Ngô Đình Quế và các CTV – Trung tâm NC Sinh thái và Môi trường rừng
I. Mở đầu
Nước ta là một trong số ít nước trên thế giới có hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển rất độc đáo của vùng đất ngập nước. Vai trò và ý nghĩa kinh tế, xã hội, môi trường của rừng ngập mặn đã được khẳng định trong nghiên cứu và trong thực tiễn không những ở nước ta mà còn ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt nơi có rừng ngập mặn.
Rừng ngập mặn là hệ sinh thái rất nhạy cảm với các yếu tố môi trường và phương thức quản lý, kinh doanh.
Diễn biến động thái rừng ngập mặn trong một số năm qua thông qua việc phá rừng nuôi tôm tràn lan mà chủ yếu là sự phát triển vô tổ chức, không kiểm soát được, trong đó thiên về lợi ích kinh tế của nuôi trồng thuỷ sản.
Hậu quả của nó đã được trả giá (tôm chết, rừng mất, hiện tượng phèn hoá và xâm nhập mặn xảy ra găy gắt), đến nay cũng chưa thể khắc phục được.
Do vậy, các vấn đề khoa học công nghệ được đặt ra và phải nghiên cứu giải quyết tập trung vào các vấn đề tồn tại sau đây:
a) Quy hoạch và điều chế các lâm phần rừng ngập mặn sau khi trồng nhằm đảm bảo sản lượng, chất lượng gỗ và phát huy vai trò phòng hộ ven biển. Hiện chưa có đủ cơ sở khoa học trồng, tỉa thưa, nuôi dưỡng các rừng này theo các mục tiêu kinh doanh nhất định.
b- Sử dụng rừng ngập mặn để nuôi tôm và các thuỷ sản khác. Hầu hết các mô hình rừng Đước – tôm đang gặp khó khăn do chưa có kỹ thuật phù hợp để có thể điều hoà nhu cầu sinh học của Đước và tôm.
d- Về môi trường: Hầu như ít có các nghiên cứu khoa học công nghệ cũng như mô hình thực tiễn nào nhằm tạo ra các mô hình rừng ngập có khả năng bảo vệ bờ biển, đê biển và tăng tốc độ bồi lắng phù sa hiệu quả nhất. Diễn biến môi trường đất và nước trước và sau khi xây dựng các vuồng tôm ít được nghiên cứu.
e- Về kinh tế xã hội: Tuy đã có một số mô hình nghiên cứu kỹ thuật về trồng rừng ngập mặn nhưng chưa gắn liền với yếu tố kinh tế xã hội cho các vùng cụ thể. Vì vậy khả năng áp dụng và hiệu quả kinh tế như thế nào còn chưa rõ.
II. Phân bố diện tích đất ngập mặn và rừng ngập mặn
Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên trên phần đất liền là 32.894.398ha với bờ biển dài 3.260ha, chạy suốt từ Bắc (Móng Cái thuộc Quảng Ninh ) ở vĩ độ 22o5’B, vào Nam (Hà Tiên thuộc Kiên Giang) đến vĩ độ 8o33’ B và từ kinh độ 102o10’Đ đến kinh độ 109o20’Đ.
Theo tài liệu thống kê năm 2000, cả nước có 606.792 ha đất ngập mặn ven biển, trong đó: 155.290ha là diện tích rừng ngập mặn ven biển.
225.427ha là diện tích đất ngập mặn ven biển không có rừng ngập mặn.
226.075ha là diện tích đầm nuôi tôm nước lợ có đê cống.
Phân bố diện tích cụ thể của đất và rừng ngập mặn theo tỉnh vùng và miền được thể hiện ở biểu đồ 1 cho thấy.
Biểu đồ 1: Hiện trạng diện tích đất, rừng ngập mặn và vuông tôm năm 2000
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu sản phẩm và tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) cung cấp gỗ lớn kết hợp lấy tinh dầu tại tỉnh Lào Cai"
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Tỉnh: Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại tỉnh Bắc Giang
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Parjon &N.T.Hiep) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Sấu tía (Sandoricum Indicum Cav) cung cấp gỗ lớn tại các tỉnh phía Nam