)/năm, tương ứng sử dụng 18, 35, 50 nhân công, thu nhập bình quân 400.000 VNđồng/tháng. Có thể sản xuất được các loại ván dán kích thước: 1x1m, 1×1,2m, 1,2×1,2m với các chiều dầy:4, 6, 7,5, 9, 12, 15, và 18mm.
Dây chuyền sản xuất ván dán qui mô nhỏ đã đạt được những ưu điểm nổi bật về kỹ thật, kinh tế và xã hội:
– Vốn đầu tư không lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh (Nếu tổ chức sản xuất 1ca- 2năm, 2ca-1năm, 3ca- 9 tháng).
– Kỹ thuật vận hành thiết bị và công nghệ sản xuất đơn giản dễ phổ cập.
– Nâng cao hiệu quả sử dụng gỗ tạp, gỗ rừng trồng, tạo ra sản phẩm mới phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của xã hội.
– Góp phần vào mục tiêu xây dựng các cụm công nghiệp nhỏ, tạo thêm việc làm và nâng cao đời sống cho các dân tộc miền núi.
Result of the transfer of equipment and technology for small-scale
wood and forest product processing
Summary
Based on the result of research on wood and forest product processing equipment and technology, the Centre of Forest Industry in recent years has further improved and perfected the equipment and technology, successfully implemented many technology transfer contracts with production units: transfer of equipment and technology for kiln-drying of timber, small-scale plywood production. Timber kiln-drying equipment has been improved, perfected and manufactured at the experimental workshop of the Centre with 3,5,10 m3 of timber/batch and the equipment was transferred in package contracts to production units. Contracts were signed with production units for small- width board production equipment and technology transfer with both sides co-operating in investment.
***********************************************
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Xây dựng đồ thị động lực học của máy kéo - Th.s Nguyễn Can
- Bước đầu tuyển chọn vi sinh vật phân giải phốt phát khó tan để sản xuất phân vi sinh phục vụ cho Lâm nghiệp - TS. Phạm Quang Thu, Lê Khánh Vân
- Một số vấn đề lâm sinh trong bảo tồn nguồn gen cây rừng tự nhiên - TS.Nguyễn Hoàng Nghĩa
- Nhân giống thông đuôi ngựa bằng hom - GS.Lê Đình Khả
- Thành tựu khoa học công nghệ trong lĩnh vực lâm nghiệp - Đõ Đình Sâm