Nguyễn Minh Chí, Nguyễn Việt Cường
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Nguyễn Đức Hải
Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc Gia
TÓM TẮT
Nghiên cứu chọn cây trội Keo tai tượng theo hướng cung cấp gỗ gia dụng và cắt tạo chồi, nhân giống các cây trội ở tuổi 10-13 tại 5 lâm trường ở Tuyên Quang đã đạt được kết quả khả quan. Kết quả nghiên cứu cắt tạo chồi cho thấy cắt cành dưới tán và cắt cụt ngọn cho tỷ lệ ra chồi cao, đạt từ 82,6% đến 90,9%. Các nghiên cứu về nhân giống cho kết quả tốt, một số dòng có tỷ lệ ra rễ khá cao như K83 C, K98 C, K101 và K102 với tỷ lệ hom ra rễ trên 80%. Vị trí lấy hom ở dưới tán có tỷ lệ ra rễ cao hơn ở phía trên ngọn. Kết quả nghiên cứu về tính chất cơ lý gỗ cho thấy mức độ biến dị vềkhối lượngthểtích giữa các dòng được chọn lọc lớn, từ 580 kg/m3 đến 798 kg/m3.
Từ khóa: Cắt tạo chồi, Cây trội, Gỗ gia dụng.
MỞ ĐẦU
Keo tai tượng (Acacia mangium Wild) là loài cây có nhiều ưu điểm, có thể trồng được trên nhiều vùng sinh thái khác nhau trên cả nước và sinh trưởng tốt ở những vùng có lượng mưa tương đối cao. Năng suất có thể đạt 29 m3/ha/năm (Phú Tân – Bình Dương) và 30 m3/ha/năm (Mã Đà – Đồng Nai) trong khi năng suất của rừng nhiệt đới tự nhiên chỉ đạt 2 – 3 m3/ha/năm.
Nhu cầu sử dụng gỗ gia dụng ở trong nước và xuất khẩu ngày càng tăng nhưng khả năng cung cấp gỗ nguyên liệu còn rất hạn chế. Theo báo cáo kết quả thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 1998 – 2005, nguồn gỗ khai thác từ rừng tự nhiên và rừng trồng hiện chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu thiết yếu trong nước, còn phần lớn phải nhập khẩu, từ 2 – 2,5 triệu m3 gỗ (chiếm trên 80%).
Trong xu thế phát triển và hội nhập của nền kinh tế nước ta, nhu cầu về các sản phẩm từ rừng trồng, đặc biệt là gỗ xẻ tăng nhanh. Theo dự báo trong chiến lược phát triển lâm nghiệp, nhu cầu gỗ lớn trong công nghiệp và dân dụng năm 2010 khoảng 8 triệu m3 và đến năm 2020 khoảng 12 triệu m3.
Hiện nay, gỗ Keo tai tượng đang rất được ưa chuộng trong sản xuất đồ gia dụng cả ở trong nước và xuất khẩu nhưng khả năng cung cấp gỗ xẻ cho thị trường lại rất hạn chế. Do vậy, việc “Chọn lọc cây trội, nhân giống Keo tai tượng phục vụ trồng rừng cung cấp gỗ gia dụng” nhằm chọn lọc một số dòng Keo tai tượng có tỷ trọng gỗ cao, sinh trưởng tương đối nhanh phục vụ trồng rừng cung cấp gỗ gia dụng là rất cần thiết.
Tin mới nhất
- Hội đồng thẩm định Báo cáo đề nghị công nhận giống Mắc ca thuộc đề tài: “Nghiên cứu chọn giống cho năng suất, chất lượng hạt cao và giải pháp phòng trừ sâu, bệnh hại Macadamia”;
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: “Nghiên cứu chọn giống Bạch đàn để trồng rừng gỗ lớn cho vùng cao Tây Bắc”.
- Hội đồng thẩm định Báo cáo đề nghị công nhận giống
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Bảo tồn nguồn gen cây rừng (Năm 2023).
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ KHCN cấp Bộ: “Nghiên cứu chọn tạo giống Keo lai và Keo lá tràm phục vụ trồng rừng gỗ lớn ở một số vùng sinh thái chính”.
Các tin khác
- Khảo nghiệm giống và đánh giá khả năng phát triển của cây Maccadamia ở Việt Nam
- Nghiên cứu cải thiện giống nhằm tăng năng suất, chất lượng cho một số loài cây trồng rừng kinh tế chủ lực
- Mối quan hệ di truyền tập đoàn giống cây Bách xanh (Calocedrus macrolepis) bằng chỉ thị RAPD và cpSSR
- Xây dựng mô hình trồng rừng thông nhựa có lượng nhựa cao bằng nguồn giống có chất lượng di truyền được cải thiện
- Một số kết quả nghiên cứu về di truyền trong lâm nghiệp