Đoàn Thị Mai, Lê Sơn, Nguyễn Thị Thơm, Phan Quyền
Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng
TÓM TẮT
Tếch là loài cây nhập nội có giá trị kinh tế cao và đã được gây trồng thành công trên một số vùng sinh thái chính trong cả nước. Bên cạnh đó, Xoan ta là loài cây bản địa, đa tác dụng, có sinh trưởng nhanh và có giá trị kinh tế cao, được trồng rộng rãi trên cả nước. Tuy nhiên, do những điều kiện khó khăn nhất định mà cây Tếch và Xoan ta chưa được chú trọng để phát triển. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu tuyển chọn, nhân và phát triển giống Tếch và Xoan ta có năng suất cao nhằm đáp ứng yêu cầu trồng rừng gỗ lớn” do Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng thực hiện, 60 cây trội Tếch và 79 cây trội Xoan ta đã được chọn lọc từ các lâm phần rừng trồng. Các khảo nghiệm hậu thế và dòng vô tính của nguồn giống này và một số nguồn giống Tếch nhập nội khác đã được xây dựng nhằm tạo nguồn vật liệu di truyền ban đầu cho các chương trình chọn giống Tếch tiếp theo. Các nghiên cứu về nhân giống sinh dưỡng cũng đã được tiến hành thành công cho các cây trội nhằm đưa nhanh các kết quả nghiên cứu vào sản xuất.
Từ khóa: Chọn giống, nhân giống, Xoan ta, Tếch
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong Dự án trồng mới 5 triệu héc ta rừng, có 3 triệu héc ta rừng sản xuất bao gồm 1 triệu héc ta cây công nghiệp dài ngày và 2 triệu héc ta cây lâm nghiệp, trong đó có tới 75% là các loài cây keo, bạch đàn, thông và tràm; một số loài nhập nội có triển vọng, cây gỗ lớn và cây bản địa chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ và cũng chưa được chú ý phát triển. Xoan ta(Melia azedarach) thuộc họ Xoan (Meliaceae)là loài cây gỗ lớn, có chiều cao 15-20m. Là loài cây đa tác dụng, gỗ có thể dùng làm đồ mộc gỗ xây dựng, lá làm phân xanh, hạt có thể ép lấy dầu, vỏ có thể làm thuốc,… và là loài cây bản địa phân bố rộng rãi ở nước ta suốt từ Bắc đến Nam. Đây là loài có gỗ nhẹ và mềm, dùng để xây dựng, đóng đồ mộc,… cũng là loài cây được trồng phân tán rất phổ biến, có tăng trưởng khá nhanh và có giá trị kinh tế nhưng cho đến nay chúng ta hầu như chưa có nghiên cứu chọn và nhân giống cho đối tượng này.
Tếch (Tectona grandis) thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae),phân bố trong các khu rừng nhiệt đới ở Miến Điện, Nam và Trung Ấn Độ, Thái Lan, Lào và đã được gây trồng ở một số nước như Indonesia, Malaysia, Philippin, Cămphuchia và một số nước Châu Phi, Châu Mỹ,… Do có giá trị kinh tế rất cao nên Tếch trồng với diện tích lớn. Ở Java (Indonesia) diện tích trồng Tếch khoảng 1 triệu hecta chiếm tới 45% diện tích rừng trồng. Tính đến 2003 diện tích rừng Tếch ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương lên tới 25 triệu hecta (C.T.S. Nair., 2003).
Trước nhu cầu về gỗ lớn, bao gồm gỗ xây dựng, gỗ nguyên liệu sản xuất đồ mộc, hàng xuất khẩu ngày càng tăng nhanh. Từ trước đến nay nguồn cung cấp các loại nguyên liệu này chủ yếu là từ rừng tự nhiên hoặc nhập khẩu, mặt khác các nghiên cứu chọn giống cây rừng gần đây chủ yếu tập trung vào một số đối tượng cây nhập nội, mọc nhanh phục vụ cho công nghiệp và ván nhân tạo,… các nghiên cứu về cây gỗ lớn và cây bản địa còn ít, mặt khác nhân giống bằng công nghệ mô-hom ngoài việc đảm bảo chất lượng di truyền, còn cung cấp được số lượng lớn cây giống có chất lượng cho trồng rừng. Do đó, nghiên cứu chọn giống, nhân giống cho các đối tượng Tếch và Xoan ta là việc làm cần thiết.
(Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ giai đoạn 2006-2010)
Tin mới nhất
- Hội đồng thẩm định Báo cáo đề nghị công nhận giống Mắc ca thuộc đề tài: “Nghiên cứu chọn giống cho năng suất, chất lượng hạt cao và giải pháp phòng trừ sâu, bệnh hại Macadamia”;
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: “Nghiên cứu chọn giống Bạch đàn để trồng rừng gỗ lớn cho vùng cao Tây Bắc”.
- Hội đồng thẩm định Báo cáo đề nghị công nhận giống
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Bảo tồn nguồn gen cây rừng (Năm 2023).
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ KHCN cấp Bộ: “Nghiên cứu chọn tạo giống Keo lai và Keo lá tràm phục vụ trồng rừng gỗ lớn ở một số vùng sinh thái chính”.
Các tin khác
- Nghiên cứu chọn cây trội, nhân giống Keo tai tượng phục vụ trồng rừng cung cấp gỗ gia dụng
- Khảo nghiệm giống và đánh giá khả năng phát triển của cây Maccadamia ở Việt Nam
- Nghiên cứu cải thiện giống nhằm tăng năng suất, chất lượng cho một số loài cây trồng rừng kinh tế chủ lực
- Mối quan hệ di truyền tập đoàn giống cây Bách xanh (Calocedrus macrolepis) bằng chỉ thị RAPD và cpSSR
- Xây dựng mô hình trồng rừng thông nhựa có lượng nhựa cao bằng nguồn giống có chất lượng di truyền được cải thiện