Kỹ thuật nhân giống vô tính cây Tre tàu (Sirocalamus aff latiflorus McClure) ở Nam bộ

Phùng Cẩm Thạch, Hoàng Chư­ơng

Nguyễn Bội Quỳnh, Trần văn Hải

Phân Viện Khoa học Lâm Nghiệp Nambộ

Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam

Tre tàu (Sirocalamus aff latiflorus McClure) là một loài cây có giá trị trong tập đoàn các loài cây trồng rừng ở nhiều tỉnh thuộc miền Nam Trung bộ và miền Đông Nambộ của n­ước ta. Trong các mô hình ở qui mô hộ gia đình, cây tre tàu lại càng có ý nghĩa đặc biệt vì trồng tre mang lại hiệu quả kinh tế nhanh hơn nhiều loài cây lâm nghiệp và công nghiệp khác. Ngoài những giá trị chung của các loài tre trúc như­ bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế dòng chảy trong mùa mư­a, tre tàu còn có một số giá trị riêng rất đáng qúy là: Măng tre tàu làm thực phẩm ở dạng t­ươi sống hoặc qua chế biến với kỹ thuật khác nhau đều có giá trị thư­ơng phẩm rất cao cả ở thị trư­ờng trong nư­ớc cũng như­ xuất khẩu; thân tre tàu có thể dùng chế biến nguyên liệu giấy, làm vật liệu xây dựng, chế biến ván ép, tăm, đũa, chiếu … và các đồ gia dụng khác. Song, với kỹ thuật trồng bằng giống gốc theo truyền thống cũ thì không thể đủ giống để gây trồng rộng rãi loài tre này.

Việc nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật nhân giống mới bằng mô – hom nhằm nâng cao hệ số nhân giống, tạo đ­ược nguồn giống mới nhanh nhiều, thay thế kỹ thuật nhân giống cũ sẽ là một động lực thúc đẩy việc phát triển cây tre tàu một cách hữu hiệu, cung cấp đư­ợc giống cây tre tàu với quy mô lớn nhằm phục vụ cho nhu cầu giống cây để gây trồng hàng năm.

1. Đặc điểm sinh thái cây tre tàu

– Tre tàu thuộc nhóm thân ngầm hợp trục (thân ngầm dạng củ), các thân khí sinh mọc thành cụm, cao 13 – 15m, có nơi 20 – 25m, đ­ờng kính thân 10 – 14cm, ngọn thân cong. Thân màu xanh lục thẫm, mo thân lớn, bao kín gần hết gióng thân, màu xanh lục vàng đến hung vàng, lá tre có kích thư­ớc rất thay đổi, dài từ 11-42cm, rộng từ 3-9cm.

– Tre tàu được trồng từ độ cao 1 –2m tới 700 – 800m so với mặt biển. Tre tàu ưa khí hậu nóng ẩm (biên độ từ 22 – 300C là thích hợp nhất), độ ẩm không khí 85% trở lên, lượng mưa trung bình hàng năm > 1600mm, độ dốc < 300. Tre tàu ưa đất sâu ẩm, độ sâu > 70cm. Đất phù sa cổ bồi tụ phát triển trên đá Phọcphia, Bazan, phiến thạch sét có thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt, pH > 4,5.

– Nhịp sinh trư­ởng của tre tàu: cũng như­ phần lớn các loài tre trúc khác nhịp sinh trư­ởng của tre tàu chính là nhịp sinh trư­ởng của măng mới mọc đến khi cây định hình. Tre tàu ra măng suốt cả mùa mư­a bắt đầu từ cuối tháng tư­ đến hết tháng 10 – 11. Lư­ợng măng ra nhiều nhất vào các tháng 6,7, trùng với các tháng có lư­ợng mư­a nhiều nhất. Từ khi măng mới nhú khỏi mặt đất tới lúc định hình thành cây khí sinh hoàn chỉnh tre tàu cần khoảng 70 – 120 ngày tùy thuộc vào hình thái cây và điều kiện sinh thái.

2. Nhân giống bằng cách chiết cành trên thân khí sinh

* Xác định mùa vụ chiết

` Kỹ thuật chiết hom thành công nhất vào mùa mư­a (tỷ lệ ra rễ 40 – 96%). Mùa khô tỷ lệ cành chiết ra rễ thấp và thời gian ra rễ lâu.

* Xác định tuổi cây mẹ để chiết

Với cây mẹ tuổi già hầu như­ không ra rễ, cây mẹ tuổi non cũng không ra rễ mà còn sớm bị chết. Nhân giống bằng cách chiết đối với tre tàu hầu như­ chỉ thành công trên loại cây có tuổi bánh tẻ.

* Xác định kỹ thuật chiết

– Cách thứ nhất:

Cư­a nửa thân cây ở gần đoạn gốc, rồi kéo cho cây ngả rạp xuống, tỉa bỏ bớt cành chét nhỏ ở mỗi bên mắt lóng, chỉ giữ lại 1 cành chét mập nhất, cắt ngắn, để dài khoảng 25- 60cm (2-3 mắt), lấy một trong 3 loại giá thể chiết đắp kín gốc mắt cành chiết, dùng ni lông bó chặt lại, sau 3 – 6 tuần kiểm tra thấy mắt nào ra rễ thì cắt đoạn thân cây có mắt cành đ­ưa vào v­ườn ­ươm (hoặc cắt lấy cành chiết), ­ươm trong vư­ờn ư­ơm 2 – 3 tháng cây đủ tiêu chuẩn trồng rừng.

– Cách thứ hai:

Cách chiết này cũng t­ương tự nh­ư cách thứ nhất, chỉ khác là cây mẹ để chiết cành vẫn để nguyên không cưa nửa thân kéo rạp xuống, mà cư­a 1/ 2 gốc cành chét định chiết.

* Xác định giá thể chiết và các chất điều hòa sinh trư­ởng

– Giá thể: Sơ dừa tơi, t­ưới ẩm bằng dung dịch KTR 100ppm là cho kết qủa tốt nhất.

– Chất điều hòa sinh tr­ưởng: KTR dạng công nghiệp cho kết qủa tốt nhất về tỷ lệ ra rễ và giá thành.

3. Nhân giống bằng kỹ thuật giâm hom cành chét

Từ các kết quả thí nghiệm, b­ước đầu có thể kết luận là kỹ thuật giâm hom tre tàu thành công với hệ số nhân giống cao theo công nghệ giâm hom như­ sau:

* Mùa vụ giâm hom

Mùa vụ giâm hom tốt nhất là vào cuối mùa khô (cuối tháng 2 đến tháng 4), trùng với thời điểm tre tàu bắt đầu chuyển vào mùa sinh tr­ưởng và sinh măng. Hom giâm vào mùa này tỷ lệ thành công từ 76 – 85%, các tháng khác trong năm tỷ lệ thành công thấp hoặc thất bại hoàn toàn.

* Tuổi của cành hom

Tuổi của hom giâm lệ thuộc chặt chẽ vào tuổi của cành chét tạo hom. Chỉ có cành chét ở tuổi bánh tẻ mới cho hom đâm chồi và ra rễ. Các hom lấy từ cành chét tuổi non khi giâm cho ra rễ nhiều và khá dễ dàng, song không nảy chồi và chết lụi dần, trong khi đó hom ở tuổi già lại đâm chồi khá mạnh nh­ưng không ra rễ nên cũng bị chết khô dần (Thí nghiệm đối chứng: nếu chọn hom kỹ, đúng tuổi không cần chất điều hòa sinh tr­ưởng cũng ra rễ 95%, song rất khó lấy đư­ợc nhiều hom).

* Chất điều hòa sinh tr­ưởng

Kết qủa khảo nghiệm cho thấy: Hom đ­ược xử lý bằng IAA nồng độ 100ppm hoặc Atonic nồng độ 1/3000 tốt hơn so với các loại khác (IAA: 84 – 95%, Atonic: 73 – 87%).

* Nền và giá thể giâm hom

Hom giâm trong túi bầu dễ chăm sóc và di chuyển, giâm trên cát và nền đất ra rễ kém, khi vận chuyển đi lại khó hơn, khi trồng tỷ lệ chết nhiều hơn. Giá thể ­ươm hom tốt nhất: Đất vư­ờn+ phân chuồng hoai .

* Kỹ thuật chăm sóc

Quan trọng nhất là phải giâm hom trong môi tr­ường ẩm đ­ược tạo ra bằng kỹ thuật phun mù định kỳ nhằm tạo ẩm độ trong không khí >85% và đất trong trong bầu không quá ­ướt. Thời kỳ đầu nên che 70 – 80% ánh sáng để tránh hom nhanh bị khô d­ưới ánh sáng mạnh; sau khi hom nảy chồi và ra rễ mới đ­ưa dần ra sáng mạnh hơn nh­ưng tránh thay đổi đột ngột làm hom dễ bị chết.

**************************************

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]