Ngày 17/5/2015 đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ cùng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tổ chức kiểm tra hiện trường của hai Nhiệm vụ quỹ gen cấp Nhà Nước, bao gồm:
- Nhiệm vụ “Khai thác và phát triển nguồn gen cây Sở (Camellia sasanqua)”, có hiện trường xây dựng mô hình tại Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Chủ nhiệm nhiệm vụ TS. Hoàng Văn Thắng.
- Nhiệm vụ “Khai thác và phát triển nguồn gen giống Quế thanh hóa (Cinamomum cassia) có năng suất và chất lượng tinh dầu cao”, có hiện trường thực hiện nhiêm vụ (chọn lọc cây trội và tạo cây giống vô tính bằng phương pháp ghép) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa. Chủ nhiệm nhiệm vụ TS. Lưu Cảnh Trung.
Thành phần đoàn kiểm tra bao gồm:
I. Đoàn công tác của Bộ Khoa học và Công nghệ:
- Ông Trịnh Thanh Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế kỹ thuật.
- Ông Phạm Công Hoạt, Trưởng phòng Nông nghiệp,Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế kỹ thuật.
- Ông Lê Viết Lâm, Chuyên viên Vụ Khoa học Công và Công nghệ các ngành kinh tế kỹ thuật.
- Cùng các chuyên viên khác của Vụ Khoa học Công và Công nghệ các ngành kinh tế kỹ thuật.
II. Đoàn công tác của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam:
- Bà. Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Giám đốc Viện.
- Bà. Nguyễn Thị Lý, Trưởng Ban Tài chính, Kế toán.
- Ông Hoàng Văn Thắng, Phó trưởng ban phụ trách Ban Kế hoạch, Khoa học
- Ông La Ánh Dương, chuyên viên Ban Kế hoạch Khoa học.
Đánh giá kết quả kiểm tra:
1. Nhiệm vụ Khai thác và phát triển nguồn gen cây Sở (Camellia sasanqua) đã xây dựng được 5ha mô hình trồng rừng Sở thâm canh vào tháng 7 năm 2013 và 3ha mô hìn vườn giống vô tính Sở tại xã Nghĩa Lộc, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Nguồn giống xây dựng các mô hình thí nghiệm được chọn lọc từ 58 cây trội các giống Sở cho năng suất hạt và hàm lượng dầu cao tại các khu vực là Nghĩa Đàn, Nghệ An và Sìn Hồ, Lai Châu. Nhìn chung cây trồng trong các mô hình của nhiệm vụ đều đã được chăm sóc, làm cỏ và cây trồng hiện đang sinh trưởng, phát triển tốt, đạt tỷ lệ sống cao, từ 90-95%. Nhiệm vụ đã thực hiện tốt các nội dung xây dựng mô hình trên địa bàn tỉnh Nghệ An theo đúng kế hoạch năm 2015 đã được phê duyệt.
2. Nhiệm vụ “Khai thác và phát triển nguồn gen giống Quế thanh hóa (Cinamomum cassia) có năng suất và chất lượng tinh dầu cao” đã chọn lọc và thu hái hạt giống từ 40 cây trội và tạo được 2700 cây ghép, chuẩn bị cho việc xây dựng 1,5ha vườn giống vô tính và 3,3ha mô hình trồng rừng thâm canh của nhiệm vụ trong năm 2015 tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa. Kết quả đến nay cho thấy, 40 cây trội và 2700 cây ghép được theo dõi, chăm sóc và bảo vệ tốt, tỷ lệ sống của cây ghép đạt khoảng 78%. Nhiệm vụ đã hoàn thành các nội dung chọn lọc cây trội và chuẩn bị cây giống phục vụ xây dựng mô hình tại tỉnh Thanh Hóa theo đúng kế hoạch năm 2015 đã được phế duyệt.
Tin mới nhất
- Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng triển khai nhiệm vụ năm 2025
- Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng nhận cờ thi đua nhân kỷ niệm 50 năm thành lập
- VFCS được công bố tại website của Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản
- Lễ ký ký biên bản ghi nhớ về việc trao các mẫu vật liệu mới từ gỗ của Đại sứ quán (ĐSQ) Phần Lan để phục vụ trưng bày tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
- Hội đồng nghiệm thu sản phẩm và tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) cung cấp gỗ lớn kết hợp lấy tinh dầu tại tỉnh Lào Cai"
Các tin khác
- Báo cáo kết quả đề tài: Nghiên cứu hoàn thiện các biểu điều tra của một số loài cây Keo, Bạch đàn, Thông
- Báo cáo kết quả đề tài: Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất rừng trồng trên đất bazan thoái hoá tại Tây Nguyên
- Thông tư Quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Thông tin buổi lễ trao bằng Tiến sĩ Lâm nghiệp
- Báo cáo kết quả đề tài: Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng cây gỗ lớn nhập nội Giổi Bắc(Michelia macclurei Dandy) và Lát Mexico (Cedrela odorata L.)