Nghiên cứu mối quan hệ di truyển của 12 xuất xứ tràm bản địa (Melaleuca cajuputi) bằng các chỉ thị RAPD và ADN lục lạp

Nguyễn Việt Cường, Đỗ Thị Minh Hiển

Trung tâm Công nghệ sinh học Lâm nghiệp

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Trần Quốc Trọng

Viện Công nghệ Sinh học

TÓM TẮT

Cây tràm bản địa (M. cajuputi)là cây có giá trị kinh tếvà có phân bố từ Bắc đến Nam. Hiện nay, diện tích tràm bản địa (M. cajuputi) giảm rất nhiều do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để giúp cho việc bảo tồn nguồn gen và đánh giá đa dạng di truyền các quần thể chọn giống, đề tài đã tiến hành nghiên cứu genome và gen lục lạp của 12 xuất xứ tràm được thu từ các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Bà Rịa-Vũng tàu, Lâm Đồng, Long An, Kiên Giang bằng các chỉ thị RAPD và ADN lục lạp. Kết quả phân tích với các chỉ thị RAPD đã phát hiện được 100 băng đa hình và các gen lục lạp thu được 59 băng đa hình. Các số liệu đa hình này được sử lý theo chương trình NTSYS pc xây dựng biểu đồ quan hệ di truyền giữa các xuất xứ tràm, cho thấy mẫu các xuất xứ tràm thu ở các tỉnh có sự khác biệt về mặt di truyền, đặc biệt là các xuất xứ tràm ở miền Bắc, miền Trung và miền Bắc có sự khác biệt nhau về mặt di truyền rõ rệt.

Từ khóa: Chỉ thị RAPD, AND lục lạp, tràm cừ, tràm gió

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Cây Tràm ta (Melaleuca cajuputi ) hay còn gọi Tràm gió thuộc họ Sim (Myrtaceae) phân bố tự nhiên ở Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, New Zealand, Brazil, Nigeria và đảo Hải Nam (Trung Quốc). Ở Việt Nam cây tràm ta (M. cajuputi) phân bố tự nhiên chủ yếu ở các tỉnh phía Nam từHuế vào đến tận các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt ở đồng bằng sông Cửu Long, cây Tràm ta phân bố tự nhiên, tạo thành rừng trên diện tích rộng lớn gần 200.000 ha. Theo Ngô Quế và cộng sự 2003 cây Tràm bản địa ở Việt Nam ít nhất cũng tồn tại 4 chủng (Varieté) hoặc dạng (forme) khác nhau phân bố ở những lập địa khác nhau là Tràm cừ có tầm vóc cao 10 -15m mọc tự nhiên trên đất phèn ở đồng bằng sông Cửu Long; Tràm lùn hay Tràm gió có tầm vóc nhỏ bé dạng cây bụi cũng mọc ở vùng đồng bằng sông Cửu Long còn Tràm bụiTràm bưng cũng có tầm vóc nhỏ bé cao không quá 2m mọc tự nhiên ở đồi trọc cùng Sim, Thanh hao tại Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế. Tràm là loài cây đa tác dụng, đa sinh thái, cây có giá trị về mặt kinh tế lấy gỗ và tinh dầu, có khả năng mọc được ở những vùng đất phèn ngập nước. Tuy nhiên, diện tích rừng tràm nhưng năm gần đây đã giảm rất nhiều do nhiều nguyên nhân khác nhau cùng với sự suy giảm về diện tích cũng có thể làm giảm đa dạng di truyền. Vì vậy, để bảo tồn và trồng mới lại các rừng tràm thì việc đánh giá mức độ đa dạng di truyền các quần thể tràm bản địa làm cơ sở để bảo tồn nguồn gen quý cũng như phục vụ công tác cải thiện giống là hết sức cần thiết.

(Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Công nghệ Lâm nghiệp với phát triển rừng bền vững và biến đổi khí hậu, trang 23-30)

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]