Tóm lược những quan điểm hiện nay về mối liên hệ giữa sử dụng đất, chức năng thuỷ văn của vùng đầu nguồn và sinh kế của người dân ở Việt nam
Phần giới thiệu
Vùng đầu nguồn Việt Nam có tầm quan trọng lớn lao đối với mọi người trong Nước, chúng cung cấp nước ngọt cho các hộ gia đình, cho nông nghiệp, công nghiệp và thuỷ điện. Do vậy, cũng chính nguồn lợi này mà Nhà nước đã tập trung quản lý các vùng đầu nguồn để duy trì được nguồn nước sạch ổn định.
Người dân sống ở các vùng đầu nguồn chủ yếu là những người rất nghèo. Thế nhưng theo qui định, họ chỉ được phép sử dụng đất một cách hạn chế hoặc thậm chí không được sử dụng đất cho canh tác nông nghiệp để bảo vệ vùng đầu nguồn. Những giải pháp này đưa ra được dựa trên lập luận là nếu sử dụng đất theo kiểu nào đó hợp lý, đặc biệt là duy trì độ che phủ của rừng thì sẽ giúp duy trì được dòng chảy, nguồn nước đảm bảo chất lượng để cung cấp cho vùng hạ lưu.
Trong cuốn sách nhỏ này chúng tôi muốn đề cập một vấn đề là: Những dẫn chứng cho những vấn đề kể trên là gì? Phải chăng trong thực tế rừng chứ không phải bất cứ một phương thức sử dụng đất nào khác ở vùng đầu nguồn sẽ đem lại lưu lượng nước có chất lượng tốt hơn để cung cấp cho vùng hạ lưu?
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (FSIV) và Viện Quốc tế về Môi trường và Phát triển (IIED) đã tổ chức hội thảo về mối liên hệ giữa sử dụng đất và phòng hộ đầu nguồn.Cuốn sách nhỏ này được biên soạn dựa trên các báo cáo và kết quả thảo luận tại cuộc hội thảo nêu trên tổ chức tại Hà Nội vào ngày 14 tháng 5 năm 2002, với sự tham gia của khoảng 50 nhà khoa học, đại diện của các cơ quan Nhà nước và các nhà tài trợ, trong đó khoảng 40 đại biểu là người Việt Nam. Hội thảo được tổ chức là một phần hoạt động của dự án nghiên cứu hiện đang triển khai do SIDA tài trợ mang tên: Sử dụng đất và Sinh kế bền vững ở Vùng núi Việt Nam, với mục tiêu hướng dẫn cho các nhà hoạch định chính sách quản lý tài nguyên, góp phần giảm bớt sự bất bình đẳng về kinh tế giữa miền núi và miền xuôi ở Việt nam. Một trong các mối quan tâm chính của các nhà hoạch định chính sách là làm thế nào để cân đối được mức độ sử dụng đất để giúp người dân địa phương có càng nhiều cơ hội và lựa chọn càng tốt mà không làm tổn hại đến chức năng thủy văn của vùng đầu nguồn mà nó mang lại cho quốc gia. Hội thảo do IIED và FSIV đồng tổ chức và cùng nhau nghiên cứu để hỗ trợ cho việc hoạch định chính sách.
Tin mới nhất
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Tỉnh: Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại tỉnh Bắc Giang
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Parjon &N.T.Hiep) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Sấu tía (Sandoricum Indicum Cav) cung cấp gỗ lớn tại các tỉnh phía Nam
- Hội đồng nghiệm thu Dự án Sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: “Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện công nghệ nhân giống và trồng cây Tam thất hoang (Panax stipuleanatus) theo tiêu chuẩn GACP-WHO ở vùng Tây Bắc“
Các tin khác
- Trồng nấm hương trên cây gỗ
- Báo cáo quốc gia về thuần hoá các loài cây rừng ở Việt Nam
- ứng dụng ảnh viễn thám siêu Phổ (hyperspectral) vào việc theo dõi quá trình sa mạc hoá. Nghiên cứu thử nghiệm tại Tabernas, Tây Ban Nha
- Kết quả đề tài-"nghiên cứu trồng rừng Trám trắng (Canarium album Raeusch) làm nguyên liệu gỗ dán (1995-1999)"
- Kết quả đề tài-"xây dựng mô hình trồng rừng trám trắng (Canarium album Raeusch) bằng cây ghép phục vụ mục tiêu lấy quả (1999-2004)"