I. Mở đầu.
Công tác giống cây rừng ở nước ta được bắt đầu từ năm 1930 khi các nhà lâm nghiệp người Pháp xây dựng một số điểm khảo nghiệm cho một số loài cây trồng rừng ở nước ta. Sau đó, trong những năm 1950 – 1960 các khảo nghiệm cho bộ giống 18 loài bạch đàn, 15 loài thông và một số loài keo đã được tiến hành tại vùng núi Đà Lạt mà đến nay đã thành một số loài có giá trị như Eucalyptus microcorys và E. grandis cao 60m với đường kính 55 – 60 cm. Tuy vậy, do điều kiện chiến tranh nên trong một thời gian dài công tác giống chỉ dừng lại ở bảo quản hạt giống và xây dựng rừng giống là chính.
Sau năm 1975, đặc biệt là từ năm 1980, hoạt động cải thiện giống cây rừng mới được đẩy mạnh trong cả nước. Các hoạt động trong thời gian đầu chủ yếu là khảo nghiệm loài và xuất xứ. Sau đó là các hoạt động về chọn lọc cây trội, xây dựng rừng giống và vườn giống. Những hoạt động nổi bật gần đây là phát hiện và nghiên cứu các giống lai tự nhiên, tạo giống lai nhân tạo, nhân giống hom và nuôi cây mô phân sinh, cũng như ứng dụng chỉ thị phân tử vào cải thiện giống cây rừng. Những hoạt động này vừa thể hiện sự nỗ lực của những người làm công tác giống ở nước ta vừa là kết quả của sự hợp tác quốc tế.
Tin mới nhất
- Hội đồng thẩm định Báo cáo đề nghị công nhận giống Mắc ca thuộc đề tài: “Nghiên cứu chọn giống cho năng suất, chất lượng hạt cao và giải pháp phòng trừ sâu, bệnh hại Macadamia”;
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: “Nghiên cứu chọn giống Bạch đàn để trồng rừng gỗ lớn cho vùng cao Tây Bắc”.
- Hội đồng thẩm định Báo cáo đề nghị công nhận giống
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ Bảo tồn nguồn gen cây rừng (Năm 2023).
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết nhiệm vụ KHCN cấp Bộ: “Nghiên cứu chọn tạo giống Keo lai và Keo lá tràm phục vụ trồng rừng gỗ lớn ở một số vùng sinh thái chính”.