Phạm Thế Dũng*, Phạm Viết Tùng
Ngô Văn Ngọc
Đông Nam Bộ, vùng kinh tế trọng điểm của phía Nam có ba tổ chức trồng rừng cung cấp nguyên liệu giấy với qui mô khá lớn đó là: Công ty nguyên liệu giấy miền Nam (tỉnh Đồng Nai), Lâm trường Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa-Vũng tầu) và Công ty Cổ phần Hải Vương ( tỉnh Bình Long). Tháng 5 năm 2003 chúng tôi có dịp khảo sát hoạt động trồng rừng ở ba cơ sở này và tiến hành các điều tra cần thiết với mục đích khái quát được năng suất rừng trồng sản xuất, các vấn đề liên quan đến kỹ thuật và lập địa gây trồng rừng cung cấp nguyên liệu giấy. Bài viết tóm lược các kết quả của cuộc điều tra.
I. Mục tiêu điều tra khảo sát
– Xác định nguyên nhân chuyển đổi cơ cấu cây trồng làm nguyên liệu giấy chính trong vùng từ các loài cây khác sang loài cây keo lai (Hybrid acacia).
– Xem xét năng suất rừng, kỹ thuật gây trồng keo lai và đặc điểm lập địa.
II. Nội dung điều tra khảo sát
– Sinh trưởng keo lai, kỹ thuật áp dụng trồng rừng
– Diễn biến năng suất rừng trồng theo tuổi và lập địa gây trồng.
– Đặc điểm lập địa gây trồng
III. Phương pháp điều tra
+ Phương pháp phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật lâm nghiệp tại các cơ sở trồng rừng.
+ Thiết lập ô điều tra điển hình đại diện cho tuổi rừng, dạng lập địa và đặc trưng kỹ thuật riêng biệt.
+ Kết qủa điều tra sinh trưởng rừng được tổng hợp và tính toán bằng phần mềm EXELL.
+ Các chỉ tiêu phân tích đất được áp dụng theo phương pháp phân tích thông dụng với công cụ máy hấp phụ nguyên tử và phân tích tại Phân viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ.
IV. Kết quả điều tra khảo sát
- Hoạt động sản xuất của ba cơ sở trồng rừng và chọn loài cây trồng
1.1 Lâm trường Xuyên Mộc
– Là một doanh nhiệp Nhà nước, có 433 người trong đó 19 cán bộ quản lý, 4 kĩ sư lâm nghiệp, 9 trung cấp kỹ thuật. Diện tích rừng trồng hiện có 6300ha trong đó có 5900ha rừng trồng nguyên liệu giấy, 400ha rừng trồng gỗ lớn (sao, dầu, tếch), đất tương đối bằng phẳng, độ dốc <5 0. Đất của lâm trường chủ yếu là đất xám pha cát với độ sâu tầng đất khác nhau phát triển trên nền phù sa cổ và loại đất đỏ, phát triển trên đá mácma bazơ.
– Tại đây việc trồng rừng nguyên liệu giấy đã ở tới chu kỳ thứ 5 với diễn biến loài cây trồng như sau :thời gian đầu lâm trường trồng bạch đàn cao sản có nguồn gốc từ Úc (Eucaliptus). Do rừng trồng bị bệnh, tán rừng thưa lâm trường chuyển sang trồng loài keo lá nhỏ (A. auriculifrmis). Khi các giống keo lai (Hybrid acacia) xuất hiện có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn, lâm trường chuyển sang trồng hầu hết là loài keo lai.
– Về năng suất rừng; năng suất bạch đàn sau 5 năm chỉ khoảng 10,8 m3/ha/năm (tương ứng 40 steđôi/ha/5 năm). Còn năng suất rừng trồng keo lá nhỏ từ 15-21 m3/ha/năm (tương ứng 50 –70 ste đôi/ha/4,5 năm). Đối với keo lai tự nhiên từ hạt năng suất có thể 27m3/ha/năm (tương ứng 90 ste đôi/ha/4,5 năm).
– Phương thức trồng rừng kết hợp sản xuất nông nghiệp (loài cây đậu lạc, đậu xanh, ngô) từ 1-2 năm sau khi trồng được áp dụng rất phổ biến.
– Sản phẩm gỗ cung cấp cho 3 công ty là VIKO, VITAICO và công ty Phú Đông theo hợp đồng bóc vỏ tại rừng cho tất cả cỡ đường kính cây khi khai thác.
1.2 Công ty nguyên liệu giấy miền Nam
– Là một doanh nghiệp Nhà nước, công ty gồm có 3 xí nghiệp giống, 4 xí nghiệp trồng rừng, có diện tích tại Lâm Đồng 8000ha, Đắc Lắc 4000ha, Bình Thuận hơn 1000ha và Đồng Nai hơn 1000ha. Công ty có 800 CBCNV trong đó cán bộ quản lý và kỹ thuật có trình độ đại học và trên đại học hơn 300 người.
– Lập địa trồng rừng ở Đồng Nai chủ yếu là đất xám pha cát phát triển trên phù sa cổ (Haplic Acrisol – Ach) có tầng đất và loại đất xám feralit trên phiến thạch sét ( Feralic Acrisols –Acf).
– Về loài cây trồng tại Đồng Nai: Trước đây công ty trồng chủ yếu Bạch đàn Úc, sau do tình hình bệnh hại đã chuyển sang trồng các loài keo và gần đây trồng hầu hết là keo lai do loài này sinh trưởng nhanh và đáp ứng được yêu cầu làm nguyên liệu giấy.
– Về năng suất rừng trồng keo lai, năng suất có thể đạt từ 8-15 m3/ha/năm nếu trồng bằng hạt lai, và từ 20-25 m3/ha/năm trồng bằng hom đã qua tuyển chọn.
– Phương thức trồng chủ yếu là trồng thuần loại và kết hợp nông nghiệp (đậu phụng, bắp) vào năm đầu khi rừng chưa khép tán.
– Công ty đã áp dụng kỹ thuật diệt cỏ bằng phun thuốc hóa học.
1.3 Công ty cổ phần Hải Vương
– Là doanh nghiệp tư nhân hoạt động trên nhiều lĩnh vực thương mại trong đó có trồng rừng cung cấp nguyên liệu giấy. Diện tích rừng hiện có 3500ha gồm 1400ha rừng bạch đàn, khoảng 1000ha các loại keo lá nhỏ, keo lưỡi liềm và mới trồng 1100ha keo lai.
– Công ty có hai dạng đất là đất xám pha cát bạc mầu phát triển phù sa cổ và đất đỏ trên bazan nhưng loại đất này có diện tích không nhiều.
– Về loài cây trồng, công ty sẽ tập trung trồng cây keo lai với dự kiến năng suất 25-30 m3/ha/năm, vì bạch đàn chỉ cho 80-90 m3/ha/6 năm ở luân kỳ đầu và luân kỳ sau chỉ 40 m3/ha/5 năm.
– Công ty đã sử dụng phân bón NPK, thuốc diệt cỏ trong trồng rừng và dự kiến luân kỳ trồng keo lai sẽ là 6 năm với mục tiêu đạt năng suất 20 m3/ha/năm.
Nhận xét
Các đơn vị đều chọn keo lai là loài cây chính cho trồng rừng nguyên liệu giấy bởi năng suất rừng tương đối cao so với các loài cây bạch đàn và keo lá nhỏ. Một số nơi rừng trồng đã có hiện tượng nấm bệnh, tuy nhiên tác hại không nhiều.
Phương thức đốt dưới tán rừng phòng cháy trước mùa khô được áp dụng ở Xuyên Mộc, Trị An cần phải được cân nhắc về nhiều khía cạnh kỹ thuật có liên quan.
- Động thái sinh trưởng keo lai theo tuổi
Sinh trưởng của rừng trồng keo lai theo tuổi rừng tại xí nghiệp trồng rừng Trị An, Đồng Nai – thuộc Công ty nguyên liệu giấy miền Nam với mật độ trồng rừng ban đầu là 1666 cây /ha, cự li trồng 3 x 2m, trên đất xám pha cát được trình bày trên bảng 1.
Bảng 1. Động thái sinh trưởng rừng keo lai tại Trị An- Đồng Nai
Năm trồng – Tuổi rừng –
Số ô điều tra |
Cự li trồng,m
|
Tỷ lệ sống,%
|
Tỷ lệ đa thân,% |
D1.3m, cm
|
H, m
|
M ô m3
|
M/ha m3
|
Tăng trưởng m3/ha/năm
|
|||
1 thân
|
2 thân
|
3 thân
|
|||||||||
2002-1 tuổi |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
3×2 |
97.5 |
75 |
23 |
|
3.40 |
4.60 |
0.146 |
6.080 |
6.080 |
|
3 |
3×2 |
95 |
75 |
33.3 |
|
3.51 |
4.72 |
0.158 |
6.580 |
6.580 |
|
TB |
|
|
|
|
|
3.46 |
4.66 |
0.152 |
6.330 |
6.330 |
|
20001 – 2 tuổi |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
3×2 |
82.5 |
75.7 |
24.2 |
|
5.25 |
6.75 |
0.363 |
20.167 |
10.083 |
|
2 |
3×2 |
82.5 |
50 |
39.4 |
|
6.50 |
7.63 |
0.653 |
36.278 |
18.139 |
|
TB |
|
|
|
|
|
5.88 |
7.19 |
0.508 |
28.222 |
14.111 |
|
2000- 3 tuổi |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10 |
3×2 |
92.5 |
80 |
13.5 |
|
8.85 |
11.35 |
1.496 |
62.333 |
20.778 |
|
11 |
3×2 |
97.5 |
87.1 |
12.8 |
|
8.72 |
11.28 |
1.516 |
63.167 |
21.056 |
|
TB |
|
|
|
|
|
8.79 |
11.32 |
1.506 |
62.750 |
20.917 |
|
1999- 4 tuổi |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
3×2 |
82.5 |
87.8 |
12.1 |
|
9.82 |
13.56 |
1.9 |
79.167 |
19.792 |
|
6 |
3×2 |
75 |
93.3 |
6.6 |
|
11.22 |
14.31 |
2.205 |
91.875 |
22.969 |
|
TB |
|
|
|
|
|
10.52 |
13.94 |
2.0525 |
85.521 |
21.380 |
|
1998- 5 tuổi |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8 |
3×2 |
70.8 |
41.1 |
52.9 |
5.8 |
13.17 |
15.64 |
5.41 |
154 |
30.78 |
|
9 |
3×2 |
57.7 |
56.6 |
36.6 |
6.6 |
11.83 |
14.80 |
3.39 |
108.7 |
21.73 |
|
TB |
|
|
|
|
|
12.50 |
15.22 |
4.4 |
131.35 |
26.255 |
Sơ đồ 1. Năng suất rừng keo lai theo tuổi tại Trị An- Đồng Nai
Thiết lập tương quan giữa tuổi và năng suất rừng keo lai tại Trị An được mô tả qua phương trình :
Y = 0,8676A2 + 9,9172A-2,4084 . Trong đó :
– Y : Năng suất rừng trồng keo lai, m3/ha/năm.
– A: Tuổi rừng trồng, năm.
Phương trình có hệ số tương quan R2 khá cao : 0,9724
Hình 1. Tương quan giữa năng suất và tuổi rừng keo lai tại Trị An- Đồng Nai
Nhận xét
-Trong khoảng 3 năm đầu cây sinh trưởng khá nhanh cả về chỉ số đường kính và chiều cao.
-Từ năm thứ 3 sinh trưởng bắt đầu chậm lại, vì rừng đã khép tán.
- Ảnh hưởng của mật độ trồng rừng đến sinh trưởng keo lai
Kết quả điều tra sinh trưởng rừng keo lai có mật độ trồng khác nhau với cùng biện pháp kỹ thuật và trên cùng một loại đất là đất xám bạc màu pha cát tại rừng trồng của Công ty Hải Vương, tỉnh Bình Long được trình bày trong bảng 2, hình 2 và 3.
Bảng 2. Sinh trưởng và năng suất rừng keo lai theo mật độ trồng rừng
Năm trồng- Tuổi- Phân trường |
Mật độ cây/ha |
Cự li trồng,m |
Tỷ lệ sống,% |
Tỷ lệ đa thân, % |
D1.3 tb, Cm |
H,m |
M/ha ,m3 |
Tăng trưởng m3/ha/năm |
||
1 thân |
2 thân |
|||||||||
2001-2 tuổi |
||||||||||
II |
952 |
3.5 x 3 |
85 |
91 |
6 |
7.58 |
7.71 |
19.472 |
9.736 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III |
1111 |
3 x 3 |
85 |
82 |
18 |
8.49 |
9.02 |
29.222 |
14.611 |
|
|
|
3 x 3 |
90 |
100 |
|
8.35 |
8.96 |
25.694 |
12.847 |
|
|
|
3 x 3 |
98 |
100 |
|
8.09 |
8.84 |
25.611 |
12.806 |
|
Trung bình |
|
|
91 |
94 |
|
8.31 |
8.94 |
26.843 |
13.421 |
|
2000-3 tuổi |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
833 |
6 x 2 |
90 |
89 |
11 |
10.38 |
11.32 |
38.870 |
12.950 |
|
II |
1142 |
3.5 x 2.5 |
90 |
69 |
31 |
8.56 |
9.35 |
43.310 |
14.440 |
|
II |
1666 |
3 x 2 |
98 |
85 |
15 |
8.82 |
10.72 |
63.250 |
21.080 |
Hình 2. Năng suất rừng theo mật độ trồng ở tuổi 2
Hình 3. Năng suất rừng theo mật độ trồng ở tuổi 3
Nhận xét
Mặc dù trữ lượng và năng suất rừng cao nhất thuộc về mật độ cây trồng dày hơn, nhưng từ năm thứ ba, nhịp độ sinh trưởng giảm dần dẫn đến trữ lượng giảm đi khi cây đi vào thời gian cạnh tranh không gian dinh dưỡng. Lúc này ưu thế sinh trưởng sẽ thuộc nơi trồng thưa hơn. Như vậy nên áp dụng trồng rừng trong khoảng mật độ từ 1111 cây – 1666 cây sẽ tiết kiệm giống, công trồng, chăm sóc và năng suất rừng cao hơn.
4. Đặc điểm đất và sinh trưởng rừng trồng keo lai
Trong ba loại đất có diện tích phân bố khá lớn ở vùng Đông Nam Bộ, đất xám bạc màu (Haplic Acrisols – Ach) pha cát với tầng đất dày mỏng khác nhau, phát triển trên phù sa cổ có diện tích khá lớn, kế đến là loại đất nâu đỏ (Rhodic Ferralsols- FRr) phát triển trên đá mácma bazơ. Tuy nhiên, loại đất xám bạc màu trên phù sa cổ hay đất xám feralit (Ferralitc Acrisols -Acf) được qui hoạch để trồng rừng có diện tích lớn hơn các loại đất đỏ.
Kết quả phân tích phẫu diện đất đặc trưng của hai loại đất trồng rừng keo lai tại Lâm trường Xuyên Mộc tháng 6/2003, được trình bày trong bảng 3.
Bảng 3. Đặc trưng đất xám bạc màu và đất nâu đỏ (*)
TT mẫu
|
Độ sâu (cm)
|
CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH |
||||||||||||
pH KCl |
pH H2O |
Tồng số |
Trao đổi |
T.phần c. giới (mm; % | ||||||||||
C. hữu cơ % |
N % |
P2O5 % |
K2O % |
Ca++ me/100 |
Mg++ me/100 |
Al+++ me/100 |
H + me/100 |
2 – 0.02 |
0.02- 0.002 |
< |
||||
0.002 |
||||||||||||||
Đất |
nâu |
đỏ |
|
|||||||||||
20 |
0-15 |
4.51 |
5.38 |
3.344 |
0.217 |
0.131 |
0.03 |
2.5 |
1.80 |
0.06 |
0.05 |
22.1 |
27.9 |
50.0 |
21 |
15-50 |
4.45 |
5.10 |
1.045 |
0.105 |
0.100 |
0.01 |
0.4 |
1.10 |
0.13 |
0.05 |
13.0 |
31.0 |
56.0 |
22 |
50-100 |
4.39 |
5.32 |
0.941 |
0.077 |
0.097 |
0.01 |
0.6 |
0.10 |
0.22 |
0.02 |
16.5 |
29.5 |
54.0 |
Đất |
xám |
bạc |
màu |
|||||||||||
26 |
0-15 |
4.12 |
5.38 |
1.777 |
0.133 |
0.032 |
0.05 |
1.0 |
0.60 |
0.30 |
0.05 |
48.3 |
15.7 |
36.0 |
27 |
15-50 |
4.09 |
5.00 |
0.626 |
0.063 |
0.027 |
0.05 |
0.5 |
0.10 |
0.48 |
0.05 |
43.2 |
24.8 |
32.0 |
28 |
50-80 |
4.16 |
5.12 |
0.452 |
0.056 |
0.024 |
0.05 |
0.2 |
0.25 |
0.68 |
0.05 |
45.5 |
18.5 |
36.0 |
(*) Phân tích tại Phân viện Khoa học Lâm nghiệp
Bảng này cho thấy cả hai loại đất đều khá chua pH (H20) < 5.38.
– Đất đỏ khá giàu chất hữu cơ ở tầng trên, trung bình ở hai tầng kế tiếp. Trong khi trên đất xám chất hửu cơ trung bình ở tầng trên và rất nghèo ở các tầng tiếp theo.
– Đất đỏ có hàm lượng đạm tổng số cao, >0,2% ở tầng trên và trung bình ở tầng kế tiếp, nhưng ở đất xám đạm tổng số chỉ từ trung bình đến nghèo.
– Lân tổng số trên đất đỏ cao hơn rất nhiều so với đất xám ở tất cả các tầng đất.
– Khả năng trao đổi các cation của đất đỏ cũng khá hơn so với đất xám bạc màu.
Kết quả sinh trưởng rừng keo lai trên hai loại đất được trình bày trong bảng 4 cho thấy mặc dù số cây trồng trên /ha ít hơn nhưng trên đất đỏ sinh trưởng của keo lai vẫn cho trữ lượng (m3/ha) lớn hơn trên đất xám bạc màu. Các chỉ số sinh trưởng về đường kính và chiều cao của rừng trồng trên đất đỏ đều cao hơn trồng trên đất xám 40% và 30% tương ứng.
Bảng 4. Sinh trưởng keo lai trên hai dạng lập địa tại Lâm trường Xuyên Mộc
Loại đất |
Số ô
|
Mật độ cây/ha |
Cự li trồng, m |
TLS % |
Tỷ lệ thân |
D,cm
|
H,m
|
M,ha m3 |
Tăng trưởng m3/ha/năm |
||
1 thân % |
2 thân % |
3 thân % |
|||||||||
Đất |
xám |
bạc |
màu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8 |
3333 |
3 x 1 |
92.5 |
91.9 |
8.1 |
|
2.42 |
2.95 |
4.160 |
4.166 |
Đất |
nâu |
đỏ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
2222 |
3 x 1,5 |
92.5 |
67.5 |
23.4 |
|
3.55 |
3.87 |
7.500 |
7.500 |
|
2 |
2222 |
3 x 1,5 |
87.5 |
71.4 |
22.8 |
5.7 |
3.48 |
3.82 |
6.944 |
6.944 |
Nhận xét
Độ phì nhiêu của hai loại đất trồng rừng phổ biến ở vùng Đông Nam Bộ rất khác nhau, theo đó đất nâu đỏ có các chỉ số về độ phì đất tốt hơn loại đất xám bạc màu trên phù sa cổ. Sinh trưởng rừng ngay sau năm đầu mới trồng đã cho thấy keo lai sinh trưởng tốt hơn trên đất nâu đỏ so với trên đất xám bạc màu.
V. Kết luận
Cây keo lai với tiềm năng sinh trưởng nhanh đã được các cơ sở trồng rừng phía Nam sử dụng làm cây trồng chính với mục tiêu làm nguyên liệu giấy.
Nhịp độ sinh trưởng của rừng cho thấy từ năm thứ 3 sinh trưởng chiều cao và đường kính thân cây vẫn tiếp tục tăng nhưng mức độ sinh trưởng đã chậm lại.
Năng suất rừng sau 2-3 năm trồng tại nơi trồng mật độ dày cao hơn nơi trồng mật độ thưa, tuy nhiên do nhịp độ sinh trưởng rừng đã chậm lại từ năm thứ 4, do vậy chỉ nên trồng rừng trong khoảng mật độ từ 1111 cây – 1666 cây sẽ phù hợp hơn.
Trong điều kiện trồng rừng trên đất xám bạc màu, cần phải có kỹ thuật bón phân nhằm bổ sung dinh dưỡng cho cây bởi độ phì của loại đất này rất kém.
Biện pháp phòng chống cháy bằng cách “đốt trước” dưới tán rừng keo mà các cơ sở trồng rừng đang áp dụng khá phổ biến hiện nay, sẽ có nguy cơ làm cho đất suy giảm độ phì nhiêu và dẫn đến khả năng giảm năng suất rừng trong các luân kỳ kế tiếp.
Tài liệu tham khảo
- Hội Khoa học đất Việt Nam., 2000. Đất Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, trang 179-197.
- Đặng Phước Đại, 2003. Ảnh hưởng của xuất xứ hạt giống và kỹ thuật thâm canh đến sinh trưởng rừng trồng thí nghiệm keo tai tượng (A.mangium Will) và keo lá tràm (A. auriculifrmis A.cunn.ex.Benth). Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Tp Hồ Chí Minh.
Summary
The survey on productivity of Acacia hybrid plantation in three forest production units in Eastern South Vietnam i.e Xuyen Moc forest enterprise (Ba Ria- Vung Tau), South Vietnam paper raw material company (Binh Phuoc) accomplished in May 2003 show that productivity of Acacia hybrid plantations varies greatly depending on planting site and planting density: on reddish soil, growth is better than on infertile greyish soil, planting density to be used is about 1111 trees/ha. Acacia hybrid grows fast in the first three years and shows down there after. Herbicide spraying is advised to be used and the technique must be further studied in detail. The measure of “advanced burning” of the ground vegetation under the canopy of acacia plantation for fire control will reduce soil fertility and will be full of risk. Research is needed for more sustainable management.
*Phân viện khoa học lâm nghiệp Nam Bộ
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ tiềm năng cấp Bộ: Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và trồng thử nghiệm Mít nài (Artocarpus chama Buchanan-Hamilton) cung cấp gỗ lớn ở khu vực miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu sản phẩm và tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) cung cấp gỗ lớn kết hợp lấy tinh dầu tại tỉnh Lào Cai"
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Tỉnh: Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại tỉnh Bắc Giang
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Parjon &N.T.Hiep) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
Các tin khác
- Phân vùng phòng hộ vùng cát ven biển bắc trung bộ
- Kết quả nghiên cứu vai trò của giới trong việc thu hái và sử dụng gỗ củi ở xã khang ninh – vùng đệm vườn quốc gia ba bể
- Thị trường lâm sản rừng trồng sản xuất ở các tỉnh miền núi phía Bắc và các chính sách để phát triển
- Bước đầu xây dựng hệ thống phân loại hiện trạng sử dụng với các số liệu thu thập được từ ảnh vệ tinh tại lưu vực phòng hộ đầu nguồn sông Đà, Việt Nam
- Quy trình kỹ thuật ươm giống luồng bằng cành