Một số giải pháp LNXH nhằm đáp ứng nhu cầu gỗ củi

Nguyễn Thị Lai

PhòngNCKinh tế Lâm nghiệp

 

Khái niệm LNXH đã chỉ rõ việc giải quyết nhu cầu lâm sản cho người dân địa phương cũng như tạo điều kiện để các ngành sản xuất nhỏ trong nhân dân phát triển là một trong những nội dung quan trọng. Đánh giá và tìm biện pháp hiệu quả nhất giải quyết nhu cầu gỗ củi là một công việc không những đòi hỏi về thời gian mà còn phải có phương pháp chuẩn xác, tin cậy và phù hợp với điều kiện từng vùng của Việt nam . Gỗ, củi có quan hệ mật thiết với quỹ đất sử dụng. Vì vậy, để đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm giải quyết nguồn năng lượng này, cần phân loại rõ tiềm năng các loại cây trồng và hiện trạng sử dụng đất.

Tình hình sử dụng một số loạI đất ở Việt nam, 1998

Đơn vị : 10 3 ha

 

Khu vùc §Êt l©m nghiÖp §Êt n«ng nghiÖp §Êt

b»ng ch­a sö dông

Rõng

tù nhiªn

Rõng

trång

§åi nói ch­a sö dông C©y hµng n¨m c©y l©u n¨m c©y trong v­ên
MiÒn nói vµ trung du BB 2699,3 703,0 4180,8 945,2 114,0 114,7 42,8
§ång b»ng B¾c Bé 33,6 47,3 18,5 620,9 10,1 38,6 26,0
Khu 4 cò 1786,9 335,2 1520,7 517,7 46,6 88,7 140,6
Duyªn h¶i MiÒn trung 1823,6 220,9 1021,0 499,1 66,1 69,4 153,4
T©y nguyªn 3275,6 77,6 720,7 422,4 461,2 53,4 173,4
§«ng nam bé 388,6 284,3 27,2 536,3 639,9 68,0 42,8
§BSCL 88,1 220,0 16,6 2221,5 328,0 154,2 130,5
C¶ n­íc
10095,6 1888,3 7505,6 5763,1 1665,9 586,9 709,5

Nguồn: Thồng kê tình hình sử dụng đất-Tổng cục thống kê năm 1998

 

Bảng tổng hợp trên cho thấy diện tích và trữ lượng rừng ở nước ta phân bố không đều so với nhu cầu gỗ củi. Những nơi đông dân, nhu cầu chất đốt nhiều thì ít hoặc không có rừng, như: vùng đồng bằng sông Hồng hay đồng bằng sông Cửu Long. Nơi dân cư thưa thớt, nhu cầu chất đốt ít thì rừng lại nhiều, điển hình là vùng Tây Nguyên, dân số chỉ bằng 4,4% tổng dân số cả nước nhưng diện tích rừng chiếm tới 27,98%. Theo thống kê năm 1998 của ngành lâm nghiệp, diện tích đất trống đồi núi trọc là 7.505.562 ha, chiếm tới 23% diện tích đất tự nhiên toàn quốc và chiếm 70,36% diện tích đất chưa sử dụng. Thực tế cho thấy vùng đồi núi trọc là nơi cung cấp khối lượng lớn chất đốt cho xã hội trong những năm qua, đồng thời cũng là nơi bị khai thác kiệt quệ nhất.

Một trong những nguồn củi gỗ chủ yếu không phải chỉ có từ rừng mà từ cây trồng phân tán. Ngoài các tác dụng chính, nó còn góp phần bảo vệ và cải thiện môi sinh, tạo phong cảnh đẹp cho thiên nhiên. Để đáp ứng nhu cầu gỗ củi trên, cần thiết phải có một số giải pháp cơ bản:

1-Xây dựng và nhân rộng mô hình LNXH

Muốn xây dựng được các mô hình thích hợp và hiệu quả, cần xác định được phương thức sản xuất phù hợp, cụ thể là sử dụng và khai thác hợp lý nguồn đất đai hiện có, kết hợp trồng các loài cây xen canh đạt năng suất, chất lượng cao.

Cần xác định các mô hình sản xuất kinh doanh rừng trong phạm vi hộ gia đình. Phát triển nhanh các trại rừng để tạo ra nguồn sản phẩm phong phú, đa dạng phục vụ cho nhu cầu gỗ củi cũng như các nhu cầu khác đặt ra.

Mô hình sản xuất kinh doanh rừng của các HGĐ như : VAC, SALT, NLKH..có được các điều kiện cần và đủ đồng thời để phát triển các mô hình đó có kết quả cao về mặt số lượng và chất lượng hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường. Các vùng nông thôn miền núi việc đáp ứng nhu cầu này dễ hơn so với khu vực nông thôn ở đồng bằng do gỗ ngày càng khan hiếm, giá gỗ, củi ngày càng tăng, người dân đều phải đun nấu bằng các nguồn khác .

Các mô hình NLKH thành công không những chỉ thể hiện ở phương thức sử dụng đất hợp lý, có hiệu quả và bền vững mà còn thể hiện ở việc tổ chức sản xuất nghề rừng theo hướng NLCN hay LNXH, nghề rừng gắn chặt với người dân. Công thức sử dụng đất tổng quát theo hướng NLKH ở miền núi, trung du thường là R-V-A-C hoặc R-A-C gắn liền với việc canh tác đất dốc. NLKH là 1 kiểu sử dụng đất truyền thống của nhân dân ta, cũng như nhiều nước khu vực Đông Namá. Nhiều vườn gia đình từ xa xưa đã biết trồng xen cây ngắn ngày với cây dài ngày. Phương thức này đã nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Chúng ta có thể tham khảo một vài mô hình NLKH đã được xây dựng tại một số vùng. Các mô hình này vừa đem lại hiệu quả cao lại vừa đáp ứng nhu cầu năng lượng gỗ củi tại địa phương :

+ Mô hình trên vùng cát biển Quảng trị :

Tùy theo khả năng sản xuất của các hộ nông dân mà tạo ra 1 đến 5 ô sản xuất NLKH, mỗi ô có diện tích 0,2-0,4, ha thường là xung quanh đất thổ cư. Cấu trúc đai chắn gió trên các luống được đắp cao 1-1,5 m, trên đai trồng chủ yếu Phi lao, Keo lá tràm, tre các loại. Phía ngoài đai có thể trồng các cây ăn quả như Mãng cầu xiêm, Dừa hoặc cây lấy gỗ như Xà cừ, Bạch đàn. Có thể trồng cây bản địa làm cây cản gió. Đối với những mô hình này, các loài cây được trồng xen trên những luống cao thấp khác nhau. Kết quả thu được bao gồm cả cây lương thực (khoai môn tầng thấp), cây ăn quả và cây lâm nghiệp tầng cao đã giải quyết nhu cầu cần thiết cho người dân địa phương về gỗ, củi. Chất đốt được khai thác từ cành nhánh, lá cây,từ thân cây già cỗi…Ơ những vùng này, chỉ cần vài cây dừa cho một hộ gia đình ngoài việc cho quả cũng đủ chất đốt cho một gia đình ít người. Rừng Phi lao ven biển là loại rừng có diện tích lớn chạy dài theo bờ biển. Loài cây này chắn gió, bão và cố định cát hết sức quan trọng cho nông nghiệp và giao thông nhưng lại là loài cây có nhiệt lượng cao ( 4950 kcl/kg ), ít khói và dễ cháy nếu xét ở khía cạnh gỗ củi.

+ Mô hình trên đất ngập mặn Minh hải -ĐBSCL :

Các hộ gia đình thường sử dụng 3-8 ha đất trống, chia ra 70 % trồng rừng đước, 30 % đào mương, đắp bờ xen lẫn rừng để nuôi tôm. Bằng biện pháp này, rừng Đước có lượng tăng trưởng bình quân 6,8 m3/ha/năm. Củi đước chắc, nặng, ít khói, năng lượng cao (4300 kcl/kg), là nguồn gỗ củi quan trọng cho các tỉnh Minh Hải, Thành phố Hồ Chí Minh….

+ Mô hình trên những vùng đồng bằng:

Do diện tích hẹp nên không thích hợp cho việc trồng rừng, nhân dân có thể tận dụng cây trong vườn, sản phẩm nông nghiệp làm chất đốt.

Theo tính toán, các cây xoan, xà cừ, phi lao, bạch đàn trồng ở vùng đồng bằng có lượng tăng trưởng trung bình 0,15m3/năm. Nếu nhu cầu gỗ củi là 0,4 m3/người/năm thì chỉ cần 3 cây với chu kỳ 10 năm, nghĩa là 30 cây/người/ năm là đủ. Các mô hình trồng cây dọc các kênh mương trên cánh đồng làm hàng rào chắn gió cho sản xuất nông nghiệp cũng là nguồn cung cấp gỗ củi rất lớn. Chẳng hạn với bạch đàn trắng trong các dải vùng chắn gió sau 10 năm có đường kính trung bình 20cm, cho 0,16m3 gỗ tròn và 70 kg củi/cây.

2- Phát động phong trào trồng cây nhân dân .

Thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, khai thác triệt để tiềm năng lao động, đất đai…với nhiều hình thức tổ chức trồng cây, gây rừng như: liên kết giữa nhà nước với dân, giữa ngành và hộ gia đình. Sử dụng lao động thời vụ để trồng với vốn tự có của gia đình, vay của nhà nước để tạo lập vườn rừng. Trên từng mảnh vườn , đồi cần bố trí các loài cây phù hợp. Phát động và hướng dẫn nông dân giành đất trồng cây mọc nhanh trong vườn để lấy củi .

Với 40 năm thực hiện Tết trồng cây, cả nước đã xây dựng được phong trào trồng cây nhân dân với nhiều lợi ích thiết thực về kinh tế, xã hội và môi trường. Nếu phong trào này được quan tâm đúng mức, nhà nước có hỗ trợ một phần về giống và dịch vụ kỹ thuật thì hàng năm, cả nước có thể trồng được khoảng 300 triệu cây phân tán các loại. Sau 8-10 năm, có khả năng cung cấp cho xã hội 3-4 triệu m3 gỗ và 7-8 triệu ster củi hàng năm. Chúng ta cần quan tâm đến tập đoàn cây mọc nhanh cho gỗ, củi, nguyên liệu…Xác định tỷ lệ trồng hợp lý: 70% cây cho củi, gỗ, 30% cây cho quả và nguyên liệu. Bố trí các mô hình trồng rừng cần phù hợp với những đặc thù của từng vùng kinh tế sinh thái của cả nước. Chúng ta cũng không thể coi nhẹ chất lượng cây trồng, cần thực hiện nghiêm túc lời dạy của Bác Hồ “Trồng cây nào sống cây ấy ”

3- Đưa nội dung kinh doanh rừng vào các trang trại

Các trang trại tư nhân, HTX và các trang trại của CBCNV và của các LTQD đang phát triển ở các vùng đồi núi. Cần phải xây dựng các mối liên kết giữa các trang trại, lâm trường ở một vùng kinh tế để đạt được 3 mục tiêu: Xây dựng rừng, xây dựng cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh sản xuất lâm nghiệp.

4 -Một số chính sách phục vụ cho cộng đồng dân cư lâm nghiệp

Chúng ta có hơn 30.000 thôn bản ở trung du và miền núi và hơn 20 triệu người sống theo phương thức tự cấp, tự túc. Quan hệ cộng đồng có tính chất truyền thống và kinh tế còn ở giai đoạn tự túc đòi hỏi phải nghiên cứu, thể chế hóa việc quản lý lâm nghiệp cộng đồng (lợi ích cộng đồng) và có chính sách thiết thực để đáp ứng những đòi hỏi và nhu cầu của cộng đồng đặt ra đối với rừng .

5- Đẩy mạnh việc nghiên cứu khoa học và áp dụng công nghệ tiến bộ vào sản xuất, xây dựng vốn rừng

Chú ý đối với những vùng ngập úng, lũ lụt thiếu nhiều gỗ củi, cần có biện pháp thiết thực trong việc đẩy mạnh áp dụng KHCN tiến bộ vào việc xây dựng vốn rừng đáp ứng nhu cầu của nhân dân .

Tài liệu tham khảo

– Thống kê tình hình sử dụng đất ở Việt Nam- Tổng Cục Thống kê, năm 1998.

– Tài liệu tại hội thảo về năng lượng gỗ củi – tổ chức tại Viện KHLNVN năm 1996.

– Đề tài cấp nhà nước KN09 – của Bộ Năng lượng.

– Vũ Biệt Linh, Nguyễn Ngọc Bình – Các hệ nông lâm kết hợp ở Việt Nam, nhà xuất bản Nông nghiệp, 1995.

Summary

Social forestry approaches aimed at meeting fuelwood demand

Fuelwood is an important fuel source of the rural consumption and forecast data it is found that there is an imbalance between supply and demand – Suitable and satisfactory solution to this problem without detrimental effects on other objectives is the aim that needs proper consideration. Social forestry with suitable models and approaches are of strategic importance to solve the problem: Fuelwood for the present and the future.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]