1. Mở đầu.
Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đặt ra nhiệm vụ phải trồng 3 triệu ha rừng sản xuất giai đoạn 1998-2010, tuy nhiên cho đến năm 2005 chúng ta mới đạt 49% kế hoạch, so với nhiệm vụ đến năm 2010 chỉ đạt 34%. Chính vì vậy, tại Hội nghị sơ kết Dự án Chính phủ đã chỉ đạo trong thời gian tới cần tập trung đẩy mạnh phát triển trồng rừng sản xuất. Bên cạnh các Lâm trường, Công ty lâm nghiệp, các doanh nghiệp,… hộ gia đình có một vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện trồng mới 3 triệu ha rừng sản xuất nói trên. Tuy nhiên, trên thực tế các hộ gia đình sống ở vùng sâu, vùng xa rất khó có điều kiện đầu tư, tiếp cận với những tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng cũng như đảm bảo một nền lâm nghiệp phát triển bền vững.
Trồng rừng là hoạt động tương đối phổ biến và đã được thực hiện ở nhiều vùng miền núi, tuy nhiên đối với các xã vùng cao như Nậm Ty, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang thì đây vẫn còn là một hoạt động khá mới mẻ. Nậm Ty là xã có diện tích đất lâm nghiệp chiếm 43% tổng diện tích tự nhiên, phần lớn diện tích này hiện tại vẫn chưa được sử dụng có hiệu quả, chủ yếu là bỏ hoang. Hơn nữa với đặc điểm hầu hết dân cư trong xã là đồng bào Dao và H’mông, những người cho tới nay chỉ có thói quen lên rừng tự nhiên khai thác lâm sản và chưa quen với việc trồng rừng tập trung thì việc tham gia xây dựng mô hình rừng trồng sản xuất có một ý nghĩa quan trọng, giúp cho đồng bào nâng cao nhận thức về vai trò của trồng rừng trong việc phát triển kinh tế — xã hội cũng như bảo vệ môi trường.
Nghiên cứu này được thực hiện từ năm 2002 đến 2005 trong đề tài “Nghiên cứu phát triển trồng rừng sản xuất có hiệu quả kinh tế và bền vững vùng miền núi phía Bắc” thuộc chương trình nghiên cứu KHCN phục vụ phát triển nông thôn miền núi phía Bắc nhằm các mục tiêu:
– Xây dựng được các mô hình trình diễn để người dân học tập làm theo
– Đưa các giống mới, tiến bộ kỹ thuật đã có vào sản xuất ở vùng cao.
– Góp phần nâng cao nhận thức và cải thiện thu nhập của người dân địa phương từ các hoạt động trồng rừng.
2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
2.1.1. Nội dung.
– Xây dựng 8,5 ha rừng trồng sản xuất cung cấp gỗ lớn.
– Xây dựng 5,5 ha rừng trồng sản xuất cung cấp gỗ nhỏ.
– Xây dựng 7,0 ha rừng trồng cung cấp lâm sản ngoài gỗ
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu.
Kế thừa tất cả các kết quả nghiên cứu đã có về giống và kỹ thuật gây trồng, chỉ nghiên cứu bổ sung một số khía cạnh hoặc áp dụng để triển khai trên địa bàn mới ở vùng cao. Các mô hình được xây dựng với sự tham gia của người dân địa phương từ khâu khảo sát lựa chọn địa điểm, loài cây cho tới trồng và chăm sóc, bảo vệ mô hình. Người dân thực hiện xây dựng mô hình và được hưởng những thành quả mà họ tạo ra. Các cán bộ nghiên cứu chỉ đóng vai trò tư vấn, trợ giúp kỹ thuật. Năm 2002 triển khai khảo sát lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình và chuẩn bị cây giống, năm 2003 và 2004 triển khai xây dựng mô hình.
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
3.1. Một số nét khái quát chung về điều kiện khu vực xây dựng mô hình.
3.1.1. Điều kiện tự nhiên.
Xã Nậm Ty nằm ở phía Nam huyện Hoàng Su Phì, cách Trung tâm huyện 30 km. Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 4.250 ha, trong đó đất lâm nghiệp là 1.955 ha, chiếm 43% tổng diện tích. Nhìn chung, địa hình tương đối dốc (trên 90% diện tích đất có độ dốc 25-300) và bị chia cắt. Đất trong khu vực chủ yếu là feralit đỏ vàng và nâu vàng phát triển trên đá Granit và Gnai. Thành phần cơ giới từ trung bình đến thịt nhẹ, tầng canh tác mỏng. Rừng tự nhiên trong khu vực chủ yếu là rừng nghèo kiệt, rừng tái sinh, gỗ tạp, ít giá trị kinh tế, rừng trồng ít và chưa phát triển. Độ cao so với mặt nước biển trung bình từ 700-1.400 m.
Nhiệt độ trung bình năm 20-210C; nhiệt độ tối cao 28,20C, nhiệt độ tối thấp 13,90C. Lượng mưa bình quân năm 1.792 mm. Mưa tập trung vào các tháng 6 và 7. Độ ẩm trung bình 80%. Khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9, mùa đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.
3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội.
Toàn xã có 7 thôn (Nậm Ty, Tân Thượng, Yên Sơn, Ông Thượng, Xà Phìn, Hồ Phiên, Nậm Piên) với 7 dân tộc sinh sống là Dao, H’Mông, Kinh, Mường, Tày, Cao Lan và Hán. Dân số toàn xã có 2.369 người với 412 hộ, trong đó dân tộc Dao có dân số lớn nhất chiếm 78%, tiếp đến là dân tộc H’Mông chiếm 20%, các dân tộc khác chỉ chiếm 2% dân số. Do điều kiện đất dốc, dân cư thưa thớt, địa hình chia cắt mạnh và giao thông kém phát triển nên đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Thu nhập bình quân đạt 2.012.000 đ/người/năm, trong đó thu nhập từ chè chiếm 45-50%; nền kinh tế chủ yếu là tự cung tự cấp, sản xuất hàng hoá chưa phát triển. Toàn xã có 1 hộ giàu, 87 hộ trung bình còn lại là hộ nghèo. Hàng năm có khoảng 1.122 lao động nông nhàn. Trình độ dân trí thấp, cấp 3 chiếm 8%, cấp 2 chiếm 17%.
3.2. Kết quả xây dựng các mô hình.
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu sản phẩm và tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) cung cấp gỗ lớn kết hợp lấy tinh dầu tại tỉnh Lào Cai"
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Tỉnh: Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại tỉnh Bắc Giang
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Parjon &N.T.Hiep) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Sấu tía (Sandoricum Indicum Cav) cung cấp gỗ lớn tại các tỉnh phía Nam
Các tin khác
- Liệu rừng có phòng hộ đầu nguồn được không?
- Trồng nấm hương trên cây gỗ
- Báo cáo quốc gia về thuần hoá các loài cây rừng ở Việt Nam
- ứng dụng ảnh viễn thám siêu Phổ (hyperspectral) vào việc theo dõi quá trình sa mạc hoá. Nghiên cứu thử nghiệm tại Tabernas, Tây Ban Nha
- Kết quả đề tài-"nghiên cứu trồng rừng Trám trắng (Canarium album Raeusch) làm nguyên liệu gỗ dán (1995-1999)"