Tên Việt Nam: Mây nếp
Tên Việt Nam khác: Mây trắng, mây mật
Tên khoa học: Calamus tetradactylus Hance
Họ Cau (Arecaceae)
1. Mô tả hình thái
Mây nếp là loài cây mọc cụm, mỗi cụm gồm nhiều thân khí sinh mọc lên từ thân ngầm (có từ 30-50 thân khí sinh/cụm). Thân ngầm nằm dưới đất có hình dạng như củ gừng, vỏ mầu đen và cứng như sừng, có xu hướng ăn nổi dần trên mặt đất. Thân khí sinh vươn dài, không phân nhánh, leo dựa vào cây khác, cây trung bình có đường kính 0,8-1,2cm, dài đến 30m hoặc hơn nếu không bị khai thác. Thân chỉ phát triển trên ngọn, như vậy thân mây chỉ dài ra mà không phát triển đường kính, kích thước giữa ngọn và gốc ít chênh lệch. Thân chia đốt và lóng, lóng dài 15-40cm, đốt ít nổi.
Lá Mây nếp là lá đơn xẻ thuỳ lông chim rất sâu, gần giống như một lá kép. Lá ở cây còn nhỏ có cuống dài, mang 4-6 thuỳ lớn dài 18cm, rộng 6cm. Cây trưởng thành lá dài đến 1m, trên cuống lá mang 14-20 lá chét, mọc từng cụm cách nhau 4-20cm thuỳ dài 10-30cm, rộng 2-3cm. Bẹ lá hình ống, bao kín thân cây rất chặt, đỉnh bẹ lá có thìa lìa cao 3-5mm, không gai, khi non thìa lìa mầu xanh khi già mầu nâu. Trên mặt bẹ lá có gai dẹt. Từ bẹ lá mọc ra “tay mây”; Tay mây nằm đối diện và thấp hơn nách lá khoảng 2cm (thường từ lá thứ 6-7 trở đi tay mây mới xuất hiện). Tay mây hình sợi mỏng, màu xanh lục, dài khoảng 1m. Trên tay mây có những vuốt gồm 2-4 gai mập ngắn, có gốc thường dính vào nhau, tay mây giúp thân bám chắc vào giá thể. Lá mây xanh quanh năm và 4-5 năm mới rụng lá.
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu sản phẩm và tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) cung cấp gỗ lớn kết hợp lấy tinh dầu tại tỉnh Lào Cai"
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Tỉnh: Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại tỉnh Bắc Giang
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Parjon &N.T.Hiep) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Sấu tía (Sandoricum Indicum Cav) cung cấp gỗ lớn tại các tỉnh phía Nam
Các tin khác
- PHÂN BỐ WEIBULL TRONG NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC RỪNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG THAM SỐ
- Hiệu quả phòng hộ của các đai rừng trên đất cát ven biển bắc trung bộ
- Tiềm năng bột giấy của gỗ thông Caribê,Trồng ở nước ta
- Tìm hiểu về cách xác định một số tính chất vật lý của tre dựa trên mẫu thí nghiệm kích thước nhỏ không khuyết tật
- Ảnh hưởng của chế độ nước đến sinh trưởng của cây con vạng trứng (endospermum chinensis benth)