Cây teck (Tectona grandis), nguồn gốc từ ấn Độ, Myanmar, Thailand và Lào, là loài cây gỗ tạo tác được các nhà công nghiệp đánh giá cao. Diện tích phân bố tự nhiên của cây teck khoảng 25 triệu ha và nhìn chung thường mọc hỗn giao với các loài cây khác. Cây teck đựợc khai thác rộng rãi từ 3 thế kỷ nay để không còn thoả mãn nhu cầu của thế giới, nhiều dự án trồng cây teck đã được bắt đầu ở nhiều dải chí tuyến.
Vào thế kỷ 14, cây teck đã được đưa vào đảo Java (Indonesia) bằng hạt giống của ấn Độ. Cảnh quan ở đây có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và nhân giống tự nhiên cây teck, bởi vậy hiện nay đảo Java là nơi có quần thể rừng Teck nhân tạo lớn nhất thế giới (khoảng 1 triệu ha).
Từ thế kỷ 19, nhiều nơi đã quyết định trồng cây teck bởi chất lượng rất tốt của gỗ, cây sinh trưởng nhanh, giá bán cao hơn một số lớn các loài cây khác. Loài cây teck này đặc biệt phát triển tốt trên các tầng đất sâu,. có vôi, độ pH trung tính, tiêu nước tốt, lượng mưa trung bình hàng năm 900 – 1200mm/năm và có một mùa khô rõ rệt. Người ta cũng thấy cây teck phát triển trong những điều kiện cực điểm với lượng mưa hàng năm từ 600mm/năm hoặc từ 3000mm/năm. Hiện nay rừng trồng teck che phủ gần 3 triệu ha trên thế giới và phân bố trên 50 nước.
Châu á chiếm 90% rừng trồng teck tự nhiên, trong đó có Indonesia, cũng phải kể đến các nước khác như: Srilanca, Bangladesh, Philippines và Việt Nam. ở châu Phi, những rừng trồng teck bắt đầu có từ cuối thế kỷ 19, sau một thời kỳ tiến triển chậm chạp, cây teck trở nên một loài cây được đánh giá cao, nhất là ở Nigeria, Bờ biển Ngà, Tandania, Benanh, Xudang. Tổng diện tích được trồng ở châu Phi lên tới 160.000 ha. ở châu Mỹ la tinh, nơi mà các rừng trồng teck mới được trồng lại rất gần đây, một trào lưu hâm mộ mới đối với loài cây này đang phát triển, nhất là ở Costarica, Brazin, Panama, Colombia, Xanvado.
Mai Thành biên dịch từ “Bois et forêts des Tropiques”, No 262, 1999
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- hiện tượng thông caribaea ra hoa và kết quả ở đải lải
- hội thảo về bảo vệ và phát triển rừng ngập ven biển nam bộ
- Một số nét khái quát về chính sách giao đất, giao rừng và việc tổ chức thực hiện ở Việt Nam
- Thực trạng thị trường lâm sản Việt Nam hiện nay và các giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ lâm sản
- Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sản xuất dăm công nghiệp của máy băm dăm MB 930.B